Bí ẩn về chiều cao của Messi

Cát Phương
16:27 ngày 10-02-2016
Siêu sao Lionel Messi hiện cao 1m70, theo wikipedia. Hơn chục năm trước, khi Messi lần đầu tiên xuất hiện trong màu áo Barcelona ở tuổi 17, anh cao bao nhiêu? Khó có câu trả lời chính xác. Chỉ biết khi ấy, từng có mẩu tường thuật: Messi ngồi ghế dự bị mà chân anh... còn chưa chạm đất!
Bí ẩn về chiều cao của Messi
Trên nguyên tắc, một chàng trai 17 tuổi vẫn đang phát triển chiều cao. Nhưng phải nói chiều cao của Messi là bí ẩn thật sự, chẳng phải vì lý thuyết ấy. Ngoại trừ những người trong cuộc, không ai được biết chính xác chiều cao của Messi. Còn những con số được đăng nhan nhản thì, xin nói luôn: chỉ có giá trị tham khảo. Bởi Messi là một trường hợp vừa tế nhị, vừa đặc biệt.

Hồi 10 tuổi, Messi được đưa đến phòng khám của bác sĩ Diego Schwarsztein ở Viện nghiên cứu nội tiết tố, tại địa chỉ 1764 đường Cordoba, trung tâm thành phố Rosario. Cậu bé chỉ cao 1m21 (ở Việt Nam, học sinh lớp 1-2 đã cao như thế).

Messi bị đẹt vì rối loạn nội tiết tố, các tuyến sớm ngừng sản sinh ra hormon tăng trưởng chiều cao. Đại khái giống như người ta bị tiểu đường vì tuyến tụy không sản sinh insulin vậy. Khác chăng chỉ là ở chỗ: 7% nhân loại mắc bệnh tiểu đường trong khi chỉ có 1 trong 20 triệu trường hợp bị đẹt như Messi. Dân số Argentina khi ấy là 40 triệu.

Vấn đề không quá phức tạp, theo bác sĩ Schwarsztein. Quả đã có lúc, loại thuốc để chữa bệnh này được trích xuất từ... xác người chết. Nhưng cách ấy dẫn đến nguy cơ mắc phải những bệnh còn nguy hiểm hơn. Ông khẳng định, sẽ chữa cho Messi bằng phương pháp tiên tiến. Một mặt, có thể gia đình Messi không thật tin tưởng. Mặt khác, họ không có khả năng trả khoảng 100.000 bảng/năm, tiền thuốc. Việc chữa trị có thể kéo dài đến 6 năm.


Messi khi ấy đang là cầu thủ năng khiếu của đội trẻ Newell’s Old Boys. Đội này từ chối trả chi phí chữa bệnh. River Plate muốn mua Messi, nhưng cũng không nhận trách nhiệm chữa bệnh. Vì một sự tình cờ, giám đốc Carles Rexach của Barcelona phát hiện Messi.

Tình cờ đến nỗi chẳng ai có sẵn giấy, và bản hợp đồng đầu tiên giữa Messi với Barcelona được viết trên một mẩu... giấy ăn. Cậu bé tài năng cỡ nào, đấy là việc của Barcelona. Gia đình Messi chấp nhận hợp đồng đưa Messi sang Barcelona trước tiên vì chỉ có đội này đồng ý trả tiền chữa bệnh.

Bây giờ, chiều cao 1m70 đã là “giấc mộng vàng”. Vấn đề ở chỗ: việc tiêm thuốc HGH bị cấm trong gần như mọi môn thể thao. Nó có những tác dụng phụ quan trọng và được xem như doping. Messi phải chữa trị bằng phương pháp bị xem là doping ấy, nhưng đấy trước tiên là chuyện chữa bệnh, với mọi nhân vật có đủ thẩm quyền đều luôn sẵn sàng ký giấy xác nhận.

Mặt khác, Messi chỉ tiêm thuốc đến khi anh trưởng thành (nghĩa là không thể cao hơn nữa). Có thể đấy là nguyên nhân khiến anh được các tổ chức bài trừ doping trong thể thao xếp vào diện “ngoại lệ”.

Tóm lại, đấy là câu chuyện phức tạp mà những người trong cuộc chẳng dại gì trả lời chính thức. Ở thời điểm nào thì các bác sĩ xác định Messi đã trưởng thành, không cần tiêm thuốc nữa? Thời điểm nào là ranh giới giữa việc “chữa bệnh bắt buộc” và “doping”? Thời điểm kết thúc điều trị nằm ở đâu, có liên quan gì đến giai đoạn 2009-2012, mà Messi đoạt “Quả Bóng Vàng” 4 lần liên tiếp?


Hàng tiền vệ lùn... đẹp nhất thế giới
Ngoài Brazil, người ta còn phải nuối tiếc cho Pháp, khi những chú gà trống Gaulois gục ngã trên chấm 11m luân lưu ở vòng bán kết World Cup 1982. Hào hoa, phong nhã - đấy là thương hiệu của bộ ba Jean Tigana, Michel Platini, Alain Giresse ở hàng tiền vệ Pháp (ảnh). Họ nhảy múa, trình diễn nghệ thuật nhồi bóng, hơn là thi đấu.

Đến EURO 1984 thì Pháp thành công, với sự bổ sung Luis Fernandez vào hàng tiền vệ. Khái niệm “ô vuông huyền ảo” ra đời. Tuy có danh hiệu quan trọng đầu tiên, nhưng phẩm chất nghệ sỹ của đội Pháp khi ấy lại vơi đi phần nào, vì Fernandez đại diện cho chất thép, cho hiệu quả, cho khả năng phòng ngự của một hàng tiền vệ vốn trước đó chỉ biết tấn công như thêu hoa dệt gấm.

Giống như cảm giác hụt hẫng của người Brazil 10 năm sau đó - tuy vô địch World Cup 1994 nhưng vẫn có không ít fan... biểu tình vì “thắng không đẹp”, giới hâm mộ Pháp sau EURO 1984 vẫn hoài niệm về hàng tiền vệ 3 người tại World Cup 1982.

Làm sao để có lại chất thơ mộng ấy? Platini đã chạy theo danh vọng, sang Serie A khoác áo Juventus. Fernandez thì “không nhã lắm”. Sẵn có Giresse và Tigana, CLB Bordeaux lập tức chi tiền tuyển mộ Fernando Chalana. Đấy là ngôi sao BĐN vừa tỏa sáng rực rỡ, như một hiện tượng tại EURO 1984. Tờ France Football khi ấy lập tức so sánh bộ ba tiền vệ Bordeaux với bộ ba tài hoa của Pháp tại World Cup 1982 và ca ngợi: Bordeaux là đội có hàng tiền vệ đẹp nhất thế giới.

Bordeaux bảo vệ thành công chức vô địch Ligue 1 với Giresse, Tigana, Chalana trong hàng tiền vệ. Nhưng, cũng như đội Pháp trước đó, họ không thể tiến xa ở cúp C1/Champions League. Đẹp hay hiệu quả? Đấy vẫn là câu hỏi muôn đời trong bóng đá đỉnh cao.

Phe thích vẻ đẹp chẳng phải là ít. Vậy mới sống mãi các bộ ba Platini, Tigana, Giresse hoặc Tigana, Giresse, Chalana trong cái thời kỳ thơ mộng của thập niên 1980. Nhưng cần nói rõ: đấy là vẻ đẹp trong cách chơi bóng. Làm sao mà “đẹp trai” cho được khi họ đều là những... ngôi sao lùn. Platini khá nhất: cao 1m78. Còn lại là Tigana 1m68, Chalana 1m65, Giresse 1m63!
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Biệt danh đội bóng kỳ lạ nhất thế giới - Monkey Hangers Biệt danh đội bóng kỳ lạ nhất thế giới - Monkey Hangers

    Bạn đã bao giờ nghe nói về “Monkey Hangers” - Khỉ treo cổ? Thật kỳ quái phải không? Tin tôi đi, xung quanh nó là một câu chuyện dài nhuốm màu huyền thoại và kỳ bí. Dĩ nhiên, nó có liên quan đến bóng đá.

  • Trần Lập: Rock đi và sống Trần Lập: Rock đi và sống

    Mang trong mình dòng máu của rock cuồng dại hoang sơ, lúc gai góc, quyết liệt, lúc nhẹ nhàng nhưng rồi lại sục sôi, ca sỹ Trần Lập được biết tới như linh hồn của ban nhạc rock Bức Tường.

  • Tuấn Hưng & dòng máu điên vì bóng đá Tuấn Hưng & dòng máu điên vì bóng đá

    Nghệ sỹ mê bóng đá chẳng thiếu nhưng hiếm ai lại mê đến độ điên cuồng như ca sỹ Tuấn Hưng. Nếu giải phẫu, chúng ta sẽ thấy phổi và họng của Tuấn Hưng có hình chiếc mic, còn trong huyết quản của gã dày đặc những tế bào máu hình trái bóng.

  • Năm mới, tản mạn về thú thưởng rượu của Sir Alex Năm mới, tản mạn về thú thưởng rượu của Sir Alex

    Alex Ferguson bảo, ông có thể bỏ hai đam mê: Bóng đá và đua ngựa nhưng niềm đam mê thứ 3 - rượu vang thì không. Vang là bí quyết giữ gìn sức khỏe và nó cũng là men say tạo nên chiến thắng mang thương hiệu Fergie.

  • Nghìn lẻ câu chuyện kể về những cầu thủ lùn tài hoa Nghìn lẻ câu chuyện kể về những cầu thủ lùn tài hoa

    Thời nào cũng vậy, làng cầu thế giới luôn xuất hiện những quái kiệt. Lạ lùng thay, nhiều quái kiệt đều có đặc điểm chung là: Lùn. Khi chiều cao bất lợi, dường như những cầu thủ này có xu hướng xây dựng cho mình những miếng võ riêng, những độc chiêu khiến mọi đối thủ phải ngã ngửa.

  • Arsene Wenger, lớn lên từ quán rượu nhưng nói không với rượu bia Arsene Wenger, lớn lên từ quán rượu nhưng nói không với rượu bia

    Khác với Sir Alex Ferguson - một tín đồ của rượu vang, Arsene Wenger lại ghét mọi đồ uống có cồn. Chiến lược gia người Pháp thậm chí còn nói không với bia rượu một cách cứng nhắc tới mức, theo nhà báo nổi tiếng của BT Sport - Des Kelly, kể từ khi sang Anh hành nghề, “Giáo sư” người Pháp từ chối khoảng… 4.257 lần lời mời rượu xã giao.

  • Năm Thân nói chuyện Khỉ: Không tinh ranh, hiếu động sao là khỉ? Năm Thân nói chuyện Khỉ: Không tinh ranh, hiếu động sao là khỉ?

    Khỉ có nhiều loài nhiều tên, trong tiếng Việt tên phổ biến và chung nhất là “khỉ”, cũng như “hầu” trong tiếng Trung Quốc vậy.

  • Cựu tuyển thủ Trương Đình Luật: Nước mắt cho bố & nụ cười cho con Cựu tuyển thủ Trương Đình Luật: Nước mắt cho bố & nụ cười cho con

    Năm 2015 đã đi qua sự nghiệp và cuộc sống của tuyển thủ QG Trương Đình Luật đầy trắc trở, nước mắt. Nhưng trong nỗi buồn ấy, cựu thiếu úy QK4 này có những niềm vui vô bờ.

  • 360 độ tiền thưởng làng thể thao Việt 360 độ tiền thưởng làng thể thao Việt

    Đời sống của dân thể thao, phần nào đó cả diện mạo của TTVN trong một năm được thể hiện sinh động và đa dạng qua tiền thưởng thành tích, nguồn thu nhập đáng kể nhất. Siêu kình ngư Ánh Viên nhận tới gần 4 tỷ đồng, trong khi hàng loạt tuyển thủ hài lòng với mức vài chục triệu đồng, và phần đông hơn kết thúc năm trong cảnh “tay trắng”.

  • Top 10 sự kiện LIKE và UNLIKE trong năm 2015 Top 10 sự kiện LIKE và UNLIKE trong năm 2015

    Thời gian trôi đi thật nhanh, phải không? Chỉ sau vài lần rê chuột, bạn đã thấy 365 ngày kết thúc. Đôi khi có những điều rất hay ho đã trượt qua Bảng cấp tín và bạn vô tình bỏ lỡ nó. Vì vậy, không gì chào đón Năm mới tốt hơn bằng việc điểm lại các sự kiện tuyệt vời - và không tuyệt vời - trong năm cũ. Dĩ nhiên, theo hình thức Like, hoặc Unlike.

  • M.U, khi chương mới được viết bởi những người cũ M.U, khi chương mới được viết bởi những người cũ

    Trong bóng đá, việc các HLV trở lại dẫn dắt đội bóng cũ không phải sự kiện hiếm gặp. Câu chuyện tương tự đã từng xảy ra ở chính M.U, cách đây 46 năm. Vào tháng 5/1969, Sir Matt Busby chính thức nghỉ hưu, sau sự nghiệp kéo dài 23 năm dẫn dắt M.U và giành 13 danh hiệu lớn nhỏ.

  • Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU

    Cơn khô hạn bàn thắng của Rasmus Hojlund đã được giải tỏa với pha lập công vào lưới Sheffield United. Nếu MU biết cách "chăm sóc" cho chân sút người Đan Mạch tốt hơn thời gian qua, có lẽ mọi chuyện đã khác.

  • Hà Đức Chinh: Tiền đạo U23 Việt Nam cũng cần phòng ngự trước Iraq U23 Việt Nam: Bắt đầu phòng ngự từ các tiền đạo

    U23 Iraq là một đối thủ mạnh, dù là 6 năm trước hay hiện tại, với U23 Việt Nam. Khi bước vào sân lúc bấy giờ, tôi nhận cả nhiệm vụ phòng ngự. Tôi nghĩ, những cầu thủ cùng vị trí trong đội hình U23 Việt Nam hiện tại cũng sẽ được thầy Tuấn giao trọng trách như thế.

  • Lê Nguyên Hoàng: Trung vệ hay nhất của U23 Việt Nam Trung vệ 19 tuổi, cao 1m76 đang gây sốt của U23 Việt Nam là ai?

    Dù mới 19 tuổi nhưng Lê Nguyên Hoàng đang được xem là trung vệ quan trọng bậc nhất trong đội hình của U23 Việt Nam ở VCK U23 châu Á 2024. Màn trình diễn ấn tượng của cầu thủ gốc Nghệ An được giới chuyên môn đánh giá cao, đưa ra những nhận xét “có cánh” đầy tích cực.

  • Góc nhìn: 50% tấm vé Olympic của HLV Hoàng Anh Tuấn 50% tấm vé tới Paris của HLV Hoàng Anh Tuấn

    Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã có 50% tấm vé tới Olympic Paris 2024. Phía trước là U23 Iraq đầy tham vọng nhưng U23 Việt Nam cũng đã sẵn sàng làm nên bất ngờ.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x