Nhận xét của người trong cuộc
Tor-Kristian Karlsen không lạ gì về quy trình tuyển mộ cầu thủ tại châu Âu. Từng giữ cương vị giám đốc thể thao, rồi giám đốc điều hành của Monaco cũng như một vài CLB khác, ông có thừa kinh nghiệm để hiểu rõ tác hại do Covid-19 mang lại với bóng đá châu Âu. Các trận đấu nếu không hoãn thì phải diễn ra trên sân không có khán giả. Lệnh phong tỏa biên giới khiến nhiều CLB không thể ra nước ngoài thi đấu. Mùa giải 2019/20 phải kéo dài hơn dự kiến, khiến EURO dời sang năm sau.
Đằng sau hệ lụy rõ ràng đó là những nguy cơ không thể lường trước liên quan đến sự sụp đổ của mô hình chuyển nhượng cầu thủ truyền thống. Với một vài CLB coi việc bán cầu thủ là phương kế sinh tồn, họ khó có thể chuyển nhượng ngôi sao của mình và mang về người thay thế như dự kiến. Các ông lớn cũng phải làm lại kế hoạch mua bán. Làm cách nào để trực tiếp xem giò cẳng những mục tiêu họ đang nhắm đến trong lúc không thể đến sân theo dõi?
Italia dĩ nhiên là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong chuyện này. Mọi giải đấu hoãn vô thời hạn, một vài cầu thủ được chẩn đoán dương tính với virus, khiến đồng đội của anh ta phải tự cách ly tại nhà. Họ chắc chắn không thể duy trì phong độ và thể trạng trong thời điểm này. Một nhân vật giấu tên đang là trưởng bộ phận tuyển trạch quốc tế của một ông lớn tại Serie A hé lộ, người này không thể liên lạc để trao đổi với các tuyển trạch viên dưới quyền vì họ ở trong vùng cách ly.
Lệnh phong tỏa tại nhiều nước châu Âu khiến các tuyển trạch viên không thể gặp mặt nhau. Với một lĩnh vực đặc thù mà các quyết định mua bán thường chỉ được quyết định qua gặp mặt trực tiếp, liên lạc trao đổi trên mạng thường không thể đưa đến kết luận cuối cùng. Để cố gắng duy trì phương thức làm việc cũ, các tuyển trạch viên phải lái xe hơi nửa ngày từ vùng này sang vùng khác để xem giò cầu thủ. Nhưng việc này cũng được thực hiện rất hạn chế.
Với những tuyển trạch viên phụ trách khu vực Đông/Trung Âu, Nam Mỹ hoặc Bắc Phi, lệnh phong tỏa càng khiến công việc của họ gặp khó khăn nhiều hơn. Sẽ ra sao nếu người đó đến Brazil vì công việc nhưng ngay lập tức bị đưa vào phòng cách ly 14 ngày vì nghi ngờ nhiễm virus? Nếu điều đó xảy ra, chẳng phải chuyến đi hoàn toàn vô nghĩa sao? Chưa kể nếu đi sang Nam Mỹ 2 tuần, người này hoàn toàn có thể không thể về châu Âu khi dịch bệnh diễn biến tệ hơn.
Lấy ngắn nuôi dài
Trong điều kiện bình thường, bộ phận tuyển trạch của một CLB sẽ lên kế hoạch làm việc trong nhiều tháng tiếp theo. Từ việc đặt vé máy bay công tác cho đến lưu lại khách sạn nào, dự trù kinh phí hết bao nhiêu, tất cả đều được tính toán kỹ lưỡng. Cách làm truyền thống đó hiện đã sụp đổ hoàn toàn vì Covid-19. Bây giờ họ chỉ có thể đưa ra kế hoạch theo tuần, thậm chí theo ngày vì chẳng ai biết trước ngày mai sẽ có biến cố gì xảy ra cả.
Ví dụ tiêu biểu nhất là trường hợp của CH Czech và CH Slovakia. Hai quốc gia thuộc Tiệp Khắc cũ này vốn là điểm nút giao thông đường bộ nối Tây Âu với Đông Âu, nhưng giờ họ đã phong tỏa biên giới để dập dịch. Tây Ban Nha hiện cũng đang trong cơn rối ren khi số người nhiễm bệnh vượt Anh và Đức khiến họ phải chặn đường. Vì thế ngay cả với những giải đấu đang diễn ra bình thường bên ngoài châu Âu, các tuyển trạch viên cũng không có cách nào xem giò họ được cả.
Những phần mềm hỗ trợ tuyển trạch cầu thủ như InstatScout hay Wyscout trên thực tế chỉ cho một cái nhìn chung chung về cầu thủ. Để đánh giá khả năng thực sự của người đó, tuyển trạch viên luôn phải đến tận nơi xem anh ta thi đấu. Họ thậm chí phải đi dò la xung quanh chỗ ở của cầu thủ để biết thêm về thân thế, gia đình anh ta. Barca rất thấm thía điều này. Gã khổng lồ xứ Catalonia từng bỏ ra hơn 100 triệu euro mua Dembele, để rồi chưng hửng khi phát hiện thói... ở bẩn và lười tập của cậu chàng này.
Thuê CTV, lợi bất cập hại Chuyển nhượng nội địa lên ngôi? |
XEM THÊM
Siêu mẫu được quan tâm hơn Covid-19 nhờ diện quần trong suốt lên sóng truyền hình
Billie Faiers: CĐV nhiệt thành của Ngoại hạng Anh khoe dáng với đồ 2 mảnh
Silvio Berlusconi ở tuổi 83 vẫn khiến giới trẻ nể phục khi tán đổ gái 9x