Bóng Đá Plus trên MXH

ĐT Việt Nam: Tìm đâu ra tính ổn định?
06:55 ngày 14/12/2014
Chỉ 4 ngày sau trận đấu mà các tuyển thủ Việt Nam đã thể hiện được tất cả những cái hay người ta có thể nghĩ đến trong môn bóng đá - thậm chí vượt luôn ra ngoài phạm vi bóng đá. Thì chính họ lại trình diễn một cách tồi tệ đến mức ngay cả những người bi quan nhất cũng khó có thể hình dung.
    Tất cả diễn ra ngay tại sân nhà, trước hàng chục ngàn khán giả Mỹ Đình và hàng chục triệu khán giả truyền hình. (Vâng, dù hữu tình hay vô ý, dù “ác miệng” hay chỉ là bi quan, hoài nghi, người ta đã dự đoán về một trận thua 0-2, chứ đâu có dự đoán là thua đến 2-4, riêng trong hiệp 1 đã là 1-4). 

    Chúng ta đã từng thấy rõ sự vượt trội hoàn toàn về đẳng cấp kỹ thuật, và về cả cái bản lĩnh tuyệt vời mà ngay cả “thế hệ vàng” trước đây cũng chưa chắc đã có được. Thế rồi, chúng ta lại phải thấy sự thua kém kỳ lạ cũng về đẳng cấp kỹ thuật, về cả tư duy chơi bóng, nơi đúng những con người ấy, trước đối  thủ ấy.

    Khi thành công, đấy là cả chuỗi thành công gồm nhiều mắt xích liên hoàn. Tinh thần kéo theo nỗ lực tập thể; nỗ lực tập thể làm nên sức mạnh mới cho từng cá nhân; thể lực kéo theo kỹ thuật; kỹ thuật kéo theo lối chơi... Bây giờ ngẫm kỹ, cũng nên nhìn nhận: những chiến thắng oanh liệt của đội tuyển Việt Nam tại AFF Suzuki Cup 2014 quả thật rất hay - hay đến mức nó ở một đẳng cấp, trình độ cao hơn đẳng cấp thực, khả năng thực của bóng đá Việt Nam.

    Ngược lại, thất bại ở trận bán kết lượt về trước Malaysia suy cho cùng là một thất bại ở đẳng cấp thấp hơn trình độ, đẳng cấp thực của bóng đá Việt Nam. Chiến thuật kém kéo tụt tinh thần, từ đó dẫn đến cơ man những sự yếu kém khác mà người ta có thể chờ xem trong một trận bóng đá. 

    ĐT Việt Nam thiếu mất sự ổn định cần thiết

    Không phải bao giờ đội tuyển Việt Nam cũng chơi kém như vậy. Cá nhân kém dẫn đến chiến thuật toàn đội kém. Và không phải bao giờ đội tuyển Việt Nam cũng chơi hay như chính họ trong các trận thắng Philippines, thắng trên sân Malaysia.

    Tính ổn định như thế là quá thấp, nếu không muốn nói là bóng đá Việt Nam gần như không có được tính ổn định - về mọi mặt chứ không riêng gì đẳng cấp kỹ thuật. Làm sao để có được tính ổn định? Đấy là câu hỏi dành cho giới chuyên môn. và đấy không chỉ là vấn đề của đội tuyển Việt Nam.

    Cần nhớ: ĐTQG chỉ là tấm gương phản ánh lại cả một nền bóng đá quốc gia, chứ ĐTQG không phải là chính cái nền bóng đá quốc gia. Sức mạnh của một nền bóng đá trước tiên phải nằm ở giải VĐQG của nền bóng đá ấy. Chính giải VĐQG làm nên những con người cho ĐTQG, chứ không phải ngược lại. 

    Bây giờ, khi mà AFF Suzuki Cup 2014 đã trở thành dĩ vãng với bóng đá Việt Nam, khi mà V.League mới là đề tài đáng theo dõi nhất trong tương lai gần, hãy thử hình dung đôi điều: một vài vốn quý mà đội tuyển Việt Nam quả đã giới thiệu được trong những ngày qua liệu có bị trình độ chung của bóng đá Việt, của V.League... kéo tụt xuống? Những chàng trai từng có lúc rất giỏi trong ĐTQG sẽ trở nên.... như thế nào khi họ trở về CLB? Chính họ rồi đây sẽ phải loay hoay đi tìm một sự ổn định cho chính mình?
    Cát Phương • 06:55 ngày 14/12/2014

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay