Bóng Đá Plus trên MXH

Brazil: Sự xuống cấp của một thương hiệu
KHƯƠNG DUY • 20:10 ngày 04/08/2014
Chưa bao giờ ngôi sao bóng đá Brazil bỗng trở nên khan hiếm như hiện nay. Không còn ai (kể cả Neymar) đáng gọi là siêu sao hàng đầu thế giới. Loại ngôi sao “xem được” như David Luiz hoặc Oscar thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Đấy có thể là “thất bại của những thất bại”, là nguyên nhân khiến bóng đá Brazil đang thất bại trên mọi trận địa.

    NGÀY XƯA, NGÔI SAO BRAZIL NHIỀU VÔ KỂ
    Quy tụ đến 4 ngôi sao đã hoặc sẽ giữ “Quả bóng vàng châu Âu”? Trong suốt lịch sử, chỉ có đúng một đội tuyển làm được như thế. Đấy là ĐT Brazil tại World Cup 2002 với Rivaldo, Ronaldo và Ronaldinho cùng lúc hiện diện trên hàng công trong khi Kaka ngồi ghế dự bị. 

    Họ đoạt chức vô địch với thành tích toàn thắng trong suốt giải. Nhưng đến khi Ronaldo lại đoạt “Quả bóng vàng châu Âu” vào cuối năm, thì giới bình luận bất đồng quan điểm. Một bộ phận không nhỏ cho rằng xứng đáng nhất với giải thưởng ấy phải là Roberto Carlos - cũng là một ngôi sao trong đội hình vô địch World Cup 2002!

    Đấy là sự tràn ngập ngôi sao trong ĐT Brazil. Cách đây không lâu, khi dự World Cup 2006, Brazil có đến 4 cầu thủ nằm trong “Top 12” ở cuộc bình chọn “Quả bóng vàng” ngay trước đó (Ronaldinho, Adriano, Kaka, Juninho - trong số này, Ronaldinho về nhất).

    Đấy chẳng bao giờ là chuyện lạ. Giả sử có thể quay ngược thời gian hơn 40 năm và đặt ĐT Brazil tại World Cup 1970 vào hoàn cảnh bóng đá bạy giờ. Có nghĩa Pele và các ngôi sao như Carlos Alberto, Tostao, Gerson, Jairzinho, Rivelino đều đang thi đấu ở châu Âu, không thể tưởng tượng họ sẽ cùng nhau đoạt đến bao nhiêu “Quả bóng vàng”! 

    Cần biết: HLV Joao Saldanha đã triệu tập đến... 4 đội tuyển khác nhau vào trại tập huấn khi ông chuẩn bị cho World Cup 1970. Lúc ấy, ngay cả Pele cũng không chắc có suất dự VCK World Cup! Vì những bất đồng trong nội bộ, rút cuộc Brazil thay Saldanha bằng HLV Mario Zagallo vào giờ chót. Nếu không, chẳng ai biết rõ đội tuyển Brazil tại World Cup 1970 sẽ gồm những cầu thủ nào.


    VÌ SAO XUỐNG CẤP?
    Một thời, công thức xuất khẩu cầu thủ Brazil rất đơn giản: một CLB lớn cử người ra bãi biển hoặc đến các bãi đất trống xem bọn trẻ chơi bóng. Chỉ trong vài ngày, CLB ấy sẽ dễ dàng tuyển được 10 cậu bé giỏi chơi bóng, ở đội tuổi 15-16. Bọn trẻ được đưa về CLB. 

    Sau 3-4 năm, có 5 cậu phát triển được tài năng và gia nhập đội lớn. 3 trong số ấy sẽ được bán sang BĐN hoặc Hà Lan. Nếu gặp may, sẽ có 1 người vươn lên đẳng cấp cao hơn và đến độ tuổi chín muồi thì cầu thủ ấy đã đứng trong hàng ngũ một CLB danh tiếng.

    Brazil có bao nhiêu “CLB lớn”? Không phải 4 đội như ở Anh, 3 đội như ở Italia, Hà Lan, 2 đội như ở TBN hoặc... chỉ 1 đội như ở Đức. Có đến hàng chục “CLB lớn” ở Brazil, theo nghĩa đội nào cũng có thể đoạt chức VĐQG hoặc tranh ngôi vô địch Copa Libertadores. 

    Vâng, đấy hoàn toàn là sự thật: Botafogo, Palmeiras, Flamengo, Fluminense, Gremio, Gruzeiro, Vasco da Gama, Corinthians, Atletico Mineiro, Internacional, Sao Paulo, Santos... Sau khi hoàn tất một chu kỳ chuyển nhượng cầu thủ như đã nêu trên (trường hợp Romario là một điển hình), các đội ấy lại dễ dàng tuyển mới 10 chú nhóc giỏi chơi bóng từ các bãi đất trống, và lại bắt đầu một chu kỳ khác.

    Cứ thế, Brazil từng có khoảng 10.000 cầu thủ thi đấu ở nước ngoài trong cùng 1 thời điểm. Nhưng chất lượng cầu thủ trong vòng xoáy ấy ngày một giảm dần. Đến khi đất đai tăng giá và các học viện bóng đá mọc lên như nấm để thay thế loại hình bóng đá đường phố thì thương hiệu “cầu thủ Brazil” bắt đầu xuống cấp. 

    Thứ nhất, ngôi sao bóng đá Brazil ra lò từ các học viện hiện đại không còn có “độc chiêu” riêng như các ngôi sao xuất thân từ bóng đá đường phố. Thứ hai, niềm đam mê thực thụ cũng không còn nữa. Nhưng nguyên nhân lớn nhất là tình trạng “làm ăn riêng” quá mạnh khi tính thương mại trong bóng đá châu Âu bắt tăng cao. 

    HLV Vanderlei Luxemburgo từng ra tòa vì bị cáo giác rằng ông gọi người vào đội tuyển Brazil chỉ để “làm giá”. Thế rồi, tình trạng “làm giá” len lỏi cả vào học viện bóng đá của các CLB nổi tiếng. Để rồi bây giờ, nhìn vào hàng ngũ “selecao” tại World Cup 2014, người ta đành tỏ ra ngán ngẩm: “sao dỏm” quá nhiều!

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay