Hoãn Olympic, Nhật Bản thiệt hại hơn… 20 tỷ euro

Lâm Phong
08:54 ngày 26-03-2020
Theo con số mà báo chí thế giới có được, nước chủ nhà Nhật Bản đã đầu tư khoảng 11,5 tỷ euro (1,35 nghìn tỷ yên) cho Olympic 2020. Tuy nhiên, con số thiệt hại thực tế của Nhật có thể gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần.
Hoãn Olympic, Nhật Bản thiệt hại hơn… 20 tỷ euro

Nhật Bản thật sự mất bao nhiêu vì hoãn Olypmic?
Sau khi Nhật Bản công bố quyết định hoãn Olympic 2020 sang năm 2021, báo chí thế giới ước tính thiệt hại mà nước chủ nhà phải gánh chịu. Theo con số ban đầu, Nhật đã đầu tư khoảng 11,5 tỷ euro cho Olympic. Số tiền này gồm 4,9 tỷ euro từ ngân sách của thủ đô Tokyo, 5 tỷ euro từ quỹ xã hội hóa của Ủy ban Olympic và chỉ 1,6 tỷ euro từ ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, con số thực tế mà ngân sách nhà nước đổ vào Olympic, theo Ủy ban kiểm toán Nhật Bản có thể cao gấp nhiều lần: 8,7 tỷ euro. Đây là con số cộng dồn kể từ quá trình vận động đăng cai (bắt đầu năm 2013) đến nay.

Ngoài các nguồn vốn nhà nước, các công ty tư nhân của Nhật cũng đã đóng góp gần 3 tỷ euro cho Olympic – con số lớn chưa từng thấy trong lịch sử xứ sở hoa anh đào. Đó là chưa kể con số 3 tỷ euro này vẫn chưa bao gồm giá trị từ quan hệ đối tác toàn cầu giữa những công ty đa quốc gia và Ủy ban Olympic quốc tế (IOC). Trong số những gã khổng lồ nổi bật nhất là 3 cái tên Toyota, Bridgestone và Panasonic.

GDP của Nhật Bản trong những năm gần đây tăng trưởng một phần cũng nhờ hoạt động đầu tư cho Olympic, thông qua các nguồn vốn đầu tư xây dựng các địa điểm thi đấu và nhập dụng cụ thể thao. Con số này tạm thời vẫn chưa thể tính được, nhưng nó chắc chắn cũng là một số tiền rất lớn.

Nếu như các nguồn tiền đầu tư có thể được thống kê một cách cụ thể để người dân cơ bản hình dung thiệt hại của Nhật Bản khi Olympic không thể diễn ra đúng lịch trình, thì những thiệt hại khổng lồ về du lịch lại không thể có được một con số cụ thể. Nhật Bản kỳ vọng sẽ đón 90 triệu lượt du khách trong mùa Hè này nhờ hiệu ứng Olympic. Tuy nhiên, không những không thể chào đón lượng khách du lịch khổng lồ này, xứ sở hoa anh đào còn chịu thiệt hại vì lượng khách du lịch giảm cực mạnh kể từ khi virus Covid-19 bùng phát.

Theo thống kê, GDP của Nhật Bản sẽ giảm từ 1,6 – 1,9% vì hoãn Olympic 2020

Cú đấm chí mạng vào du lịch
Hai nguồn khách du lịch lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc và Hàn Quốc hiện tại đều đang “mất tích”. Theo thống kê của Ủy ban du lịch Nhật, trong năm 2019, chỉ riêng Trung Quốc và Hàn Quốc đã đóng góp tới một nửa trên tổng số 31,9 triệu khách du lịch tới Nhật. Song sự bùng phát của đại dịch đã kéo con số này tuột dốc không tưởng.

Tính đến tháng 2/2020, số lượng khách du lịch nước ngoài tới Nhật đã giảm tới 58,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu chỉ tính riêng khách Trung Quốc thì con số giảm tới 87,9%. Chúng ta có thể cảm nhận được sự sụt giảm khủng khiếp này thông qua hình ảnh hoang vắng tới đáng sợ của những chuỗi siêu thị, bán đồ lưu niệm nổi tiếng ở Nhật. Một trong số đó có thể nhắc tới ông lớn Donkihote. 

Trong “thời bình”, tới Donkihote bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng có thể bắt gặp cảnh tượng khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc xếp hàng cực dài ở các quầy thanh toán. Số lượng hàng hóa như bánh kẹo, kem chống nắng, mỹ phẩm, đồ lưu niệm… mà khách Trung và Hàn mua ở Donkihote cao gấp 7-8 lần so với những nhóm khách du lịch khác. Tuy nhiên, kể từ khi Covid-19 bùng nổ, Donkihote thậm chí đã phải cắt giảm 20% nhân viên vì quá vắng khách. 

Để hình dung một cách cụ thể hơn, theo chuyên gia kinh tế Takashi Miwa, Nhật Bản sẽ thiệt hại thêm khoảng 2 tỷ euro vì hàng hóa không thể lưu thông. Đây chỉ là tính toán dựa trên những mặt hàng mà Nhật đã tạo ra phục vụ cho Olympic. Còn nếu tính thêm cả việc các phòng khách sạn bị bỏ trống, vé vào cửa các công trình tham quan không thể tiêu thụ, các dịch vụ ăn theo du lịch đổ bể… con số có thể cao hơn thế. 

Cộng dồn các thiệt hại, các chuyên gia kinh tế tính toán được, GDP Nhật sẽ giảm khoảng 1,1% trong năm 2020 vì dịch Covid-19. Đây là tính toán trước khi Olympic bị hoãn. Con số mới nhất được cập nhật: GDP Nhật sẽ giảm trong khoảng từ 1,6 – 1,9% trong năm 2020. 

VĐV ăn mừng vì Olympic bị hoãn 
Đó là trường hợp của nữ VĐV chạy vượt rào người Mỹ, Lolo Jones. Ngay sau khi có thông tin Olympic Tokyo 2020 bị hoãn, Lolo đã chia sẻ trên Twitter thông điệp vui mừng khi có thêm 1 năm nữa để chuẩn bị cho việc thi đấu. Mặc dù vậy Lolo đã bị cộng đồng mạng công kích, thậm chí có người còn gọi đây là hành động lố bịch và đáng lên án từ VĐV 37 tuổi này.

Giữ nguyên tên gọi Tokyo 2020

Mặc dù phải hoãn sang năm 2021 do dịch bệnh Covid-19, nhưng tên gọi Tokyo 2020 của kỳ thế vận hội tổ chức tại Nhật Bản sẽ vẫn được giữ nguyên. Thông tin đáng chú ý này đã được Toshiro Muto, đại diện BTC Olympic Tokyo 2020 xác nhận trước giới truyền thông. Theo Toshiro, việc giữ nguyên tên gọi sẽ giúp giảm thiểu những rắc rối phát sinh như in ấn sản phẩm hay đồ vật lưu niệm.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x