Man United vs Leeds: Đại thâm thù bắt đầu từ một cái áo rách

Cặp đấu Man United vs Leeds với người hâm mộ trẻ tuổi có thể trông bình thường đến nhạt nhòa nhưng hãy nhớ rằng Sir Alex Ferguson từng nói, so về mức độ thù hận và kình địch, "derby nước Anh" Man United vs Liverpool không đủ tầm với cuộc chiến này.

Giữa Man United vs Leeds, là hận nhau, đến xương tủy. Các chuyên gia còn phải thờ phào cho rằng thật tốt khi đang là mùa dịch để lực lượng CĐV của 2 đội không thể chạm trán nhau vào đêm nay. Sự thù hận này, về cường độ có thể giảm theo thời gian vì những biến động của Leeds nhưng bản chất nó chưa bao giờ thay đổi. 

Chính sự thù hận này tạo ra chủ nghĩa hooligan nổi tiếng của xứ sương mù, khởi nguồn của những khẩu hiệu ghê tởm trên khán đài. Nhưng sẽ thật bất ngờ khi biết 2 đội mới chỉ gặp nhau ở giải quốc nội có 9 lần trong thế kỷ này, và 5 lần khác trong thập kỷ 80. Vậy nó bắt đầu từ đâu?

Dù thuộc 2 thành phố lớn của nước Anh nhưng mâu thuẫn của 2 đội bóng không liên quan gì đến các sự kiện "Cuộc chiến hoa hồng" hay "Cách mạng công nghiệp" nổi tiếng. Mọi chuyện bắt đầu từ mùa 1994/95 khi đội bóng vừa thăng hạng Leeds giáp mặt M.U tới 4 lần. 

Leeds giành thắng lợi ở lần gặp mặt đầu tiên nhưng chính trận bán kết FA Cup năm đó ở Hillsborough đã tạo nên hàng thập kỷ khinh bỉ kéo theo. Đầu tiên, Nobby Stiles của Quỷ đỏ cho Albert Johanneson nằm cáng với một cú đạp bóng ghê rợn. Tiếp đó, Jack Charlton trả thù cho đồng đội bằng cách kéo rách áo của huyền thoại Denis Law.

Màn ẩu đả kinh điển của Man United vs Leeds đã lên ngay trang nhất

"Tôi vung tay vào mặt Jack và chúng tôi bắt đầu lao vào đấm nhau", Law nhớ lại. "Tôi không để ý được rằng đồng đội của cả hai bên đã lao vào cuộc chiến, những cú đấm tung ra khắp mọi nơi". Từ dưới sân, virus bạo lực leo lên khán đài tạo ra một khung cảnh thảm họa giữa màu đỏ và trắng. 

Chiếc áo rách của Law sau này được bán đấu giá 2.600 bảng, dù nó không còn nguyên bản khi được một nhân viên bán hàng - có mẹ làm việc ở phòng giặt là của Sheffield Wednesday, khâu lại. 

Sau cùng, Leeds vượt qua M.U ở bán kết nhưng thất bại trước Liverpool ở chung kết FA Cup. Tại giải quốc nội, họ dẫn đầu cho đến tận ngày cuối cùng của mùa giải nhưng trận hòa với Birmingham City giúp cho Law cùng các đồng đội ở M.U đăng quang vô địch khi vượt hơn về hiệu số bàn thắng bại.

Cả hai tiếp tục sự so kè ở những năm tiếp theo khi cùng về đích trong Top 4 ở 3 mùa sau đó. Leeds trụ lại tốt nhất, họ vẫn giữ được vị trí trong nhóm đầu cho đến ngày M.U bị xuống hạng năm 1974 - đó cũng là năm Leeds giành được chức vô địch Anh thứ 2 trong lịch sử.

Sự thù hận của cặp Man United vs Leeds leo lên tận khán đài

Đến năm 1978, hận thù leo lên một mốc mới khi 2 trụ cột của Leeds là Joe Jordan và Gordon McQueen chuyển nhượng tới M.U. Các trận đấu giữa 2 đội trở thành phông bạt cho màn ẩu đả đẫm máu từ ngoài sân cho tới tận khán đài, ở cả Old Trafford lẫn Elland Road. 

Những bước ngoặt lịch sử cũng khéo léo đẩy 2 đội đến thế đối đầu. Leeds là đội vô địch cuối cùng của giải đấu cao nhất nước Anh vào năm 1992 - trước khi nó được đổi tên thành Premier League. Và kỷ nguyên Premier League thì đánh dấu sự hồi sinh khủng khiếp của Quỷ đỏ trong tay Sir Alex.

M.U phát triển vượt quá tầm kiểm soát của Leeds, họ thậm chí mua được cả những trụ cột của đội bóng áo trắng, nổi bật là Eric Cantona năm 1992 và Alan Smith năm 2004. Khi Leeds, lúc đó đã xuống League One (hạng Ba Anh), tham dự trận đấu thuộc FA Cup tại Old Trafford vào năm 2010, banner to tướng "Cảm ơn vì một triệu bảng" đập thẳng vào mắt những vị khách. Đó chính là lời chế giễu của fan M.U vì chuyện Leeds từng "bán như cho" Cantona với giá 1 triệu bảng vào 18 năm trước, để rồi King Eric trở thành huyền thoại bất tử ở Old Trafford.

Eric Cantona cũng là một phần gây nên thù hận Man United vs Leeds

Với những ai còn nhớ Alf-Inge Haaland, cha của siêu sao đang lên Erling Haaland, chắc hẳn biết cú đạp bóng không hối hận của Roy Keane khiến đối thủ phải giải nghệ. Lúc bị đạp, Alf-Inge thuộc biên chế Man City. Nhưng mâu thuẫn với Keane bắt đầu khi Alf-Inge còn đang chơi cho Leeds. Thù riêng, hận chung, cựu đội trưởng của M.U giữ trong lòng cho tới khi trả được "nợ" thì thôi.

Fan Quỷ đỏ có thể chế giễu Leeds vì Cantona, nhưng nhưng những ngôi sao M.U chuyển tới Elland Road cũng có được thành công vang dội. Johnny Giles chuyển tới vào năm 1963 và lọt vào đội hình vĩ đại nhất của Leeds. Năm 1989, sau mâu thuẫn với Sir Alex, Gordon Strachan chuyển sang Leeds với giá 300.000 bảng. Ông làm đội trưởng và đưa Leeds vô địch cả giải hạng Hai và hạng Nhất Anh. 

"Trong thời gian tôi ở M.U, Leeds còn ở hạng dưới", Strachan kể lại. "Tôi chưa bao giờ đặt chân tới Elland Road cho tới tận ngày ký hợp đồng. Và chỉ đến khi gặp lại M.U, tôi mới nhận ra đôi bên hận thù nhau đến mức nào. Tôi không biết làm cách nào mà mình vượt qua được chuyện đó nữa".

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x