VCK AFF SUZUKI CUP 2014

HLV Toshiya Miura: Nghệ thuật “chuyển hình, thay tiếng”

Thành Phát
14:00 ngày 04-12-2014
Ba trận đấu vòng bảng AFF Suzuki Cup 2014, HLV Toshiya Miura đã xới tung danh dách đội hình đội tuyển Việt Nam để sử dụng cho từng trận đấu. Gặp 3 đối thủ khác nhau, ông thầy người Nhật Bản đều có cách bày binh bố trận rất khác và những miếng ghép được thay đổi liên tục. Vậy, đằng sau những lần “chuyển hình, thay tiếng” ở ĐT Việt Nam đó là gì?
HLV Toshiya Miura: Nghệ thuật “chuyển hình, thay tiếng”
CUỘC HỌP LÚC NỬA ĐÊM
Một điều khá bất ngờ đó là đêm trước ngày ĐT Việt Nam ra sân thi đấu với Philippines, HLV Miura đã triệu tập cuộc họp BHL và để thống nhất đội hình sẽ thi đấu trận cuối vòng bảng
 
Sở dĩ lại nói là ngạc nhiên vì từ trước tới nay, trong buổi tập thi đấu nội bộ 1 ngày trước trận đấu, các HLV sẽ lên đội hình chính để các cầu thủ tập với nhau nhằm tăng độ kết dính trong phối hợp cũng như hiểu nhau hơn. Thế nhưng HLV Miura lại làm khác, rất độc đáo và việc lên đội hình chính chỉ có các thành viên trong BHL biết, còn cầu thủ lúc chuẩn bị lên xe rời khách sạn để ra sân thi đấu mới biết mình đá chính hay phải ngồi ghế dự bị. 

Tại cuộc họp lúc nửa đêm, ông Miura xác định Philippines là đội bóng mạnh nhất bảng A và trước khi nghĩ đến chiến thắng thì ĐT Việt Nam cần sự chắc chắn trong phòng thủ. 

Đó cũng là lý do ông thầy người Nhật Bản quyết định cất đội trưởng Tấn Tài trên băng ghế dự bị và thay vào đó là Hoàng Thịnh. Ông Miura chọn Thịnh “bờm” là để phá các pha phối hợp trung lộ và tạo nên hòn đá tảng ngay trước mặt cặp trung vệ, nhằm phòng ngự từ xa tốt. Trong khi đó, Công Vinh cũng được lựa chọn đá chính ngay từ đầu vì phong độ chói sáng của CV9 trong 2 trận đấu trước đó nên không thể để anh ngồi ghế dự bị. 

Đặc biệt, Văn Quyết, Thành Lương cũng được tung vào sân ngay từ đầu để tận dụng những pha đi bóng lắt léo của hai cầu thủ nhỏ con này nhằm phá vỡ hàng thủ với nhiều cầu thủ cao lớn của Philippines. Đây là những sự sắp xếp khác xa so với trận đấu với Lào khi Thành Lương, Văn Quyết, Hoàng Thịnh ngồi ghế dự bị chứ không được đá chính.

TĂNG SỨC CHIẾN ĐẤU VÀ LÒNG NHIỆT HUYẾT
Từ ngày HLV Miura dẫn dắt ĐT Việt Nam, hầu hết các cầu thủ đều không thể biết “trận này mình có đá chính hay không”, bất kể đó là ngôi sao hay đã từng nhiều năm có tên trong bộ khung của đội tuyển. 

Đó cũng là lý do mà ngay trận mở màn Công Vinh phải ngồi trên ghế dự bị, nhường chỗ cho cầu thủ ít tên tuổi hơn là Hải Anh. Quãng thời gian mài đũng quần trên ghế dự bị, Công Vinh nung nấu quyết tâm sẽ làm HLV Miura cần tới mình. Chúng tôi để ý, khi bước ra khởi động, Công Vinh liên tục hướng về phía ca-bin huấn luyện để chờ cái khoát tay của ông Miura. 


Và trong hơn 10 phút được vào sân thay người Công Vinh đã nổ súng với cú dứt điểm hiểm hóc vào lưới Indonesia. Sau trận đấu đó Công Vinh chia sẻ: “Tôi như bị dồn nén và bao nỗ lực được đẩy lên cao với cú sút vào lưới Indonesia”

Hay như trường hợp đội trưởng Tấn Tài cũng không được sử dụng ở trận ra quân và đến trận thứ 2, cầu thủ người Khánh Hòa đã chơi cực hay với 2 đường chuyền sắc sảo cho Minh Tuấn, Công Vinh lập công. 

Rõ ràng, ông Miura đã tạo nên cả tấn động lực đối với những công thần của ĐT Việt Nam và sau khi phải ngồi ghế dự bị họ càng quyết tâm hơn khi được tung vào sân để rồi lập tức tỏa sáng. Hãy tưởng tượng, khi bị “giam” quá lâu trên ghế dự bị, lúc được “thả” ra thì sự nguy hiểm sẽ dâng cao đến nhường nào và cầu thủ cũng vậy, sẽ luôn biết biết “phải làm gì” để chứng minh năng lực của mình. 

Tạo dựng được sức chiến đấu mãnh liệt, và động lực cực mạnh cho cầu thủ, ông Miura đã đánh vào ý thức, sự tự ái của cầu thủ để rồi giúp họ tỏa sáng lung linh. Đấy là nghệ thuật “dụng nhân” độc đáo mà không phải người làm tướng nào cũng có được.

VÀ ĐỘC CHIÊU KHÍCH TƯỚNG CỦA ÔNG MIURA
Nhìn vẻ bề ngoài, rất nhiều người nghĩ rằng ông Miura hiền và ít bộc lộ cảm xúc. Dáng vẻ có phần trẻ hơn so với tuổi 51, ông thầy người Nhật Bản chứa đựng cả “bầu trời cá tính” và khiến các cầu thủ luôn có sự nể trọng lớn. Trước mỗi trận đấu, ông Miura liên tục động viên các học trò để tăng độ hưng phấn, nhưng giữa giờ nghỉ hai hiệp đấu, khi không hài lòng về màn trình diễn của cầu thủ, ngay lập tức cơn thịnh nộ nổi lên và khiến tất cả phải suy nghĩ. 

Có một điểm trùng lập đó là giữa hai hiệp đấu của các trận gặp Indonesia và Lào, ông Miura đã chỉ thẳng từng cầu thủ thi đấu không đúng với đấu pháp, yêu cầu của BHL. Thậm chí, ông Miura còn nói thẳng: “Họ có gì hay hơn chúng ta đâu mà mình lại đá như vậy”. Chỉ một câu nói nhưng đánh thẳng vào suy nghĩ của từng cầu thủ và điều tất yếu sau khi bị khích tướng thì ngay lập tức các cầu thủ đều ý thức được phải làm gì để thay đổi cục diện trận đấu. 

Theo thống kê, ở hiệp 1 các trận gặp Indonesia và Lào, ĐT Việt Nam chỉ ghi được mỗi trận 1 bàn nhưng sau giờ nghỉ, khi được HLV Miura khích tướng, các cầu thủ áo đỏ đã ghi được 3 bàn thắng trong 2 trận. Đó là sự khác biệt để tạo nên tập thể mạnh với sức chiến đấu cao.

HLV PHAN THANH HÙNG: “Ông Miura làm được điều diệu kỳ”

Làm HLV trưởng ĐTQG luôn là thử thách lớn với các nhà cầm quân. Cái khó lớn nhất là tập hợp nhiều cầu thủ đến từ các CLB khác nhau thành 1 tập thể. Mà trong 1 tập thể đa tính cách, để chỉnh họ thành 1 mối là chuyện đâu có dễ. Bên cạnh đó, việc ông Miura luôn thay đổi đội hình cho từng trận đấu đã tạo nên sức sống mới ngay trong lòng đội bóng và chuyện cầu thủ cứ ngủ dậy là biết mình sẽ đá chính không còn tồn tại làm nên động lực cực lớn cho các cầu thủ. Bởi, nếu anh không tập luyện cố gắng, không nỗ lực thì không có suất đá chính. 

Ông Miura tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cầu thủ và ngay cả trên sân, các cầu thủ cũng có động lực lớn vì nếu đá dở, không nhiệt huyết thì lập tức bị thay ra ngay. Tôi nghĩ, ông Miura đã làm nên những điều diệu kỳ, ngay trước giờ ra sân. Mà khi đội hình hừng hực khí thế thì điều hiển nhiên đó là tập thể mạnh.


Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
34
+50
79
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17
  • Hội chứng thần tượng bóng đá Hội chứng thần tượng bóng đá

    Lionel Messi bước ra từ chiếc Mercedes Benz đưa anh từ sân bay về khách sạn năm sao Schweizerhof, và bỗng tỏ ra hơi hoảng hốt. Quang cảnh xung quanh anh như một bầy ong vỡ tổ, với máy ảnh, Ipad và điện thoại di động cùng những cánh tay giơ lên như thể phía trước đám đông này là một yếu nhân của thế giới.

  • Đâu là cầu thủ chuyền bóng hay nhất châu Âu hiện thời? Đâu là cầu thủ chuyền bóng hay nhất châu Âu hiện thời?

    Số liệu thống kê sau 5 lượt trận tại vòng bảng Champions League cho thấy: 5 cầu thủ có số đường chuyền chính xác nhiều nhất lần lượt là Xabi Alonso (ảnh), Toni Kroos, Dani Alves, Cesc Fabregas và Giorgio Chiellini.

  • Những giải thưởng cá nhân là vô nghĩa? Những giải thưởng cá nhân là vô nghĩa?

    Cristiano Ronaldo nằm ở vòng tròn giữa sân, cắm mặt vào cỏ, xem chừng đang thổn thức. Các đồng đội của anh ở Man United mải mê ăn mừng với đám đông đang phát điên trên khán đài. Tiền vệ người Bồ Đào Nha cứ nằm bất động như thế hai phút, và chẳng ai thèm ngó ngàng đến anh.

  • Hội chứng sùng bái cá nhân trong bóng đá: Ronaldo & Messi không phải là thần thánh! Hội chứng sùng bái cá nhân trong bóng đá: Ronaldo & Messi không phải là thần thánh!

    Ai có thể lớn hơn cả đội bóng? Câu trả lời chung là: Không một ai có thể đứng trên đội bóng. Song, thế giới sân cỏ hiện đang chứng kiến một vài siêu sao có tầm ảnh hưởng và sức hút còn lớn hơn đội bóng mà anh ta đang khoác áo. Đó chính là điển hình của hội chứng “sùng bái cá nhân” trong bóng đá.

  • Vì sao Fabregas sẽ thành công vang dội? Vì sao Fabregas sẽ thành công vang dội?

    Việc được thi đấu ở vị trí sở trường và được làm việc dưới trướng một HLV cá tính như Jose Mourinho là những điều kiện đủ để Cesc Fabregas lên đỉnh.

  • Hậu vệ Quế Ngọc Hải: Cố đá bóng để cứu giấc mơ của anh trai Hậu vệ Quế Ngọc Hải: Cố đá bóng để cứu giấc mơ của anh trai

    Quế Ngọc Hải đang dần trở thành trụ cột tại hàng thủ của ĐTVN trong kỳ AFF Suzuki Cup 2014 này. Nhưng ít ai biết rằng thành công của anh có được là nhờ vào người anh trai Ngọc Mạnh.

  • Lee Nguyễn được triệu tập trở lại ĐTQG Mỹ: Truyền nhân của Landon Donovan Lee Nguyễn được triệu tập trở lại ĐTQG Mỹ: Truyền nhân của Landon Donovan

    Chỉ trước sau vài ngày, Landon Donovan tuyên bố từ giã ĐT Mỹ, và Lee Nguyễn trở lại với rất nhiều kỳ vọng cùng đội bóng của HLV Juergen Klinsmann. Nhiều người đánh giá, cựu trung phong của CLB Hoàng Anh Gia Lai và Becamex Bình Dương này xứng đáng là truyền nhân của Donovan, đủ sức gánh vác vai trò của bậc đàn anh tại ĐT Mỹ.

  • Chelsea chơi như thế nào? Chelsea chơi như thế nào?

    Khu vực giữa sân quyết định gần như toàn bộ lối chơi cũng như mức độ thành công của Chelsea trong mùa bóng này. Đấy là khu vực do Cesc Fabregas, Nemanja Matic và Oscar đảm trách.

  • HLV Thomas Dooley (ĐT Philippines): Câu chuyện về một "Người Mỹ kỳ lạ" HLV Thomas Dooley (ĐT Philippines): Câu chuyện về một "Người Mỹ kỳ lạ"

    Cơ duyên nào khiến hảo thủ Mỹ Thomas Dooley trở thành HLV trưởng đội Philippines? Ông có tham vọng gì khi nhận lời dẫn dắt đội bóng gần như không có chút bề dày truyền thống này? Tổng quát hơn, HLV Tom Dooley nghĩ gì về tương lai của bóng đá Philippines? Đấy đều là những câu chuyện lạ lùng.

  • Chuyện các CĐV Việt Nam: "Phiêu" như Lá Đỏ, "điên" như Nguyễn Ân, "cuồng" như Minh Nguyệt! Chuyện các CĐV Việt Nam: "Phiêu" như Lá Đỏ, "điên" như Nguyễn Ân, "cuồng" như Minh Nguyệt!

    Họ tự nhận mình là những CĐV Việt Nam “không bình thường” bởi ở đâu có bóng đá thì ở đó họ sẽ xuất hiện, bất chấp trời mưa, trời nắng, thậm chí đôi khi họ bỏ lại cả một gia đình phía sau để thể hiện tình yêu chân chính với trái bóng tròn. Họ là Đỗ Hoàng Yến Phúc, người có biệt danh Lá Đỏ, là Nguyễn Ân và Minh Nguyệt…

  • Van Persie: Độ “độc” đã giảm hẳn Van Persie: Độ “độc” đã giảm hẳn

    Trong số 38 cầu thủ đã ghi được 3 bàn trở lên ở Premier League mùa này, Robin Van Persie chính là chân sút có hiệu quả khai thác cơ hội kém nhất: chỉ có 13,6% tổng số lần sút đem lại bàn thắng. Với số cơ hội do đồng đội tạo ra, nếu Van Persie cũng có hiệu quả dứt điểm 45% như Diego Costa của Chelsea thì anh đã có khoảng chục bàn thắng!

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x