Những VĐV tiên phong 'come out' trong cộng đồng LGBT

ĐIỆP ANH
09:54 ngày 29-06-2020
Chuyện công khai giới tính thật (come out) tuy ngày càng được tiếp nhận cởi mở hơn trong xã hội nói chung, nhưng vẫn còn là chuyện hiếm trong thể thao. Dù vậy cũng đã có những VĐV dũng cảm tiên phong “come out” trong cộng đồng LGBT (những người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới) thi đấu thể thao chuyên nghiệp.
Những VĐV tiên phong 'come out' trong cộng đồng LGBT

Billie Jean King 

Billie Jean King là một trong những tay vợt thành công nhất trong lịch sử quần vợt thế giới. Năm 1981, chủ nhân của 39 danh hiệu Grand Slam các loại này công khai thừa nhận mình là lesbian (đồng tính nữ). Bất chấp việc không ít người khuyên can, King vẫn dũng cảm “come out”.

King chia sẻ: “Tôi đã tự nhủ với lòng mình rằng tôi sẽ “come out”. Tôi không bận tâm xem người khác nghĩ gì nữa. Với tôi điều quan trọng là nói ra sự thật. Tôi không bao giờ quên điều mẹ tôi luôn dạy: Hãy thành thật với chính mình”.

Megan Rapinoe

Rapinoe là một trong những huyền thoại của bóng đá Mỹ. Cô đã có 168 trận khoác áo ĐT nữ Mỹ, ghi 52 bàn, góp công lớn giúp Mỹ vô địch World Cup nữ 2015 và 2019. Rapinoe “come out” mình là lesbian vào tháng 7/2012 khi cho biết cô đã hẹn hò với nữ tuyển thủ Australia, Sarah Walsh từ năm 2009.

Từ đó, Rapinoe rất năng nổ lên tiếng ủng hộ cộng đồng LGBT. Cô cũng tích cực tham gia các phong trào chống lại nạn kỳ thị giới tính.

Robbie Rodgers

Rogers từng khoác áo ĐT Mỹ, từng thi đấu tại châu Âu trong màu áo Heerenveen và Leeds. Tháng 2/2013, Rogers “come out” là gay (đồng tính nam). Rồi Rogers tuyên bố treo giày. Anh lý giải không muốn trở thành tâm điểm của truyền thông chỉ vì chuyện giới tính.

Nhưng chỉ vài tháng sau, Rogers thi đấu trở lại. Anh về Mỹ đầu quân cho LA Galaxy và trở thành cầu thủ gay (công khai) đầu tiên trong lịch sử giải bóng đá nhà nghề Mỹ MLS.

Jason Paul Collins

Collins là tay ném đã có 13 mùa giải chơi ở giải bóng rổ nhà nghề mỹ NBA. Năm 2013, Collins trở thành VĐV đầu tiên trong hệ thống 4 giải thể thao hàng đầu tại Mỹ gồm NBA, giải bóng chày MLB, giải bóng đá kiểu Mỹ NFL và giải hockey NHL công khai mình là gay. Khi đang thi đấu cho đội Washington Wizards, Collins tuyên bố trên tờ Sports Illustrated: “Tôi là một VĐV 34 tuổi thi đấu ở giải NBA. Tôi là một người da đen. Và tôi là gay”.

Collins chia sẻ thêm: “Tôi công khai giới tính của mình không phải để xác lập kỷ lục là người “come out” đầu tiên trong hệ thống 4 giải thể thao hàng đầu tại Mỹ. Kể từ khi tôi “come out”, tôi thấy thoải mái hơn hẳn khi trò chuyện với mọi người. Tôi ước mình không phải như đứa trẻ trong lớp học giơ tay xung phong nói “Tôi có giới tính khác”. Nếu được lựa chọn, tôi vẫn muốn có ai đó xung phong làm điều đó trước tôi. Nhưng vì không ai xung phong nên tôi giơ tay thôi”.

Patricio Manuel

Manuel vốn khởi nghiệp thi đấu ở các giải boxing dành cho nữ tại Mỹ và so găng với các võ sỹ nữ cho tới năm 2012. Nhưng về sau, Manuel chuyển giới và chuyển luôn sang các võ đài dành cho boxing nam. Năm 2018, Manuel trở thành võ sỹ chuyển giới đầu tiên thi đấu quyền Anh chuyên nghiệp tại Mỹ.

Manuel tâm sự: “Tôi từng phải trải qua nỗi buồn cùng cực khi công khai mình là một võ sỹ chuyển giới. HLV của tôi rời bỏ tôi. Phòng gym nơi tôi tập luyện hằng ngày cấm cửa tôi. Tôi thực sự bị tổn thương rất nhiều. Các bạn thử tưởng tượng mà xem, phòng gym vốn là nơi mà những người như tôi cảm thấy là nơi an toàn nhất”.

Orlando Cruz

Năm 2012, tay đấm người Puerto Rico này công khai mình là gay. Cruz trở thành võ sỹ đầu tiên trong lịch sử boxing thế giới “come out” là gay khi còn đang thi đấu chuyên nghiệp. 

Cruz phát biểu trên kênh ESPN: “Tôi là một VĐV thể thao chuyên nghiệp và luôn muốn thể hiện phong độ tốt nhất trên võ đài. Tôi muốn mọi người tiếp tục đánh giá tôi dưới góc độ một VĐV thể thao qua tài năng chuyên môn của tôi. Và tôi cũng muốn nhắn nhủ tới những em nhỏ bị kỳ thị giới tính rằng các em hãy tự tin thể hiện mình và hãy tự tin theo đuổi những ước mơ trong đời mình”.

Là chính mình sau 40 năm giành HCV Olympic

William Bruce Jenner từng vô địch nội dung 10 môn phối hợp tại Olympic 1976. Đi kèm sau đó là hàng loạt hợp đồng quảng cáo, các show truyền hình, hợp đồng làm mẫu,… William Bruce Jenner còn xuất hiện trên cả tạp chí Playgirl. Tuy nhiên 40 năm sau khi trở thành “nam VĐV ngôi sao của Olympic”, William Bruce Jenner đã dũng cảm thực hiện phẫu thuật chuyển giới để sống đúng với chính mình. Cô lấy tên là Caitlyn.

Cột mốc của Adam Rippon
Adam Rippon là VĐV trượt băng nghệ thuật đã “come out” là gay vào năm 2015. Khi giành quyền góp mặt vào Olympic mùa Đông 2018, Rippon trở thành VĐV thể thao gay (công khai) đầu tiên của Mỹ thi đấu ở Thế vận hội.

XEM THÊM

Ring girl Brittney Palmer khiến fan 'ức chế' với bộ đồ 2 mảnh nhỏ xíu

Eun Ji Ye: Nữ tiếp viên hàng không bị sàn đấu 'quyến rũ'

Lee Jina: Ring girl từng làm ở ngân hàng, giỏi 3 ngoại ngữ

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x