Bóng Đá Plus trên MXH

Tie-break, luật thi đấu thay đổi quần vợt thế giới
09:22 ngày 29/09/2020
Trong một môn thể thao cá nhân như tennis, luật thi đấu không có quá nhiều biến động qua các giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, sự xuất hiện của tie-break (thuật ngữ chỉ “set đấu quyết định” trong một trận đấu), 50 năm trước thay đổi hoàn toàn quan niệm về quần vợt, về thị hiếu khán giả và về chiến thuật trò chơi.

    Đúng 50 năm trước trong ngày mở màn Roland Garros, Marianna Brummer và Eva Lundquist, hai tay vợt vô danh đã cống hiến một trận đấu mà Le Monde mô tả là “không thể tin được”. Ngay set đầu tiên đã chứng kiến màn rượt đuổi tỷ số và trọng tài chỉ có thể thông báo hết hiệp khi tỷ số là 15-13. 
    Cách đó vài tháng, liên đoàn quần vợt thế giới đã thông qua dự thảo về luật tie-break, theo đó giới hạn một set đấu trong tối đa 13 giơ và nếu tỷ số là 6-6, sẽ bước vào loạt tie-break để phân thắng bại. Nhưng phải tới tháng 9 năm ấy, tại US Open, Grand Slam mới chính thức đưa tie-break vào luật thi đấu và bắt đầu áp dụng rộng rãi. 

    Steve Flink, cựu VĐV từng tham dự Grand Slam khi mới 13 tuổi vào năm 1965 nói với New York Times “tie-break là thay đổi lớn lao, mang tính bước ngoặt trong lịch sử tennis. Những set đấu lê thê không tốt chút nào cho trải nghiệm của khán giả truyền hình và cũng là phi khoa học với thể trạng của một con người”. 

    Khi tennis bước vào kỷ nguyên mở, các nhà tổ chức muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của bộ môn này trên toàn cầu. Giữa năm 1969, khi Pancho Gonzales cần 112 giơ để đánh bại Charlie Pasarel hay trước đó vào cuối năm 1968, John Newcombe và Marty Riessen cùng tạo ra giơ đấu dài nhất lịch sử US Open (25-23), nhu cầu “thay đổi” trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. 

    “Sau trận đấu đó, tôi như phát điên và không muốn động tay vào vợt nữa”, Gonzales nói về cảm giác ám ảnh khi đứng trên sân từ ngày này sang ngày khác mà không biết khi nào trận đấu khép lại.

    Joel Drucker, ký giả làm việc cho ATP khẳng định khán giả bỏ tiền tới sân để theo dõi những trận cầu kịch tính trong 2, 3 hoặc cùng lắm là 4 giờ đồng hồ, chứ không có nhu cầu ăn ngủ tại chỗ trên sân. 

    Tie-break là phát kiến mang tính đột phá để làm trận đấu ngắn hơn, nhưng giàu kịch tính hơn

    Tại US Open 1969, tie-break được đưa vào chương trình thí điểm tại một số trận đấu nhất định, trước khi chính thức xuất hiện đồng loạt từ giải vô địch quốc gia các môn thể thao trong nhà nước Mỹ năm 1970. Stan Smith, tay vợt người Mỹ có thứ hạng cao nhất hào hứng trước hệ thống tính điểm mới và cho rằng, “tie-break là tương lai của tennis”. 

    US Open 1970, 26 loạt tie-break diễn ra, đánh dấu thời đại mới cho quần vợt đỉnh cao. Australian Open và Wimbledon 1971 học theo US Open và Roland Garros, sau 3 năm trì hoãn, cuối cùng cũng chịu áp dụng tie-break vào mùa giải 1973. 

    Tie-break không chỉ giúp giảm thiểu thời lượng một trận tennis mà còn tăng tính bất ngờ, đẩy sức hấp dẫn của trò chơi theo chiều hướng không thể dự đoán. Trước năm 1970, đại đa số tay vợt đều chơi theo trường pháo  giao bóng – lên lưới, đánh nhanh thắng nhanh nhưng sự hiện diện của tie-break buộc họ phải thay đổi chiến thuật, nâng cao kỹ thuật bóng bền. Những pha rally (trả bóng qua lại) ngày một nhiều, kỹ thuật đánh bóng dọc dây từ cuối đường baseline (vạch cuối sân) được cải thiện và yếu tố thể lực bây giờ đóng vai trò to lớn. 

    Jimmy Van Alen, nhà sáng lập ra “Đại sảnh danh vọng quần vợt” thừa nhận nếu tất cả VĐV đều phát bóng tốt, sẽ chẳng ai có thể thua cuộc. Thậm chí, ý tưởng về một tỷ số hòa từng được đưa ra trước khi có tie-break nhằm hạn chế những trận đấu “dài đằng đẵng”. 

    Sau nửa thế kỷ phát triển, tie-break có một số “biến thể” nhưng tựu trung, tất cả những phát kiến dựa trên nền tảng tie-break đều muốn nhấn mạnh yếu tố: Làm trận đấu ngắn hơn, nhưng kịch tính hơn. 

    Giá trị của quần vợt, nhờ có tie-break, đã tăng lên nhanh chóng và tiệm cận bóng đá về mức độ phổ cập trên sóng truyền hình. Năm 1970, bản quyền phát sóng US Open chỉ là 100.000 usd và bây giờ, con số ấy đã lên tới 5 triêu usd cho mỗi hai tuần phát sóng vào tháng 9 hàng năm.  
    “Và nếu như không có tie-break, tennis sẽ đi vào lối mòn của billiards, khi tất cả VĐV đều trở thành “robot”, đánh một màu, một trường phái và không có chất riêng”, Pete Sampras bình luận. 

    Tại sao Djokovic lấn lướt Federer tại tie-break?
    Novak Djokovic và Roger Federer thường tạo ra những cuộc đấu tie-break đầy kịch tính và hấp dẫn. Tay vợt người Serbia hiện lấn lướt với 16 thắng, 12 thua trước Federer, ấn tượng nhất là tại chung kết Wimbledon 2019 khi Djokovic thắng cả 3 loạt tie-break trước tay vợt người Thụy Sỹ. Bí quyết đánh tie-break hiệu quả của Djokovic nằm ở sự tập trung cao độ, sự kiên nhẫn và những cú đánh đơn giản nhưng bền bỉ và có độ chính xác cao. 

    Tie-break là gì?
    Tie-break là loạt đánh quyết định thắng thua trong 1 ván nếu tỷ số set đấu đạt tới 6-6. Trong loạt tie-break, tay vợt nào đạt đến điểm 7 trước đồng thời nhiều hơn 2 điểm so với đối thủ thì giành phần thắng. Nếu cùng được 6 điểm thì tiếp tục đánh cho tới khi nào có tay vợt đạt được khoảng cách 2 điểm với đối phương. Quy định này khiến cho loạt tie-break có thể kéo dài vô tận. Chính vì thế, giải Úc mở rộng đổi mới thể thức theo đó ở loạt tie-break, tay vợt nào lên tới điểm 10 trước là chiến thắng.

    XEM THÊM

    Hạ Tsitsipas, Rublev vô địch German Open 2020

    Simona Halep thắng trận thứ 15 liên tiếp, mừng sinh nhật đầu tiên ở Roland Garros

    Wawrinka thắng dễ Murray ở Roland Garros 2020

    Cẩm Chi • 09:22 ngày 29/09/2020

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay