Khi mắc bệnh vảy nến, ngoài việc khó chịu do bệnh gây ra, người bệnh còn bị ảnh hưởng tâm lý rất nhiều. Sự bong tróc vảy, nổi đỏ, dày cộm da, lở loét … làm người bệnh mặc cảm, tự ti, ngại tiếp xúc, lâu ngày dẫn đến một lối sống khép kín, trầm cảm. Khi có cái nhìn không thiện cảm và sự kỳ thị của người xung quanh khiến cho người mắc bệnh vảy nến luôn trong trạng thái lo lắng không yên, đôi khi dẫn đến stress, mất ngủ…
Và một trong những nỗi lo lắng đó là: “bệnh vảy nến có lây không”? Nỗi lo lắng này xuất phát cả 2 phía giữa người bị bệnh và người không bị bệnh. Hôm nay Bảo Thanh Đường chia sẽ những thông tin hữu ích về bệnh vảy nến, giúp cho người bị bệnh vảy nến có được tinh thần tốt nhất để chữa bệnh cũng như hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng và sự an tâm tuyệt đối của những người xung quanh khi sống chung với người mắc bệnh vảy nến.
1. Các dạng bệnh vảy nến:
a. Vảy nến thể mảng: là dạng bệnh phổ biến nhất, da bị viêm, ửng đỏ và có lớp vảy trắng, ngứa ngáy, bỏng rát, thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu.
b. Vảy nến thể giọt: gây ra những đốm nhỏ ửng màu đỏ và hồng, thường hiện diện ở: phần trên của tay, đùi, da đầu.
c. Vảy nến thể mủ: gây ra các nốt mụn bọc mủ được bao quanh da đỏ ửng. Đây là dạng vảy nến rất nghiêm trọng và gồm các triệu chứng: sốt, ớn lạnh, buồn nôn, … do việc dùng thuốc ức chế miễn dịch toàn thân hoặc thuốc steroid, nhiễm trùng, phơi nhiễm với một số loại hóa chất.
d. Vảy nến đỏ da toàn thân: đây là dạng vảy nến cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bệnh nhân và gây ra những vùng da trải rộng như bị bỏng. Với các triệu chứng: ngứa rát và bong tróc da, các thương tổn trầm trọng như: mất chất đạm và nước, nhiễm trùng, viêm phổi hoặc suy tim sung huyết.
e. Vảy nến móng: dễ xuất hiện ở những người mắc bệnh viêm khớp vảy nến, làm ảnh hưởng đến các khớp xương, móng đau đớn và dễ bị gãy, móng đổi màu sắc.
f. Viêm khớp vảy nến: là tình trạng khi bệnh nhân mắc cả 2 loại bệnh là vảy nến và viêm khớp. Với các triệu chứng: các khớp cứng và đau nhất là vào buổi sáng sớm hoặc sau khi nghỉ ngơi, các ngón tay và ngón chân sưng tấy, các khớp có cảm giác nóng và bị đổi màu.
2. Bệnh vảy nến có lây hay không?
Thông thường, các loại bệnh ngoài da có nguy cơ lây nhiễm rất cao từ người này sang người khác, đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, bạn không quá lo lắng, vì đối với bệnh vảy nến không có khả năng lây truyền như thế. Do đó, không nhất thiết phải hạn chế tiếp xúc, xa lánh với người mắc bệnh vảy nến.
Bệnh vảy nến xuất hiện do các yếu tố như: di truyền, môi trường sống, người bị chấn thương, bỏng nắng, nhiễm trùng da, lạm dụng thuốc corticosteroid liên tục.
3. Biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến
Thay đổi lối sống, nếp sinh hoạt lành mạnh và điều độ hơn.
Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tránh hoặc đeo bao tay khi tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại.
Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan.
Khi mắc bệnh, ai cũng cảm thấy tự ti, xấu hổ, lâu dần ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bạn không nên chủ quan dù là bệnh mới phát. Về lâu về dài, việc phát hiện sớm, thăm khám và điều trị là điều vô cùng cần thiết.
Xem thêm video các phòng khám Bảo Thanh Đường: TẠI ĐÂY
Đông y Bảo Thanh Đường khám và tư vấn Miễn Phí tại các địa chỉ:
TPHCM: 210 Lê Lai, p.Bến Thành, Q.1, ĐT: (0283) 9252818/ 0767732126 (zalo)
Hà Nội: 90 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, ĐT: (0243) 9423585/0912050568
Đà Nẵng: 60A Lê Hồng Phong, Q.Hải Châu, ĐT: (02363) 562037/0907566072
Hoặc có thể mua thuốc online nhận trực tiếp tại nhà qua hotline 0767732126.
Xin liên hệ điện thoại 0767732126 trong khung giờ này (Sáng từ 07h30 đến 11h30; Chiều từ 14h00 đến 17h30; Từ thứ hai đến thứ bảy).
Website: www.baothanhduong.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/yduocbaothanhduong