Trẻ em không được… chơi bóng đá  

Hải An
14:27 ngày 01-06-2020
Trẻ em không được ăn thịt chó, ấy là câu của ông Nam Cao. Không ngờ câu nói ấy lại nổi tiếng đến mức cũng có ngày việc giết mổ đánh chén thịt chó được “luật hoá”. Thế còn, tại sao trẻ em không được chơi bóng đá? Đơn giản thôi, tất cả nhằm bảo vệ bảo trẻ em.  

Trẻ em là một loài sinh vật yếu ớt so với sinh vật Người Lớn, trong đó bao gồm sinh vật Phụ Huynh Quái Vật, sinh vật Thầy Cô Quái Vật. Đấy là sự thật nếu chúng ta nhìn vào chiến lược trồng người quái vật đang dành cho đối tượng trẻ em, thế hệ tương lai cho những sinh vật thuộc hệ Quái Vật đã bị lão hoá và hết vai trò.  

Các bậc phụ huynh bây giờ không tham ăn tục uống vì đói khát nghèo khổ đến nỗi ăn hết cả con chó mà không phần cho con cái mình một miếng nào như trong truyện của Nam Cao. Ngược lại, như quả báo cho lỗi lầm của tổ tiên, bây giờ trẻ em được nhồi đồ ăn, thức uống chẳng khác gì người Pháp nuôi ngỗng lấy gan.  

Trong mắt phụ huynh bây giờ, con cái đều là Con Giời, Con Phật ký gửi xuống nhà mình cả, không thì cũng thuộc dạng thiên tài, thần đồng bẩm sinh, chí ít cũng phải bằng Mozart, Nishi Uggalle hay bé Phương Mai của “Con cò bé bé” vậy. Đã thuộc dòng tinh hoa tiềm ẩn như thế, đến gan rồng mua được để làm pate thì cũng xuống tiền ngay chẳng cần cân nhắc.  

Thế nên, những bậc phụ huynh cả thời hoa niên thơ mộng chỉ giỏi trèo me, hái sấu, không biết mặt mũi tấm giấy khen như thế nào, lại chửi bới xa xả con cái mình chỉ vì điểm thi cuối năm “sao lại có 2 môn chỉ được 9,5, mà không toàn điểm 10, ối giời ôi, quân ăn tàn phá hoại”.

Họ chửi ngay giữa trường học, chửi trên đường, chửi đến tận nhà và chửi luôn trên mạng xã hội để thể hiện sự u uất, đắng cay. Đúng rồi, thịt chó thích ăn là có, thế mà tại sao không được 10 toàn bộ các môn, để bố mẹ mở mày mở mặt trong những hội nhóm Zalo, Facebook?

Họ coi 9,5 điểm là thảm hoạ hạt nhân, coi truyện tranh là thứ thuốc độc phá huỷ tinh thần và coi bóng đá là con đường diệt vong của con cái.  

Góp sức cùng với Phụ Huynh Quái Vật là Giáo Viên Quái Vật.  

Đây chính đại diện cho một hệ thống trồng người giống hệt cái tàu há mồm nuốt trọn toàn bộ thời gian của trẻ em. Học hành liên miên, áp lực điểm chác, thi cử, thành tích dạy tốt – học tốt đã tạo nên một vòng đời chuẩn mực cho trẻ em: Học - Ăn - Học - Ngủ.  

Rồi vòng đời này còn tiến hoá lên cấp cao hơn là vừa Ăn vừa Học, vừa Ngủ vừa Học. Để có được điều này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Phụ Huynh Quái Vật và Giáo Viên Quái Vật để thực hiện lịch Ăn - Học - Ngủ sít sao hơn cả lịch bóng đá hậu Covid-19.

Đây là sự đồng điệu lớn, cho dù đôi lúc giáo viên cũng bêu xấu phụ huynh trong nhóm Zalo, còn phụ huynh cũng dàn cảnh chụp ảnh “ắp Phây” để cho giáo viên biết tay.  

Tuy nhiên, giữa 2 lực lượng Quái Vật đều cho rằng, trẻ em không được chơi bóng đá hoặc các hoạt động ngoài trời nào vì nó tốn thời gian vô ích. Thà rằng giải trí bằng cách luyện trí nhớ hay tập piano để trở thành thần đồng còn hơn. Còn không thì viết sách, vẽ tranh, làm thơ…. Toàn những thứ tinh hoa hơn trò bêu nắng giữa sân mà đá bóng.  

Sinh vật Người Lớn giờ nhìn sinh vật Trẻ Em như một cái gì đó khác lạ chứ không phải bản thân họ của vài chục năm trước. Họ quên rằng, mình có một tuổi thơ đầy những buổi trưa trốn ngủ, chạy ra đường nhựa bỏng rát nắng hè hay những mảnh ruộng lởm chởm gốc rạ để mà chạy theo trái bóng nhựa đầy mê mải đến tận chiều tối, bất chấp những trận đòn tới tấp đang đợi ở nhà.  

Họ, những đứa trẻ con ngày xưa làm gì có giày tất bóng đá hay giáp bảo vệ ống quyển, đầu gối. Chỉ có đôi chân trần và khát vọng được đá bóng, đủ để tạo dựng những mùa hè tuyệt vời. Với trẻ em khi đó, trái bóng là thứ cao quý nhất trần đời, đứa trẻ sở hữu trái bóng là vua của đám trẻ chứ không phải là đứa có IQ cao nhất, nhiều điểm 10 nhất, mẹ làm hội trưởng hội phụ huynh lâu nhất.  

Luật lệ của bóng đá do chúng tự đặt ra, từ “manh”, đến “lu”, đến “pê năng ty”. Một thú luật lệ bất thành văn nhưng được toàn bộ trẻ em tuân thủ một cách vui vẻ và hồn nhiên, chứ không phải những thứ luật do người lớn lấy tư duy người lớn để áp đặt cho con trẻ.  

Từ những trận cầu trốn ngủ trưa, từ những màn đọ sức nảy lửa, triền miên suốt mùa Hè mà tình yêu bóng đá bén rễ và phát triển mạnh mẽ. Để rồi ước mơ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp nổi tiếng khắp nơi được ươm mầm và trở thành mục tiêu hướng tới. Danh vọng là một phần, bởi trẻ con đâu biết gì danh vọng, nhưng chủ yếu là để được sống với bóng đá trọn đời.  

Những trận cầu bị mẹ cha la mắng đó đã đem đến cho bóng đá biết bao người hùng. Bóng đá Brazil, bóng đá Argentina, bóng đá Tây Ban Nha, bóng đá Italia và cả bóng đá Việt Nam… đã có vô số danh thủ xuất thân từ bóng đá đường phố, mê mẩn trái bóng còn hơn điểm 9, điểm 10, và trở thành báu vật quốc gia độc nhất vô nhị, vượt lên sô vố những giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ vốn “nhiều như quân Nguyên”.  

Tầm đẳng cấp siêu sao thế giới như Messi, Neymar đến tầm ngôi sao bóng đá nước nhà như Quang Hải, Hùng Dũng chẳng có gì khác nhau. Họ đều có những ký ức tuổi thơ được gắn liền với trái bóng và họ đam mê đi theo tình yêu của trái bóng. Để rồi, một bàn thắng của họ khiến cả dân tộc phải bùng nổ, và ca ngợi.  

Điều gì sẽ xảy ra, nếu Messi, Neymar, Quang Hải, Hùng Dũng và hàng triệu cầu thủ khác gặp phải những Phụ Huynh Quái Vật và Giáo Viên Quái Vật, những người sẵn sàng dập tắt thú vui con trẻ để buộc chúng phải phục vụ thú vui “danh giá, thành tích” của mình một cách còn tàn nhẫn hơn cả người bố bắt con cái nhịn thịt chó để đãi khách trong truyện của Nam Cao?  

Nếu thế, có lẽ chúng ta sẽ có một Neymar được chạy điểm để được lọt vào trường Đại học Cảnh Sát Brazil, còn Messi trở thành một viên chức sở thuế mẫn cán có biên chế, còn Quang Hải đang là quản đốc phân xưởng may ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long và Hùng Dũng kinh doanh bạc trang sức theo chân ông bố.  

Cuộc sống nếu chỉ như vậy thì quá nhàm chán. Bởi đâu đâu cũng là con ngoan trò giỏi, một “trại lính mặc đồng phục” được hình thành từ trong trứng. Xã hội này sẽ không có những bàn thắng truyền cảm hứng, những pha lừa bóng khiến cả nước phải trầm trồ hay những chiến công được triệu triệu người cùng tôn vinh.  

Có thể, tuổi thơ của những Phụ Huynh - Giáo Viên - Người Lớn Quái Vật kia vẫn đầy ắp sự hồn nhiên và lựa chọn. Thế nhưng, vì điều gì, họ lại muốn bắt ép con trẻ phải đi theo mô hình mà họ mong muốn, thứ mô hình nếu cho chính họ đi theo ở tuổi ấu thơ cũng trở thành quá sức, áp lực và địa ngục.  

Có thể, ngày xưa, những ông bố bà mẹ “thương con” theo chuẩn mực bao bọc và vô nhiễm như bây giờ, cũng lăn lộn trong cát bụi, giẫm chân trần vào những bãi phân trâu tươi mềm nóng để chạy theo trái bóng, thế nhưng bây giờ, họ không muốn con mình chơi bóng đá, dù đá bóng trên sân cỏ hay sân cỏ nhân tạo với đầy đủ trang thiết bị bảo hộ.  

Họ tính toán bằng tư duy người lớn rằng khả năng thất bại trong nghiệp cầu thủ là quá cao, chẳng bằng đi học hết cấp Ba rồi xin đi làm công nhân may, nếu khéo léo chạy chọt hoặc phúc ấm tổ tiên độ trì thì có thể về hưu với hàm quản đốc phân xưởng. Hoặc phải học đại học bằng được vì có bằng cấp thì sẽ xin được việc.  

Đành rằng, nghề cầu thủ nghiệt ngã, không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới, thậm chí ở những cái nôi sản sinh cầu thủ như Brazil. Để có một Marcus Rashford thành danh ở Man United, đã có hai trăm cầu thủ trẻ khác bị thải loại, hoặc mãi mãi chỉ là “hạng lông”.  

Nhìn vào các đội hình ở V.League chúng ta cũng sẽ thấy điều đó. Hầu như các ngôi sao, các cầu thủ chính đều ở nông thôn nghèo khó. Ngay cả những ngôi sao của Hà Nội FC như Quang Hải, Hùng Dũng, Duy Mạnh, Văn Hậu, Văn Quyết… cũng chẳng có ai là trai thành phố.  

Đã không còn cái thời Hồng Sơn, Minh Hiếu, Huỳnh Đức, Việt Hoàng, Đức Thắng… đều là trai của các thành phố. Lần ngược về quá khứ thì thời nào cũng có những danh thủ gốc thành phố trong các đội bóng mạnh nhất Việt Nam, những người đã đi vào ngôi đền huyền thoại.  

Bây giờ, ngoại trừ trường hợp hiếm hoi của Nguyễn Tuấn Anh, khi đi theo bóng đá từ nhỏ dù gia đình khá giả, còn lại, đa phần đều là trẻ em của gia đình nghèo, không có lựa chọn nào khác ngoài đi theo bóng đá hoặc đỗ Đại học hoặc đi lao động ở nước ngoài.  

Chính vì thế, những Phụ Huynh Quái Vật càng có cớ để cấm trẻ em đến với bóng đá, cho dù, chỉ ở mức thú vui giải trí ở mùa hè hay sau những giờ học hành căng thẳng. Họ chỉ nhìn thấy nguy cơ gãy tay, gãy chân, cảm nắng, đen da từ bóng đá mà không quan tâm đến cảm xúc và ham muốn của con trẻ.  

Họ làm rất đúng chủ trương: “Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”, nhưng mà thứ tốt đẹp theo suy nghĩ của họ chứ không là thứ tốt đẹp mà trẻ em mong muốn.  

Vậy trẻ em muốn gì?  

Đơn giản thôi, được chơi bóng cùng bạn bè, tự nhận mình Messi hay Quang Hải, được sút bóng vào lưới dù có bật móng chân hay ngã trầy đầu gối. Và quan trọng hơn, trẻ em cần được sống với đúng lứa tuổi, với các bạn bè. Có thể, trong trận đấu chiều nay, trẻ em sẽ là một cầu thủ chân gỗ nhưng như thế còn thích hơn là một thần đồng biết tuốt ngồi thu lu trong phòng điều hoà, vô trùng và không kết nối!  

Nhưng biết làm sao được, khi Người Lớn yêu cầu: Trẻ Em Không Được Chơi Bóng Đá!

XEM THÊM

Người Bayern chỉ biết có bóng đá

Paul Pogba trở lại để tỏa sáng hay lụi tàn?

Owen, Carroll, Shevchenko và những ngôi sao gây thất vọng nhất lịch sử Premier League

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15
  • Phỏng vấn giả tưởng HLV Park Hang Seo: 'Tết mà Son thì hay gì bằng' Phỏng vấn giả tưởng HLV Park Hang Seo: 'Tết mà Son thì hay gì bằng'

    Đầu xuân Canh Tý 2020, phóng viên báo Bóng đá thực hiện cuộc phỏng vấn thú vị với HLV trưởng ĐT Việt Nam - Park Hang Seo.

  • Năm Canh Tý, nói chuyện chú chuột Năm Canh Tý, nói chuyện chú chuột

    Chẳng phải ngẫu nhiên mà chuột là loài vật được xếp đứng đầu trong 12 con giáp. Có lẽ không phải bởi vẻ ngoài bé nhỏ, mà chuột thể hiện sự tinh khôn, lanh lợi, thoắt ẩn thoắt hiện nhưng rất kiên trì bền bỉ.

  • Andre Agassi & nỗi niềm... ghét tennis Andre Agassi & nỗi niềm... ghét tennis

    Andre Agassi có được nhiều thành công trên sân banh nỉ mà biết bao người mơ ước. Dù vậy, Agassi lại tự nhận từng có giai đoạn chán ngấy tennis - môn thể thao đã mang lại cho anh tiền tài và danh vọng.

  • Đã đến lúc thưởng thức nước sốt 10.000 Hòn Đảo Đã đến lúc thưởng thức nước sốt 10.000 Hòn Đảo

    ​​​​​​​Hà Lan ngoài sữa tươi và những chế phẩm từ sữa, họ còn có một thứ nước sốt thần thánh đặt gọi là sốt Hà Lan hay mỹ miều hơn là sốt 10.000 hòn đảo để ghi nhớ những nguyên liệu Á đông có trong thứ sốt này. Những nguyên liệu, gia vị đó mọc trên 10.000 hòn đảo, tức Nam Dương, nơi từng là thuộc địa của Hà Lan. 

  • Con dao hai lưỡi của Quỷ Đỏ Con dao hai lưỡi của Quỷ Đỏ

    Tính nhị nguyên chi phối cuộc sống mạnh mẽ. Sáng và tối là 2 bộ mặt của thần thời gian. Tuyệt vọng và hy vọng là trạng thái thường trực của con người. Dũng cảm và ngây dại là đặc tính của tuổi trẻ.

  • Lin Dan - Xie Xingfang: Cặp thanh mai trúc mã & cái kết buồn của chuyện tình đẹp Lin Dan - Xie Xingfang: Cặp thanh mai trúc mã & cái kết buồn của chuyện tình đẹp

    Một thời gian dài mối tình lãng mạn giữa Lin Dan và Xie Xingfang, không chỉ trong nội bộ làng cầu lồng, mà được cả thế giới ngưỡng mộ. Thế nhưng, vì “tình yêu vĩnh cữu” chỉ tồn tại trong tiểu thuyết, họ đã không có cái kết viên mãn như mộng tưởng.

  • Serena Williams, nữ chiến binh không đầu hàng  số phận Serena Williams, nữ chiến binh không đầu hàng số phận

    Serena Williams, tay vợt nữ xuất sắc nhất lịch sử quần vợt thời hiện đại, nhà sưu tập danh hiệu vĩ đại nhất, nữ chiến binh bất khả chiến bại trên cả 4 mặt sân. Tuy nhiên, ở những giây phút lắng đọng trong cuộc sống, Serena vẫn thả trôi ký ức về với quá khứ và mỗi lần như vậy, cô đều tự thán phục nghị lực của mình.

  • Evander Holyfield: Hậu vận bi thảm của tay đấm bị Mike Tyson cắn tai Evander Holyfield: Hậu vận bi thảm của tay đấm bị Mike Tyson cắn tai

    Quyền anh không chỉ khiến Evander Holyfield mất một miếng sụn tai trong lần thượng đài tai tiếng với Mike Tyson vào ngày 9/11/1996. Từng kiếm được hàng trăm triệu USD thời còn thi đấu, nhưng bây giờ tất cả những gì Holyfield còn chỉ là con số không tròn trĩnh.

  • Bí quyết thống trị cờ vua của Garry Kasparov Bí quyết thống trị cờ vua của Garry Kasparov

    Trở thành kỳ thủ số một thế giới đã khó, nhưng giữ được vị thế đó trong thời gian dài càng khó hơn. Tuy nhiên, Garry Kasparov lại đứng trên đỉnh cao chói lọi trong giới cờ vua suốt 20 năm. Đâu là bí quyết giúp Kasparov có được thành công to lớn như vậy?

  • Mặt tối sau ánh hào quang của các game thủ Mặt tối sau ánh hào quang của các game thủ

    Ai cũng nghĩ làm game thủ chuyên nghiệp là niềm hạnh phúc, chỉ chơi thôi cũng có tiền. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không đúng chút nào. Giống như các VĐV thể thao chuyên nghiệp khác, game thủ cũng phải chống chọi với những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần.

  • Sadio Mane & những năm tháng 'học làm người' ở Salzburg Sadio Mane & những năm tháng 'học làm người' ở Salzburg

    Sadio Mane đang sống một cuộc đời quý tộc, có fan riêng, đi ăn nhà hàng 5 sao, lái siêu xe Bentley nạm vàng. Tiền đã biến Mane thành một người giàu có, nhưng tri thức mới thật sự chuyển hóa Mane từ một cầu thủ châu Phi sống đầy bản năng trở thành con người như ngày hôm nay. Và tất cả số tri thức ấy Mane đều học từ Salzburg.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x