Có thể nói, V.League lần đầu bán được BQTH là năm 2005, nhưng giá trị hợp đồng giữa VFF và VTV thời điểm ấy không đáng kể, và số tiền được chia theo tỷ lệ 55% - 35% - 15% (VFF - chủ nhà - đội khách).
Năm 2011, V.League đã bán BQTH cho AVG với thời hạn 20 năm, trị giá là 6 tỷ đồng cho năm đầu tiên, mỗi năm tăng 10% lũy tiến. Số tiền này được chia theo tỷ lệ 40% - 40% - 20%. Tuy nhiên, ông bầu Nguyễn Đức Kiên sau đó cho ra đời Công ty VPF và kiên quyết thanh lý hợp đồng với AVG, cùng cam kết khai thác được 50 tỷ đồng/năm từ BQTH và con số này sẽ tăng theo từng năm. Nhưng vấn đề này đã phá sản khi ông Kiên bị bắt năm 2012…
Hiện tại, các trận đấu của V.League đã được các đài truyền hình trực tiếp toàn bộ, nhưng hầu hết BQTH đều theo dạng “hàng đổi hàng”, chưa thu được tiền mặt. BQTH V.League thực tế vẫn đang khiến các nhà tổ chức đau đáu và muốn thay đổi, nhưng chưa thể vì nhiều lý do.
Hình ảnh lung linh nhờ truyền thông
Hiện tại, một số CLB đã bắt đầu thành lập các đơn vị truyền thông để xây dựng và PR hình ảnh như Hà Nội FC, Sài Gòn FC, TP.HCM…, giúp các fan có thể theo dõi và nắm bắt chuẩn xác thông tin của đội nhà. Đồng thời, hình ảnh của các CLB cũng lung linh hơn trong mắt mọi người. Bên cạnh đó, một số đơn vị truyền thông độc lập, phần lớn là thuộc các nhãn hàng đối tác, cũng hỗ trợ để giúp V.League ngày càng chuyên nghiệp hơn.