Mesut Oezil: Thành quả của “cuộc cách mạng nhung”

MINH KIỆT
13:49 ngày 16-11-2015
Mesut Oezil đang chơi với phong độ rực rỡ và cho thấy anh sẽ là ứng viên sáng giá cho danh hiệu “Cầu thủ hay nhất mùa”. Phong cách chơi bóng nhẹ nhàng, tinh tế của Oezil một lần nữa cho thấy sự thành công của cách mạng nhung mà bóng đá Đức đã thực hiện hơn 10 năm trước.
Mesut Oezil: Thành quả của “cuộc cách mạng nhung”
Từ những cầu thủ có lối chơi được xem là dữ tợn, rắn rỏi, bây giờ Đức có rất nhiều kỹ thuật gia trong đội hình, từ Mario Goetze, Marco Reus, Ilkay Guendogan, nhưng tất nhiên tiêu biểu nhất vẫn là Oezil.

VUA KIẾN TẠO Ở PREMIER LEAGUE 2015/16
Jamie Vardy không phải là cầu thủ duy nhất đang chơi với phong độ để đời. Tiền đạo của Leicester City cần một bàn nữa trong trận đấu tiếp theo với Newcastle để quân bình kỷ lục ghi bàn trong 10 trận Premier League liên tiếp của Ruud van Nistelrooy. Còn Mesut Oezil, với việc kiến tạo trong 6 trận đấu liên tiếp, anh đã có một kỷ lục cho riêng mình.

Trong trận derby London với Tottenham tuần trước, Oezil kiến tạo cho Kieran Gibbs gỡ hòa 1-1, cứu Arsenal khỏi một thất bại sau khi đã bị Bayern thảm sát 1-5 tại Champions League trước đó. Pha kiến tạo ấy một lần nữa cho thấy vị thế không thể chối cãi của chân chuyền số 1 Premier League hiện tại. 

Anh đã có 10 pha kiến tạo chỉ sau 11 trận đấu, bỏ xa người xếp thứ nhì là David Silva (mới có 6 đường chuyền thành bàn). Và trong một mùa bóng mà những ngôi sao sáng giá như Kun Aguero, Wayne Rooney, Diego Costa, Alexis Sanchez không chấn thương cũng trồi sụt thất thường, Oezil rõ ràng là cái tên sáng giá cho cầu thủ hay nhất mùa.

Lịch sử cho thấy những cầu thủ hay nhất mùa đều là những người ghi rất nhiều bàn thắng. Luis Suarez và Gareth Bale là những ví dụ. Mùa trước Eden Hazard là một tiền vệ, nhưng anh cũng đã có được 14 bàn. Bây giờ, Oezil mới ghi có 2 bàn, nhưng những pha kiến tạo đều đặn của anh lại tạo ra một hiệu ứng cũng lớn không kém.


Về mặt logic mà nói, việc kiến tạo khó hơn ghi bàn. Vì không phải mọi bàn thắng đều là thành quả của một pha kiến tạo. Nó có thể đến từ một quả sút phạt hàng rào, phạt đền hoặc do hậu vệ phá bóng bất cẩn. Lấy chính trận đấu với Tottenham ra làm ví dụ, nếu như Olivier Giroud tận dụng đầy đủ những cơ hội mà anh có được, số pha kiến tạo của Oezil trận ấy phải lên đến con số... 5, chứ không phải chỉ là đường chuyền quyết định cho Gibbs ấn định tỷ số.

Kỷ lục về người kiến tạo nhiều nhất trong mùa hiện nay là 20, do Thierry Henry lập vào mùa 2002/03. Một môn đồ khác của Arsene Wenger, Cesc Fabregas, có 18 pha kiến tạo trong mùa bóng trước trong màu áo Chelsea. Oezil đang trên đường chinh phục 2 cột mốc ấy.

BLITZKRIEG, YẾU QUYẾT CỦA SỰ THAY ĐỔI
Tất cả những sinh viên theo ngành lịch sử hoặc tiếng Đức đều phải biết đến thuật ngữ Blitzkrieg. Đấy cũng là chính là yếu chỉ trong “cuộc cách mạng nhung” của bóng đá Đức. 

Blitzkrieg là một thuật ngữ được dùng trong chiến tranh, tạm dịch là “chiến tranh chớp nhoáng”. Đây là cách thức tiến hành chiến tranh mà Đức Quốc xã dùng trong Thế chiến II, kết hợp giữa xe tăng ở 2 bên, bộ binh ở giữa và trực thăng ở trên, đánh trực diện vào đầu não của đối thủ. Ưu thế của phương thức này là gây hiệu quả bất ngờ, khiến đối phương tê liệt trước khi kịp phản ứng.

Trong giai đoạn đầu thế chiến, Blitzkrieg đã mang về những chiến thắng quan trọng cho Đức khi họ xâm chiếm Ba Lan, Hà Lan, Bỉ, Pháp. Chỉ đến khi phải tiến hành các hoạt động quân sự trên những vùng đất rộng lớn của Liên Xô, Blitzkrieg mới giảm hiệu ứng và dần bị vô hiệu hóa.

Người Đức tất nhiên không thích nhắc lại câu chuyện chiến tranh, họ cũng không thích cái biệt danh “cỗ xe tăng” mà người ta đặt cho mình. Nhưng Blitzkrieg vẫn là một trong những từ tiếng Đức phổ biến nhất khi nó được tái hiện thông qua sân cỏ. Khởi đầu với Juergen Klinsmann và tiếp nối với Joachim Loew, đội tuyển Đức đã có một cuộc cách mạng thật sự về lối chơi. Từ chậm chạp, ru ngủ và thực dụng sang những miếng phối hợp nhanh như chớp giật.


Mà muốn có những pha phối hợp nhanh như thế, điều cần thiết nhất là phải có những tiền vệ giỏi, thậm chí cả trung vệ và thủ môn cũng biết xử lý bằng chân tốt. Khi Đức tấn công, đấy là công việc của toàn đội, khởi đi từ thủ môn, tiếp nối bằng hậu vệ và tiền vệ. Họ dâng đội hình lên rất cao, sử dụng tối đa quân số có thể để phát huy tối đa ưu thế về nhân sự và tốc độ. 

Chính vì chủ trương phát triển đội tuyển theo lối chơi Blitzkrieg, các thủ môn Đức bây giờ là những người dùng chân tốt nhất thế giới, từ Manuel Neuer cho đến Marc-Andre ter Stegen. Các hậu vệ của Đức như Philipp Lahm, Mats Hummels không chỉ giỏi xoạc bóng mà còn là những người xử lý bóng rất mềm mại và thông minh. Còn tiền vệ Đức là những người sáng tạo nhất hiện nay.

Khi cả nước Đức chuyển mình để giữ vai trò lãnh đạo tại EU, các cầu thủ có gốc gác ở nước ngoài được tạo điều kiện tối đa. Nguồn cầu thủ của Đức trở nên đa dạng hơn. Đức cũng dung nạp tinh hoa của bóng đá nước bạn chứ không còn bảo thủ. Họ có thể phất một đường chuyền dài kiểu Anh, có thể ban bật như Tây Ban Nha. Sự lột xác ấy diễn ra toàn diện và đồng bộ từ cấp độ đào tạo trẻ lên đến các CLB.

Ở Italia, HLV Antonio Conte vừa chỉ trích các CLB không nghĩ đến quyền lợi đội tuyển khi ít dùng những cầu thủ trong nước, lại chơi với những chiến thuật xa lạ. Ở Đức, các CLB làm mọi thứ để có thể giúp đội tuyển mạnh hơn. Họ đồng loạt chơi tấn công, đồng loạt đá đẹp và chủ động giành lấy sự chủ động thay vì rình rập như trước.

Vị trí thứ 3 tại World Cup 2010, vào bán kết EURO 2012 là những dấu hiệu của một sự chuyển mình, chức vô địch World Cup 2014 là trái ngọt của cuộc cách mạng. Đức luôn là đội bóng ghi nhiều bàn nhất ở những giải đấu mà mình tham gia cho dù họ không có những tiền đạo ở đẳng cấp thế giới. 

Tiền vệ Đức bây giờ toàn là những ngôi sao hàng đầu tại CLB của mình, là những bậc thầy về kỹ thuật. Đấy là Oezil ở Arsenal, là “Messi của Đức” Mario Goeze, là cầu thủ có thể bịt mắt vẫn đá trúng được xà ngang là Marco Reus, là những Thomas Mueller, Andre Schuerrle, Toni Kroos... cực kỳ lợi hại.

Ronaldinho, vẫn được xem là bậc thầy về kỹ thuật cá nhân, nhận định: “Đức bây giờ có quá nhiều kỹ thuật gia. Chẳng hạn như Mesut Oezil. Anh ấy chơi bóng như một cầu thủ Brazil vậy. Người Đức cũng không còn đá theo kiểu máy móc như trước, họ có một ý tưởng tuyệt vời và điều đó tốt cho bóng đá”.

Một nhân vật vẫn luôn truyền cảm hứng như Ronaldinho mà nói như thế, ta thấy rõ ràng cuộc cách mạng của người Đức đã có thành tựu. Một nước Đức lãnh đạo EU tất nhiên cũng phải có một đội tuyển Đức lãnh đạo nền túc cầu thế giới. Đấy là một cuộc thay đổi mà có lẽ tất cả những nền bóng đá khác nên học hỏi, để bảo vệ vẻ đẹp của bóng đá.

“Sau các buổi tập, tôi đều tập thêm các bài tập về dứt điểm và điều này khiến tôi tự tin hơn. Nếu nhìn vào những cơ hội mà tôi có được trước khung thành, bạn sẽ thấy tôi tận dụng chúng khá tốt. Cầu thủ nào cũng muốn ghi bàn cả. Tôi cũng đặt ra mục tiêu phải ghi bàn mùa này nhiều hơn mùa trước. Nhưng điều quan trọng là chúng tôi phải chơi tốt và tiếp tục thành công”. - Mesut Oezil

“Mesut lại một lần nữa chơi tuyệt vời. Cậu ấy đã trưởng thành hơn qua thời gian để trở thành một người làm chủ sân bóng đúng nghĩa. Tôi rất hài lòng với việc ấy”. - Arsene Wenger.

“Oezil đá như cầu thủ Brazil”. - Ronaldinho

“Mesut là cầu thủ thông minh nhất mà tôi từng chơi cùng. Thậm chí cậu ấy chính là cầu thủ thông minh nhất châu Âu ngày nay. Mesut nhìn thấy những khoảng trống chỉ mình anh ấy nhận ra”. - Philipp Lahm.

“Cậu ấy ngày càng đá phạt cừ hơn. Nếu tiếp tục chơi như thế này, Mesut sẽ có tác động cực lớn đến mùa giải của chúng tôi”. - Per Mertesacker.

CON SỐ
2,46 - Từ ngày đặt chân đến nước Anh, Mesut Oezil bình quân có 1 đường kiến tạo thành bàn sau 2,46 trận, cao nhất lịch sử Premier League. Người xếp thứ nhì là Eric Cantona, anh kiến tạo thành bàn sau bình quân 2,79 trận.
10 - Oezil đã có 10 pha kiến tạo thành bàn mùa này. Tổng số pha kiến tạo của cả đội Man United chỉ là 9, của Chelsea chỉ là 8. Phân nửa số đội tại Premier League có số pha kiến tạo ít hơn Oezil.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Hậu vệ Lê Đức Tuấn: Mỉm cười tự hào sau 12 năm bị nghi bán độ Hậu vệ Lê Đức Tuấn: Mỉm cười tự hào sau 12 năm bị nghi bán độ

    Sau trận chung kết SEA Games 22, Đức Tuấn sống trong những ngày tháng kinh hoàng, bị người hâm mộ nhìn như kẻ tội phạm. Quá áp lực, có lúc anh đã tính tới chuyện bỏ bóng đá. Nhưng rồi bằng nghị lực phi thường, bằng khát khao cháy bỏng chứng tỏ sự trong sạch của mình, anh đã đứng dậy bước tiếp.

  • Ngô Hoàng Thịnh chia tay SLNA: Rớt nước mắt nói lời tạm biệt Ngô Hoàng Thịnh chia tay SLNA: Rớt nước mắt nói lời tạm biệt

    Do không tìm được tiếng nói chung trong việc gia hạn hợp đồng với SLNA, Ngô Hoàng Thịnh buộc phải nói lời chia tay với đội bóng quê hương. Dù đã chuẩn bị tinh thần từ trước, tiền vệ sinh năm 1992 vẫn rớt nước mắt khi quyết định ra đi bởi đội bóng xứ Nghệ đã trở thành một phần máu thịt của anh.

  • Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ cuối): Con tim và lý trí Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ cuối): Con tim và lý trí

    Kính thưa Quý độc giả! Suốt 5 tháng vừa qua BĐ&CS đã giới thiệu với quý độc giả 22 chương của cuốn tự truyện “Vượt qua giới hạn” của chân sút cá tính Luis Suarez. Sau cuốn tự truyện này chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến quý độc giả những cuốn sách hấp dẫn của những nhân vật thể thao lừng lẫy khác. Mời các bạn đón đọc!

  • Các hậu vệ cánh Brazil: Thương hiệu đẳng cấp Các hậu vệ cánh Brazil: Thương hiệu đẳng cấp

    Nói đến bóng đá Brazil là phải nói đến Pele, Garrincha hoặc Ronaldo, Ronaldinho? Không sai. Nhưng đấy không phải là nét đặc thù. Một trong những nét đặc thù quan trọng nhất làm nên “nhãn hiệu Brazil” trong lịch sử bóng đá chính là khả năng tấn công tuyệt vời của các hậu vệ cánh, qua bao thời đại.

  • Nữ hoàng điền kinh Vũ Thị Hương: “Bảo mẫu” showbiz Nữ hoàng điền kinh Vũ Thị Hương: “Bảo mẫu” showbiz

    Trước thềm SEA Games 28, cựu binh Vũ Thị Hương từng đoạt tới 7 tấm HCV này đã bất ngờ giã từ đường chạy, cho dù vẫn dư sức độc chiếm cả 2 đường chạy 100m và 200m thêm một lần nữa. Tuy không còn tranh tài song “nữ hoàng điền kinh” đất Thái Nguyên tiếp tục nổi bật trên đất Singapore, với vị trí đại sứ của đoàn TTVN.

  • Đội tuyển của những chân dài và giai đẹp Đội tuyển của những chân dài và giai đẹp

    Nhờ những bước tiền thần tốc về thành tích, gắn với một đội hình đầy sức trẻ và một vẻ đẹp hình thể điển hình, điền kinh đã trở thành một ĐTQG đặc biệt “hot” của làng thể thao Việt. Rất đặc biệt vì như ví von, hiện tại không môn nào sở hữu nhiều giai đẹp, chân dài như điền kinh.

  • Đội trưởng Inter sập bẫy mỹ nhân? Đội trưởng Inter sập bẫy mỹ nhân?

    Mauro Icardi trao quyền đại diện cho Wanda Nara như để thể hiện niềm tin và tình yêu tuyệt đối của mình dành cho người bạn đời. Nhưng giới truyền thông Argentina cảnh báo, có thể đội trưởng Inter Milan sẽ sập bẫy Wanda, giống như chồng cũ của mỹ nhân này là tiền đạo Maxi Lopez.

  • Ai là “mỹ nhân cò số 1”? Ai là “mỹ nhân cò số 1”?

    Phụ nữ làm nghề đại diện cầu thủ bóng đá chỉ chiếm thiểu số so với cánh đàn ông. Tuy nhiên, trong số những nữ đại diện chuyên nghiệp ít ỏi lại không hiếm bóng hồng bốc lửa. Họ có thể là diễn viên, ngôi sao truyền hình, thậm chí là cả… siêu mẫu Playboy.

  • Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 21): Cú sút của niềm tin Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 21): Cú sút của niềm tin

    Tôi vừa đau vừa sợ, sợ là sự liều mạng có thể kết liễu cả sự nghiệp của mình. Nhưng đối thủ là nước Anh, nước Anh của tôi. Tôi không thể bỏ qua trận đấu ấy, và tôi tin tưởng Walter hoàn toàn.

  • Sergi Roberto: Trái ngọt của sự kiên nhẫn Sergi Roberto: Trái ngọt của sự kiên nhẫn

    Luis Suarez và Neymar đã thay phiên nhau ghi bàn cho Barcelona trong thời gian Lionel Messi bị chấn thương. Nhưng có một ngôi sao không thể không nhắc đến trong hành trình vừa qua của nhà ĐKVĐ Champions League Barcelona: Sergi Roberto.

  • Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 20): Mắc nợ với Maestro Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 20): Mắc nợ với Maestro

    Uruguay đã trải qua rất nhiều năm thi đấu dưới sức mình cho đến khi Oscar Tabarez xuất hiện. Khi chính thức trở thành HLV trưởng Uruguay hồi 2006, ông này viết hẳn một báo cáo về thực trạng bóng đá Uruguay và vạch ra một chiến lược. Bản báo ấy đã trở thành kim chỉ nam cho bóng đá Uruguay, được các quan chức Liên đoàn và cầu thủ răm rắp tuân theo.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x