Huyền bí rừng già Amazon: Mái nhà của những người sống bên lề thế giới

Thanh Huyền
11:25 ngày 06-02-2014
Rừng Amazon không chỉ điều hòa không khí cho cả Trái đất, không chỉ che chở cho hàng nghìn loài động thực vật mà còn là nơi ẩn náu của hàng chục bộ lạc đang sống bên lề nền văn minh của người hiện đại. Họ kinh sợ nền văn minh đó bởi vì nó mà họ bị săn đuổi đến diệt vong.
Huyền bí rừng già Amazon: Mái nhà của những người sống bên lề thế giới
BI KỊCH CỦA NGƯỜI AWA
Dưới những tán cây khổng lồ của rừng mưa nhiệt đới Amazon, vẫn còn những con người chưa bao giờ tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ sống một cuộc đời biệt lập và bình yên, cho tới khi lòng tham của con người hiện đại tìm đến... Đó là câu chuyện bi đát của Karapiru, người đàn ông cô đơn của bộ tộc Awa, người phải trốn chạy vào rừng thẳm để giữ mạng sống, trên lưng mang một mảnh đạn súng trường, và cả gia đình đã bị giết hại.

Họ, 460 người của bộ tộc Awa, sống ở vùng bìa rừng nằm giữa Amazon và các thảo nguyên ở bang Maranhao. Họ di chuyển qua những cánh rừng nhiệt đới cùng với những cây cung dài gần 2 mét, săn bắn lợn lòi, heo vòi, nhặt hạt cây và mật ong, bình yên sống qua nhiều thế kỷ. Và họ có một nền văn hóa riêng.  Mỗi năm của người Awa chia làm 2 mùa là “mặt trời” và “mưa”. Mùa mưa được điều khiển bởi những linh thể huyền bí mang tên “mai ra”. Khi mặt trăng tròn, đàn ông Awa, cài trên mái tóc những chiếc lông trắng của con kền kền chúa, nhập đồng và giao tiếp với những linh hồn bằng một nghi lễ kéo dài đến tận lúc bình minh.

Người Awa đã sống như vậy hàng thế kỷ. Nhưng trong vòng 4 thập niên vừa qua, họ chứng kiến mảnh đất quê hương, vốn được gọi bằng cái tên Harakwa (mảnh đất thân thuộc) bị tàn phá. Phần lớn đất đai của họ đã bị biến thành đồn điền trang trại và các hầm mỏ của karai - cách người Awa gọi những người không phải thổ dân.

Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1967, khi một chiếc trực thăng của các nhà địa chất học Mỹ vô tình đáp xuống Harakwa vì hết nhiên liệu. Ở đó, họ phát hiện ra vỉa quặng sắt lớn nhất thế giới. Một dự án lớn được vạch ra, với vốn của người Nhật, người Mỹ và Ngân hàng Thế giới được rót vào năm 1982. Dự án bao gồm một con đập, các nhà máy luyện kim, xưởng làm than củi, và các trang trại súc vật. Những con đường trải nhựa và đường tàu cắt ngang mảnh đất nghìn năm của người Awa để vận chuyển công nhân tới các hầm lò. Sự xâm lấn tới rừng Amazon rõ ràng tới mức có thể được nhìn thấy từ vệ tinh. 

Những chiếc máy xúc khổng lồ bắt đầu xới tung mảnh đất. Những cây cổ thụ trăm tuổi bị đốn hạ và đốt thành than củi. Harakwa trở thành một vùng đất ô nhiễm và đáng sợ. Người Awa khi đó chẳng là gì hơn ngoài những kẻ gây rắc rối cho quá trình xâm lấn vùng đất. Và họ bắt đầu bị giết hại.

CUỘC TRỐN CHẠY NHÂN THẾ
Karapiru chạy trốn vào rừng sau một cuộc thảm sát như thế. Những tay sát thủ đã giết chết vợ, con trai, con gái, mẹ và anh chị ông. Một đứa con trai khác bị thương và bị bắt đi. Ông trốn chạy vào rừng với một vết thương lớn ở lưng được đắp tạm bợ bằng lá thuốc, và sống sót bằng một điều kỳ diệu nào đó. 

Trong suốt 10 năm sau đó, ông đã trốn chạy và di chuyển tổng cộng 650 km xuyên qua các cánh rừng già của bang Maranhao, đói khát và mệt nhọc. Ông ăn mật ong và săn những con chim nhỏ để sống. Sau 10 năm, lần đầu tiên ông mạnh dạn giao tiếp với con người - một nông dân ông gặp ngoài bìa rừng. 

Rồi định mệnh cũng xót thương cho Karapiru: người phiên dịch tiếng Awa đầu tiên mà các nhà hoạt động xã hội đưa đến cho ông, lại chính là đứa con trai đã thất lạc. Rồi sau đó, cả 2 cùng đi đến một ngôi làng khác của người Awa còn tồn tại, để sinh sống.

Đôi nét về rừng Amazon
Rừng già Amazon, còn được gọi là rừng mưa Amazon hay rừng nhiệt đới Amazon, là khu rừng bí ẩn nhất thế giới và có tầm quan trọng bậc nhất với Trái đất khi được ví như “máy điều hòa cho 7 tỉ người”. Đây là một khu rừng lá rộng đất ẩm ở lưu vực Amazon của Nam Mỹ, có diện tích 7 triệu km2, trong đó diện tích rừng chiếm 5,5 triệu km2. Nằm trên lãnh thổ của 9 quốc gia nhưng 60% diện tích của rừng Amazon nằm trên đất Brazil.


Amazon nổi tiếng về sự đa dạng sinh học mà không nơi nào sánh nổi. Khoảng 10% số lượng loài đã biết trên thế giới sống tại đây. Rừng Amazon là quê hương của khoảng 2,5 triệu loài côn trùng, hàng chục nghìn loài thực vật, 20.000 loài chim và thú có vú. Có ít nhất khoảng 40.000 loài thực vật, 3.000 loài cá, 1.294  loài chim, 427 loài thú, 428 loài động vật lưỡng cư, 378 loài bò sát đã được phân loại trong khu vực này. Theo các nhà khoa học có khoảng 100 nghìn loại động vật không xương sống chỉ có tại Brazil sinh sống tại đây.


Nói đến rừng Amazon, không thể không nhắc tới hệ thống sông Amazon uốn lượn quanh co, bao gồm khá nhiều chi lưu trong đó có 17 nhánh sông chính, đan chéo nhau và cung cấp lượng hơi nước đủ để các khu rừng luôn xanh tốt. Lưu lượng nước bình quân, mỗi năm dòng Amazon đổ vào Đại Tây Dương khoảng 6.600km3 – gần bằng 1/6 tổng lượng nước các con sông trên thế giới đổ vào các đại dương. 


Cửa sông nơi Amazon gặp Đại Tây Dương rộng tới 300km, còn khúc sông rộng nhất vào mùa mưa lên tới 45km. Chẳng trách, con sông này còn được gọi là “Biển nước ngọt”, bởi vì nó chứa đến 1/5 lượng nước ngọt của thế giới.


Lưu vực Amazon chính là lãnh địa của bang Amazonas, bang lớn nhất trong 26 bang của đất nước Brazil . Bang Amazonas còn rộng hơn cả diện tích của 4 nước Anh, Đức, Pháp, Italia cộng lại. Thủ phủ của bang là thành phố Manaus, nơi ĐT Anh  sẽ có trận ra quân World Cup  2014 với Uruguay.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
34
+50
79
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x