Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 21): Cú sút của niềm tin

Tôi vừa đau vừa sợ, sợ là sự liều mạng có thể kết liễu cả sự nghiệp của mình. Nhưng đối thủ là nước Anh, nước Anh của tôi. Tôi không thể bỏ qua trận đấu ấy, và tôi tin tưởng Walter hoàn toàn.
Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 21): Cú sút của niềm tin
GIÂY PHÚT XUẤT THẦN
Khi trận đấu diễn ra, tôi cảm thấy có gì đó rất lạ. Bởi vì tôi nhìn đâu cũng thấy điểm yếu của hàng phòng ngự Anh, những điểm yếu mà chúng tôi hoàn toàn có thể khai thác được. Tôi không nghĩ là tuyển Anh lại có thể chơi phòng ngự lỏng lẻo như thế.

Tôi từng đối đầu không ít lần với Gary Cahill và Phil Jagielka. Những lần ấy tôi đều chơi tốt nên tôi tự tin là mình có thể gây khó khăn cho họ. Nhưng tôi không thể ngờ là mình lại có nhiều khoảng trống như thế. Có thể vì họ biết tôi không hoàn toàn khỏe mạnh nên có chút chủ quan chăng? Chỉ biết nếu như ở Premier League, không đời nào họ để cho tôi nhận bóng rồi sau đó quay mặt nhìn về khung thành dễ dàng như thế. Họ sẽ áp thật sát và nếu cần sẽ phạm lỗi nữa.

“Thật là quái lạ. Sao bọn họ lại để cho mình có nhiều không gian thế nhỉ?”, tôi tự hỏi. Đôi khi tôi có cảm giác là họ cảm thấy hồi hộp do tính chất trận đấu căng thẳng. Có vẻ như việc khoác áo đội tuyển Anh khiến cho họ không yên tâm như khi chơi tại CLB.

Ngược lại, chúng tôi - tức Uruguay - chơi rất tốt. Sự tự tin tăng dần và bàn thắng đến như một điều tất yếu. Đó là một cú đánh đầu hạ gục Joe Hart và khi nhìn thấy bóng tung lưới, tôi lập tức chạy về phía băng ghế huấn luyện. Tôi chưa từng lên kế hoạch cho việc này, nhưng trong giây phút ấy, tất cả những thứ Walter đã từng làm cho tôi và những gì mà tôi đã phải trải qua để góp mặt được trong trận đấu này đồng loạt ùa về. 


Khi ấy Walter cũng đứng dậy để đưa nước cho các hậu vệ, ông ấy không nhìn thấy tôi đang chạy đến và ôm chầm lấy mình. Walter đã giúp tôi đến tận lực, không màng đến căn bệnh ung thư đang giết chết ông ấy. Tôi ôm chặt ông trong tay mình và chỉ tay vào ông ấy. Không có Walter, không thể có pha ghi bàn ấy.

Bàn thứ hai của trận đấu diễn ra khá lạ lùng. Anh gỡ hòa ở phút thứ 70 và tôi ngỡ cơ hội thắng trận của đội nhà đã tan biến. Khi ấy tôi đang đau đến mức không chạy nổi. Cả hai bắp chân của tôi đều nhức nhối như vừa trải qua một đợt tập thể lực rất nặng. Tôi nhìn về băng ghế dự bị, đã bao lần định ra hiệu thay người nhưng có điều gì đó đã ngăn tôi lại. Về mặt thể chất, tôi thật sự đã chết. Về mặt tâm lý, có lẽ tôi cũng không trụ lâu hơn được nữa.

“Mình sẽ thua trận này thôi,” tôi bi quan nghĩ. Khi ấy chúng tôi chẳng tạo ra được cơ hội nào. Nhưng bất thình lình, quả bóng lại rơi vào khoảng trống trước mặt tôi, sau khi nó sượt qua đầu của Steven Gerrard.

Tôi không thể chạy, nhưng khi thấy quả bóng tôi lại chạy hết sức bình sinh. Tất cả những gì tôi có thể làm lúc ấy là bỏ mặc cơn đau ở hai chân, nhắm mắt nhắm mũi mà chạy. Rồi tôi sút nó, không quan tâm khung thành ở đâu, Joe Hart đã khép góc như thế nào, đơn giản là tung hết lực chân còn lại của mình. Thú thật với bạn là tôi không hề tin pha ấy bóng lại vào lưới.

Giây phút ấy, mọi thứ như mờ đi. Tôi trượt trên thảm cỏ, hai tay giang rộng, cả sân vận động như bao bọc lấy mình. Thật không thể tin nổi. Tôi nhìn về phía khán đài có gia đình mình, mọi người đều hò hét như phát rồ. Sofi sau đó kể tôi nghe Delfi đã nói gì trong giây phút ấy. Vì suốt cả mùa giải cô bé nhìn thấy tôi thi đấu cùng với Jordan (Henderson), Glen (Johnson), Raheem (Sterling), Daniel (Sturridge) và Steven nên khi thấy tôi vui mừng thì hồn nhiên hỏi:

- Mẹ, sao chúng ta vui mừng vì Liverpool thua vậy?

- Không đâu con yêu. Bố con ghi bàn, Uruguay thắng.

BÓNG ĐÁ ANH NÊN CÓ KỲ NGHỈ ĐÔNG
Tôi thật sự rất yêu bóng đá Anh, nhưng nước Anh một lần nữa bị loại khỏi World Cup và một cuộc tranh luận khác lại nỗ ra. Khi người ta bàn về việc nước Anh thiếu nguồn lực để thành công thì tôi đã cười rất to. Làm gì có chuyện hoang đường như thế được. Với số lượng cầu thủ họ có, với cơ sở vật chất hàng đầu thế giới, với nền tài chính mạnh mẽ và một giải đấu được hàng triệu người xem, tất cả đều là niềm mơ ước của biết bao nền bóng đá khác.

Vì thế, vấn đề nằm ở một chỗ khác. Việc không có kỳ nghỉ Đông là một nguyên nhân quan trọng. Tôi biết chương trình Giáng Sinh và Năm mới rất quan trọng với người Anh, nhưng lẽ ra phải có chế độ nghỉ bù cho các cầu thủ. Khi mạch trận hành xác ấy trôi qua, họ xứng đáng được nghỉ tầm 15-22 ngày để hồi phục từ thể lực cho đến tinh thần. Việc ấy sẽ giúp ích rất nhiều. Thay vào đó, họ nhồi thêm các giải đấu Cúp vào lịch thi đấu.

Một vấn đề khác nữa là sự căng thẳng của các trận đấu. Nếu mang sự quyết liệt này mà so với Bundesliga, La Liga, bạn sẽ thấy rõ những trận đấu tại Anh căng hơn rất nhiều. Các cầu thủ từ nước ngoài vừa đặt chân đến Anh lập tức nhận ra khác biệt rất rõ này. Và đây cũng là nguyên nhân khiến các CLB Anh thi đấu không tốt ở Champions League theo ý kiến của tôi.


Hãy nhìn lại cách Bayern Munich và Real Madrid vô địch Champions League để thấy kỳ nghỉ Đông có tác dụng tích cực như thế nào. Họ có những 15 ngày để chuẩn bị cho giai đoạn lượt về. Các cầu thủ của họ được nghỉ ngơi, gặp gỡ gia đình và sau khi kỳ nghỉ kết thúc, tất cả đều háo hức để trở lại và tiếp tục công việc còn dang dở. Còn ở Anh, mọi thứ cứ cuốn cầu thủ đi. Vì thế nên khi đến với World Cup, các cầu thủ Anh gần như đã chạy không nổi. 

Lẽ ra chính tôi cũng... chạy không nổi. Nhưng tôi đã vượt qua những giới hạn của bản thân để có một trận đấu đáng nhớ, cùng với sự giúp đỡ của Walter. Trước trận đấu một ngày, ông ta đã phải tiêm cho tôi thuốc giảm đau để có thể đi lại được. Trong phòng thay quần áo, tôi cứ ôm lấy ông ấy không rời. Đấy là lần đầu tiên tôi nhìn thấy Walter khóc. Có những người trong Liên đoàn biết Walter đã 25 năm, nhưng chưa từng thấy ông ta khóc lần nào. Nhưng lần này ông ta đã cùng tôi liều mạng để có thể góp mặt tại World Cup. Ông ấy vừa khóc vừa nói với tôi:

- Cái thằng điên này, đứng không nổi mà còn sút. Mày không sợ cưa chân hả con trai?

Cảm thông với những đồng đội ở Liverpool
Tôi hiểu cảm giác của Stevie. Quả bóng bay sượt qua và anh ấy đã làm mọi cách để ngăn nó lại. Tôi cảm thấy thật khó khăn để bắt chuyện với Stevie và Glen sau trận. Chúng tôi đã cùng nhau trải qua quá nhiều chuyện tại Liverpool và Stevie biết đây đã là kỳ World Cup cuối cùng của mình. Đấy quả là một cách không hay ho gì để khép lại sự nghiệp quốc tế. Hai thất bại mà chính mình góp phần gây ra là một kết cục thật tàn nhẫn cho những hy vọng và Stevie không đáng phải đón nhận tất cả những điều đó.

Tôi đổi áo với Glen sau hiệp 1, nhưng dứt trận thì tôi không đổi với ai nữa. Sau đó tôi trao áo đấu cho Jordan và Stevie để họ kỷ niệm. Tôi không dám nói chuyện với họ nhiều, chỉ đến ôm rồi đi chỗ khác. Tôi không thể  giấu được niềm vui thắng trận, cho dù tôi có cảm thông với họ bao nhiêu đi nữa.
(Còn nữa)

 >> Tự truyện "Vượt qua giới hạn" của Luis Suarez (Kỳ 15)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 14)
 >> 
Tự truyện "Vượt qua giới hạn" của Luis Suarez (Kỳ 13)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 12)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 11)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 10)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 9)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 8)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 7)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 6)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 5)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 4)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 3)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 2)
 >> Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 1)
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

  • Sergi Roberto: Trái ngọt của sự kiên nhẫn Sergi Roberto: Trái ngọt của sự kiên nhẫn

    Luis Suarez và Neymar đã thay phiên nhau ghi bàn cho Barcelona trong thời gian Lionel Messi bị chấn thương. Nhưng có một ngôi sao không thể không nhắc đến trong hành trình vừa qua của nhà ĐKVĐ Champions League Barcelona: Sergi Roberto.

  • Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 20): Mắc nợ với Maestro Tự truyện “Vượt qua giới hạn” của Luis Suarez (Kỳ 20): Mắc nợ với Maestro

    Uruguay đã trải qua rất nhiều năm thi đấu dưới sức mình cho đến khi Oscar Tabarez xuất hiện. Khi chính thức trở thành HLV trưởng Uruguay hồi 2006, ông này viết hẳn một báo cáo về thực trạng bóng đá Uruguay và vạch ra một chiến lược. Bản báo ấy đã trở thành kim chỉ nam cho bóng đá Uruguay, được các quan chức Liên đoàn và cầu thủ răm rắp tuân theo.

  • Tự truyện "Vượt qua giới hạn" của Luis Suarez (Kỳ 19): Thề không bao giờ làm thầy Tự truyện "Vượt qua giới hạn" của Luis Suarez (Kỳ 19): Thề không bao giờ làm thầy

    Luis Suarez là một con người gai góc, trong huyết quản của anh luôn đầy ắp cái gọi là “tính chiến đấu”. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, Suarez luôn dành sự quan tâm, thông cảm với rất nhiều người, những nhân vật tưởng như mọi người sẽ quên ngay sau khi làm việc như HLV hay nhân viên vật lý trị liệu.

  • Học viện HA.GL - Arsenal JMG: Giọt nước mắt của những viên ngọc mài dở Học viện HA.GL - Arsenal JMG: Giọt nước mắt của những viên ngọc mài dở

    Học viện bóng đá HA.GL - Arsenal JMG đã thành công với 2 khóa đào tạo đầu tiên của mình với việc cho ra lò hàng chục cầu thủ chất lượng. Thế nhưng, ít ai biết rằng, đằng sau đó cũng có những “phiên bản lỗi” là những cầu thủ có thể không thể theo nghiệp vì lý do chuyên môn, vì chấn thương và vì thể hình quá bé nhỏ…

  • HA.GL – Arsenal JMG: Đất nào dành cho “những chú lùn”? HA.GL – Arsenal JMG: Đất nào dành cho “những chú lùn”?

    Ở HA.GL – Arsenal JMG có rất nhiều người cao chỉ khoảng 1m65 trở xuống. Bất lợi về thể hình có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho những cầu thủ này chỉ đóng vai “kép phụ”.

  • HA.GL - Arsenal JMG & những tài năng rơi lại phía sau HA.GL - Arsenal JMG & những tài năng rơi lại phía sau

    Họ từng được đánh giá ngang bằng những Công Phượng, Tuấn Anh… thậm chí có tiềm năng hơn khi đậu vào Học viện HA.GL - Arsenal JMG nhưng bây giờ họ đang rơi lại phía sau. Thậm chí, có những người có thể sẽ bị loại khỏi Học viện, đi học, về nhà, hoặc làm một công việc khác. Họ là…

  • Đông Triều: “Tôi phải làm lại từ đầu” Đông Triều: “Tôi phải làm lại từ đầu”

    V.League 2015 được coi là mùa giải thất bại của một trong những cầu thủ trẻ được kỳ vọng nhất ở HA.GL - Trần Hữu Đông Triều. Chính vì thế, VCK U21 QG 2015 là nơi để trung vệ này tạo bàn đạp cho mùa giải mới.

  • Keylor Navas: “Tôi muốn viết  lịch sử của riêng mình” Keylor Navas: “Tôi muốn viết lịch sử của riêng mình”

    Các Madridista không thể ngờ là mình lại quên Iker Casillas nhanh đến thế. Keylor Navas chẳng những thay thế trọn vẹn vai trò về chuyên môn mà Iker để lại, anh còn mang đến sự hào hứng hiếm có thông qua những pha cứu thua của mình. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về anh chàng Costa Rica kính Chúa này thông qua bài phỏng vấn của anh cho kênh Cadena COPE.

  • Chứng chỉ, bằng cấp huấn luyện được phân cấp như thế nào? Chứng chỉ, bằng cấp huấn luyện được phân cấp như thế nào?

    Bằng cấp, chứng chỉ huấn luyện được phân cấp theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất như sau: C, B, A và Pro. Tương ứng với các cấp độ kể trên là mức độ nội dung của khoá học cũng như tuỳ vào từng loại đối tượng mà HLV sau đó sẽ làm việc.

  • Hoàng Anh Tuấn - HLV đầu tiên của Việt Nam có bằng chuyên nghiệp Hoàng Anh Tuấn - HLV đầu tiên của Việt Nam có bằng chuyên nghiệp

    “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Câu tục ngữ ấy có lẽ rất đúng với những gì mà HLV Hoàng Anh Tuấn đang trải nghiệm. Sau khóa học để lấy tấm bằng huấn luyện Chuyên nghiệp (Pro License) kéo dài hơn 1 năm, chiến lược gia người Khánh Hòa thậm chí còn nhận được rất nhiều kiến thức mà gần 1 thập kỷ theo nghiệp cầm quân của ông vẫn chưa thể tích lũy.

  • Gianluigi Donnarumma: Định mệnh đẹp ở tuổi 16 Gianluigi Donnarumma: Định mệnh đẹp ở tuổi 16

    Đội bóng trải qua 3 trận liên tiếp không thắng. HLV bèn thay... thủ môn. Kết quả mỹ mãn: 2 trận toàn thắng, với người giữ thành là một cậu bé mới 16 tuổi. Thoạt nghe cứ như đấy là loại hình bóng đá “phong trào”. Nhưng đấy là chuyện có thật, tại đấu trường Serie A khốc liệt, liên quan đến CLB AC Milan lừng lẫy danh tiếng!

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x