El Clasico lương bổng giữa mùa Covid-19: Barca 3-10 Real

Từ 21:09 ngày 29-03-2020
Thật trớ trêu cho đội bóng có doanh thu cao nhất thế giới lại cắt giảm 70% lương nhân viên trong khi đại kình địch vẫn giữ 100% lương.

1. Các CLB bóng đá là một dạng doanh nghiệp tương đối dị biệt. Sản phẩm bán ra đem về doanh thu cho những doanh nghiệp này là vé vào sân, hợp đồng tài trợ và quảng cáo, bản quyền truyền hình, tiền thưởng thành tích thi đấu.

Tuy nhiên, thước đo chất lượng sản phẩm bán ra lại vừa hữu hình vừa vô hình. Hữu hình là thành tích thi đấu. Vừa hữu vừa vô hình là danh tiếng (truyền thống, ngôi sao mang tính biểu tượng, lượng người hâm mộ). Và vô hình là phong cách, lối chơi.

Đó là lý do tại sao các đội bóng đương nhiên hướng đến các danh hiệu còn định hướng một phong cách rõ ràng và thường là lối chơi tấn công, nếu có điều kiện. Một đội bóng có cá tính vẫn được mến mộ hơn một đội bóng nhiều ngôi sao nhưng hời hợt.

Và một đội bóng chơi tấn công tận hiến dễ được lòng CĐV trung lập và đặc biệt là những người hâm mộ bắt đầu xem bóng đá. Tóm lại, việc định hình phong cách là con đường ngắn nhất để đến với danh hiệu và người hâm mộ.

Barcelona là trường hợp tiêu biểu. Mùa giải 1997/98, năm đầu tiên hãng kiểm toán Deloitte công cố báo cáo tài chính độc lập, doanh thu của Barcelona ở mức 75 triệu euro, chỉ đứng thứ 6 trong số các CLB bóng đá có doanh thu cao nhất thế giới.

Thành tích ấy chưa phải tệ nhất. Mùa 2000/01 và 2002/03, Barca thậm chí không lọt nổi vào top 10 và mùa 2001/02 đứng thứ 9. Nhưng từ mùa 2005/06 đến nay, Barca luôn nằm trong top 4. Đó là kết quả từ những thành công mang tính mô phạm đã liệt kê ở trên.

Họ có một lối chơi đặc sắc mang tên tiqui-taca, những ngôi sao mang tính biểu tượng như Xavi, Iniesta, Luis Suarez, thậm chí Ronaldinho hay Messi còn đạt tới tầm siêu anh hùng của người hâm mộ, và dĩ nhiên là các chiến công hiển hách biểu đạt qua các danh hiệu, trong đó có 4 chức vô địch Champions League và 9 danh hiệu La Liga.

2. Tất nhiên, dị biệt tới đâu các CLB vẫn là doanh nghiệp và sống nhờ doanh thu. Sự dị biệt chỉ khiến báo cáo tài chính vốn dĩ đã rối rắm bởi hàng trăm đầu mục càng trở nên rối rắm. Thế nên, thật khó để đánh giá sức khỏe tài chính của một CLB nếu không phải là chuyên gia kinh tế.

Thực tế, hầu hết người hâm mộ bóng đá không phải là chuyên gia tài chính để hiểu rõ tình hình đội bóng yêu quý của mình. Mọi chuyện chỉ vô tình bị phơi bày khi đại dịch viêm phổi virus corona tràn đến hoành hành tơi bời thế giới túc cầu nói chung và bóng đá Tây Ban Nha nói riêng.

Trong thông báo cách đây 2 ngày, Barca tuyên bố áp dụng biện pháp ERTE, biện pháp sa thải tạm thời nhân viên hoặc giảm lương trong trường hợp khẩn cấp. Cụ thể, đội bóng xứ Catalan sẽ giảm trừ tối đa 70% thu nhập của các thành viên, bất chấp sự phản đối từ các vận động viên, bao gồm cầu thủ đội một. Điều đó đồng nghĩa, lương của Messi và đồng đội chỉ còn 3 phần.

Điều này thật dễ cảm thông trong bối cảnh bóng đá ngưng trệ, bởi không chỉ Barca, nhiều đội bóng khác tại Tây Ban Nha và châu Âu đều phải trừ lương nhân viên. Nhưng, việc Real Madrid tuyên bố đảm bảo 100% lương cho thành viên, tức thu nhập vẫn giữ nguyên 10 phần, gã khổng lồ xứ Catalan lại trở nên thật thảm hại.

Barca và Real là hai đội bóng kình địch, ganh đua nhau từng chút một trong mọi khía cạnh, và giữa giông tố Covid-19 đã cho thấy đội nào có sức khỏe tài chính mạnh mẽ hơn. Ví von một cách hình ảnh, trong trận Siêu kinh điển tài chính giữa mùa virus corona, Real đã đè bẹp Barca với tỷ số 10-3.

Messi và đồng đội ngày càng ức chế với BLĐ Barca

3. Trước khi mùa giải này diễn ra, đội bóng xứ Catalan tự hào công bố rằng họ là CLB có doanh thu cao nhất thế giới, lên tới 990 triệu euro, một son số quá đỗi ấn tượng. Theo kết quả kiểm toán của hãng Deloite, doanh thu này giảm xuống còn 841 triệu euro. Sở dĩ có sự chênh lệch lên tới gần 150 triệu euro như vậy là do trong nghiệp vụ kế toán, Deloite không tính doanh số từ việc chuyển nhượng cầu thủ, vốn không được xem là thu nhập ổn định vì tính biến động và sự biến dạng thông số.

990 triệu euro trong bản báo cáo của Barca quá hoành tráng và kể cả 841 triệu euro do Deloitte công bố vẫn cứ là hoành tráng vì vẫn cao hơn kình địch Real gần 100 triệu euro (84). Trớ trêu, sự hoành tráng ấy chỉ là mẽ bên ngoài và được phản ánh trong mùa đại dịch qua việc cắt 70% lương nhân viên.

Vậy do đâu lại dẫn đến cách ứng xử đối nghịch của Barca và Real với thu nhập nhân viên như vậy? Câu trả lời nằm ở cách quản lý tài chính của BLĐ. Nợ ròng của Barca là 217 triệu euro còn Real là (27) triệu euro, tức đội bóng Hoàng gia không nợ đồng nào mà còn dư 27 triệu euro.

Quan trọng không kém, quỹ lương của Barca lên tới 501 triệu euro, chiếm gần 70% doanh thu, mức báo động Hiệp hội CLB châu Âu đưa ra. Trong khi đó, quỹ lương của Real chỉ có 362 triệu euro, chỉ chiếm 52% doanh thu. Kết quả là lợi nhuận sau thuế của Barca chỉ vỏn vẹn 5 triệu euro còn Real lại lên đến 38 triệu euro. Tính ra từ khi Florentino Perez trở lại vị trí Chủ tịch Real năm 2009 đến nay, đội bóng này đã có khoản lãi ròng lên tới 324 triệu euro.

Ngược lại, sức khỏe tài chính của Barca đi xuống trầm trọng bởi ngoài quỹ lương quá cao là hàng loạt vụ chuyển nhượng sai lầm. Riêng bộ ba Dembele, Coutinho và Griezmann đã ngốn nửa tỷ euro nhưng chưa một ai đáng đồng tiền bát gạo. Đã thế, việc cắt lương của BLĐ Barca lại được thực hiện bất chấp sự phản đối của đại diện các VĐV. Với cung cách làm ăn như vậy, gã khổng lồ xứ Catalan trông thật châm biếm với cái slogan Hơn cả một CLB.

XEM THÊM

Những gã khổng lồ 'ngấm đòn' vì Covid-19

Real đảm bảo 100% lương trong mùa đại dịch

Roberto Carlos từng dụ Neymar phản bội Barca

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Cùng tác giả
TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x