Bóng Đá Plus trên MXH

PSG đã “xỏ mũi” UEFA thế nào trong vụ Neymar?
07:40 ngày 05/08/2017
Như tuyên bố “tôi sẽ có những cầu thủ tôi muốn và không ai có thể ngăn cản” của Chủ tịch Nasser al-Khelaifi, PSG đã đưa Neymar về Paris hoa lệ bất chấp lời cảnh báo từ UEFA. Họ đã làm thế nào để lách qua Luật công bằng tài chính?
    Tất cả đều tin rằng, PSG không thể có Neymar mà không vi phạm Luật công bằng tài chính. Họ đã phải chi 222 triệu euro để giải phóng hợp đồng của siêu sao người Brazil; kế đến, mất thêm 40% của số tiền trên, tương đương 89 triệu euro, cho cơ quan thuế vụ; cộng thêm 36 triệu euro tiền lót tay cho bố Neymar, chi phí cho người đại diện và các bên liên quan. 

    Tuy nhiên, PSG lại quá khôn ngoan để lách khỏi bàn tay siết chặt của UEFA. Tờ Sport ở Catalan thậm chí gọi kế hoạch của họ là “một tác phẩm nghệ thuật”. Đầu tiên, thay vì dùng tiền ngân sách để phá vỡ hợp đồng của Neymar, phía PSG để cầu thủ 25 tuổi tự làm điều đó. Đó là lý do vào thứ Năm vừa qua, Neymar cùng luật sư đã tới trụ sở của Barca và tiến hành các thủ tục giải phóng hợp đồng. Về lý thuyết, PSG sẽ ký hợp đồng với chân sút người Brazil mà không tốn một xu, bởi anh là cầu thủ tự do.

    Làm thế nào để Neymar có 222 triệu euro để giải phóng ràng buộc với Barca? Cũng không liên quan tới PSG. Phần việc này thuộc về Qatar Sports Investments (cơ quan chủ quản của PSG). Tổ chức này đứng ra mời Neymar làm Đại sứ hình ảnh cho World Cup 2022 với chi phí lên tới vài trăm triệu euro. Sự kiện này không có gì vô lý khi Qatar đang cần lấy lại hình ảnh sau cáo buộc ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và bị 4 quốc gia Ả-rập cắt đứt quan hệ. 


    Tất nhiên, Neymar sẽ không được hưởng toàn bộ số tiền theo hợp đồng. 222 triệu euro trong số đó được dùng để đối phó với Barca như đã nói. Phần còn lại chính là khoản lót tay cho ông bố Neymar Sr, hoa hồng cho người đại diện cùng thù lao thực sự của việc quảng bá hình ảnh World Cup 2022. Và cũng vì việc phá vỡ hợp đồng là chuyện cá nhân Neymar với Barca, đồng thời diễn ra bên ngoài lãnh thổ Pháp, nên PSG cũng không bị truy thu 40% thuế. 

    Như vậy trên danh nghĩa, PSG chỉ phải lo khoản tiền lương 30 triệu euro (sau thuế) mỗi năm của Neymar. Số tiền này không lớn đến mức nhận án phạt từ UEFA. Trong năm tài chính gần nhất, PSG đạt doanh thu 542,4 triệu euro, trong khi lợi nhuận của họ là 12,6 triệu. Theo tính toán khả quan của đội bóng nước Pháp, doanh thu của họ sẽ tăng 30% sau khi có Neymar. Neymar là một trong những thương hiệu thể thao lớn nhất thế giới, thúc đẩy các hoạt động thương mại và doanh số bán hàng (áo đấu và các dụng cụ thể thao) của PSG lên tầm cao mới. 

    Rõ ràng vì khó chịu khi chứng kiến ngôi sao hàng đầu bị nẫng mất, Chủ tịch La Liga, ông Javier Tebas lên án vụ chuyển nhượng Neymar là “điển hình của doping tài chính khi một CLB được quản lý bởi cả quốc gia”. Tuy nhiên, bóng đá đang phát triển theo hướng thương mại và toàn cầu hóa. Mọi việc, kể cả những điều điên rồ nhất, đều có thể xảy ra.

    PSG không sợ vỡ quỹ lương
    Mùa trước, PSG đứng thứ 6 châu Âu với quỹ lương 265 triệu euro/năm. Có thêm Neymar, con số sẽ tăng thành 295 triệu euro/năm. So với doanh thu năm ngoái (542 triệu), nó cũng chỉ chiếm 54% và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu “quỹ lương luôn dưới 70% doanh thu” của UEFA.
    Vịnh San • 07:40 ngày 05/08/2017

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay