Vì sao Mane xây trường & bệnh viện ở quê nhà?

Điệp Anh
13:51 ngày 16-04-2020
Những năm qua, Sadio Mane không tiếc tiền xây trường học và bệnh viện cho trẻ em nghèo ở quê nhà Senegal. Đó không chỉ đơn thuần là tấm lòng từ thiện của đứa con xa xứ đã thành đạt. Mane muốn truyền thông điệp đúng đắn về “ước mơ đổi đời” với các fan nhí ở quê nhà.
Vì sao Mane xây trường & bệnh viện ở quê nhà?

Quê hương và gia đình luôn trong tim

Bây giờ Mane gần như đã có tất cả mọi thứ mà bất kỳ ai cũng mơ ước. Anh cùng Liverpool đã vô địch Champions League mùa trước và sắp vô địch Premier League mùa này. Anh đã giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Phi năm 2019, đã giành danh hiệu Vua phá lưới ở Premier League mùa trước. Anh đang là một trong những cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới. Một ngôi sao như thế thường dễ tự thưởng cho mình bằng siêu xe, các dinh thự đắt tiền và các kỳ nghỉ xa hoa. Nhưng Mane thì khác. Anh dành tiền bạc, danh tiếng và thời gian để chăm lo cho quê nhà.

Tiền đạo sinh ra ở ngôi làng nghèo Bambali tại vùng Sedhiou của Senegal này những năm qua đã xây cho quê nhà Bambali của mình cả trường học, bệnh viện và nhà thờ. Mane làm những nghĩa cử đó không phải để làm màu, không phải để đánh bóng tên tuổi. Anh làm bằng cả tấm lòng yêu quê hương của một người dân quê không bao giờ quên văn hóa và tín ngưỡng của quê nhà.

HLV từng dẫn dắt Mane ở Metz trước đây, Olivier Perrin cho biết: “Với những người Senegal như Mane, gốc gác thành công có liên hệ mật thiết với gia đình. Yếu tố gia đình luôn đặc biệt quan trọng với họ. Họ quyết thành công bằng mọi giá để gia đình mình được đổi đời. Tôi phải khách quan so sánh rằng động lực phấn đấu đặc biệt ấy là thứ mà nhiều người ở châu Âu không có”.

Bản thân Mane thì tâm sự: “Từ nhỏ tôi đã được dạy rằng mình có thể nói “Tôi không biết tôi sẽ đi tới đâu” chứ không được phép nói: “Tôi không biết mình đến từ đâu”. Chúng tôi luôn phải nhờ về xuất phát điểm của mình, luôn ghi nhớ những người đã nuôi dạy mình và những ai đã giúp đỡ mình trưởng thành”.

Đồng đội cũ của Mane ở Metz, Pierre Bouby đánh giá: “Mane tài năng thế nào, tôi không cần phải nói thêm, Mane có xuất phát điểm khó khăn thế nào, chắc nhiều người cũng đã biết. Tôi chỉ có thể khẳng định thêm rằng Mane là một người đã được dạy dỗ tử tế để làm người tử tế”.

Thông điệp của Mane

Mane sinh ra ở Bambali vào ngày 10/4/1992. Anh lớn lên giữa nghèo khó. Gia đình anh cũng như gia đình những người họ hàng của anh đều là nhà đông con, ít tiền. 

Dù nghèo túng, cha mẹ Mane vẫn cố tìm cách chạy vạy vì ước mơ cho Mane được ăn học đến nơi đến chốn. Cô dì chú bác của Mane thì tư vấn nếu nhà Mane xoay được tiền cho Mane đến trường thì tốt, còn không thì Mane nên theo họ ra đồng làm việc. Người thân của Mane đều phản đối chuyện Mane theo đuổi ước mơ trở thành cầu thủ. 

Ông bác Ibrahim Toure của Mane kể lại: “Tôi nhớ hồi ấy tôi từng cằn nhằn chuyện Mane không chịu ra đồng mà cứ mải đi đá bóng. Mane quả quyết với tôi rằng: “Bác ơi, con sẽ trở thành tuyển thủ quốc gia. Con sẽ thành cầu thủ nổi tiếng để bác và mọi người không phải còng lưng vất vả ngoài đồng nữa”. Tôi chỉ cười khẩy: “Đừng mơ mộng hão huyền nữa, cháu tôi! Nhà ta ai cũng nghèo. Làm gì có tiền cho con đi ăn tập bóng đá. Dẹp cái giấc mơ viển vông ấy đi!”.

Mặc kệ mọi người trong gia đình và họ hàng phản đối, Mane vẫn quyết theo đuổi giấc mơ chơi bóng chuyên nghiệp tới cùng. Năm 16 tuổi, Mane vay mượn được ít tiền từ bạn bè, hàng xóm đến Dakar tìm cơ hội khẳng định mình với đôi giày rách, chiếc quần soóc không phải quần đá bóng. Bằng tài năng và ý chí, Mane dần thành công từ ấy.

Bây giờ đã thành tài, Mane muốn nhắn nhủ lại với những fan nhí ở quê nhà rằng sẽ là sai lầm nếu họ cứ lao bừa theo con đường mà anh đã đi. Mane muốn nhắn nhủ rằng bỏ học đi đá bóng không phải là giải pháp thông minh để đổi đời. Trong cả trăm nghìn người, chỉ có một vài người được như Mane. Ngoài tài năng, ý chí phi thường còn có cả may mắn nữa. Tốt nhất, họ cần trang bị cho mình hành trang là kiến thức và sức khỏe – những điều đã được Mane chuẩn bị bằng việc xây trường học và bệnh viện ở quê nhà.

Những fan nhí vô tư
Dù Mane muốn nhắn nhủ các fan nhí ở quê nhà chịu khó học hành, những cậu bé lớp 1, lớp 2 vẫn cứ vô tư mơ được giống thần tượng Mane. Phóng viên tạp chí FourFourTwo cho biết rất nhiều cậu bé vẫn muộn học vì mải chơi bóng với những chiếc áo đấu Liverpool mà Mane gửi tặng.

Sadio Mane không bao giờ quên xuất phát điểm của mình

Cú hích World Cup 2002
Mane cho biết anh càng quyết tâm trở thành cầu thủ chuyên nghiệp bằng mọi giá sau khi chứng kiến chuyện cổ tích của ĐT Senegal tại World Cup 2002. Tại giải đấu hồi Mane mới 10 tuổi ấy, Senegal bất ngờ vào đến tứ kết. Trong đó, Mane đặc biệt ấn tượng với trận Senegal đánh bại nhà ĐKVĐ Pháp 1-0 ở trận mở màn.

XEM THÊM

Cô nàng phá đám trận chung kết Champions League lại cởi đồ, khoe thân trong giá lạnh

Chân dung cô nàng vén váy khoe vòng 3 làm náo loạn trận Super Bowl 2020

Bạn gái gợi cảm của sao Serie A leo lên nóc nhà, chụp ảnh selfie

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x