Tai nạn kinh hoàng của Grosjean & vai trò của 'halo'

Tùng Lâm
09:09 ngày 07-12-2020
Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất trong tuần qua, thậm chí trong năm qua, là hình ảnh tay đua Romain Grosjean bước ra từ chiếc xe F1 đang cháy rừng rực. Ai cũng nghĩ là Grosjean khó qua khỏi sau tai nạn thảm khốc ngay trước đó, nhưng rốt cuộc anh “chỉ” bị bỏng ở tay. Cái gì đã tạo nên điều thần kỳ đó?
Tai nạn kinh hoàng của Grosjean & vai trò của 'halo'

Tai nạn của Grosjean diễn ra ngay trong vòng đua đầu tiên ở giải Bahrain GP 2020. Sau khi va chạm với Daniil Kyvat của đội đua AlphaTauri, xe của Grosjean đã lao thẳng vào dải phân cách ven đường. Cú va chạm kinh hoàng ở tốc độ hơn 220 km/h đã khiến xe của Grosjean gần như đứt đôi, bắt lửa và bốc cháy dữ dội ngay lập tức. Các tay đua khác sau đó thú nhận họ nghĩ rằng Grojean không thể nào qua khỏi. Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra khi tay đua người Pháp lao ra từ đám lửa đang cháy dữ dội, nhảy qua rào chắn và được xe cứu hộ đưa thẳng tới bệnh viện. 

Ngay trong đêm, Grosjean đã gửi lời cám ơn tới những người đã quan tâm lo lắng cho anh qua một video được phát trên mạng xã hội. Tay đua của đội Haas này không chịu tổn thương nào nghiêm trọng ngoài các vết bỏng ở lòng bàn tay, do sức nóng của các thanh ba-ri-e gây ra khi anh bám vào chúng để nhảy trở lại đường đua. Trong video này, Grosjean cũng khẳng định sở dĩ anh có thể sống được để huyên thuyên trên video như thế là nhờ “halo” - “điều tuyệt vời nhất chúng ta từng làm cho F1.” 

Vậy halo là gì? Và có phải halo là yếu tố duy nhất giúp Grosjean gần như lành lặn thoát ra khỏi một trong những tai nạn trông thảm khốc nhất trên đường đua F1 trong nhiều năm trở lại đây? Một tuần sau tai nạn, giờ là lúc chúng ta có thể nhìn lại toàn cảnh vụ việc, và xác định xem đâu là những “người hùng” đã giữ mạng sống cho Grosjean:

Romain Grosjean chỉ bị bỏng ở tay sau tai nạn kinh hoàng

1. Halo
Halo là một kết cấu bằng titan có tác dụng bảo vệ buồng lái của những chiếc xe đua F1. Theo Liên đoàn F1, nó có thể chịu được lực đâm của một chiếc xe bus hai tầng. Công nghệ này bắt đầu được đưa vào sử dụng bắt buộc từ năm 2018 và đã gây ra nhiều tranh cãi. Grosjean chính là một trong những người đã lớn tiếng phản đối halo. Nhưng bây giờ thì anh đã phải đổi ý. Sau cú đâm rất mạnh, halo trên xe của Grosjean gần như vẫn giữ nguyên được hình dạng ban đầu.

2. Thiết bị HANS
HANS hay là thiết bị bảo vệ đầu và cổ (head and neck support) giống như một chiếc gối kê cổ mà khách du lịch thường dùng khi đi máy bay. Khác biệt là nó được làm từ vật liệu carbon nên siêu chắc chắn, và được gắn vào sau mũ bảo hiểm. Tác dụng của HANS là giảm lực tác động vào đầu, cổ và cột sống khi có va chạm mạnh xảy ra. Không có HANS, Grosjean sẽ không thể đủ tỉnh táo mà thoát ra sau tai nạn.

3. Buồng an toàn
Vụ tai nạn đã khiến chiếc xe của Grosjean đứt làm đôi và phá hủy gần như mọi bộ phận, trừ phần buồng lái được chế tạo từ sợi carbon siêu bền còn được gọi với cái tên buồng an toàn (safety cell). Không có safety cell, Grosjean có sống sót và tỉnh táo sau vụ tai nạn cũng khó mà thoát ra ngay được vì bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

4. Quần áo chống lửa
Các đoạn băng hình cho thấy Grosjean tự mình thoát ra được khỏi đám cháy sau 18 giây từ khi tai nạn xảy ra. Theo cựu VĐV F1 nay đã chuyển nghề BLV là Karun Chandhok, nếu vụ tai nạn xảy ra vào năm ngoái thì Grosjean chắc chắn bị bỏng nặng. Lý do là từ năm nay ban tổ chức F1 mới nâng cấp bộ đồ bảo hộ để tăng thời gian chống lửa từ 10 lên 20 giây. Găng tay của Grosjean vẫn là loại 10 giây, nên anh mới bị bỏng nặng ở tay.

5. Đội ngũ cứu hộ
Công nghệ đóng vai trò quan trọng, nhưng Grosjean được cứu còn nhờ những người hùng bằng xương bằng thịt. Đó là Alan van der Merwe, người đã lái xe cứu hộ tới nơi chỉ 10 giây sau khi tai nạn xảy ra. Là bác sỹ Ian Roberts, người đã bất chấp sức nóng khủng khiếp để lao vào hỗ trợ kéo Grosjean ra ngoài. Là những người lính cứu hỏa kịp thời có mặt cùng các thiết bị chữa cháy kiềm tỏa đám cháy để Grosjean có thể thoát ra…

Leclerc nghĩ Grosjean khó qua khỏi

Ngôi sao của đội F1 Ferrari, Charles Leclerc, thú nhận anh từng nghĩ tới điều tồi tệ nhất khi chứng kiến chiếc xe của Romain Grosjean bị xé làm đôi trong vụ tai nạn. “Tôi nhìn thấy vụ tai nạn qua gương chiếu hậu”, Leclerc kể với BBC, “Ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi là Grosjean khó tránh được kết cục tồi tệ”. Phải tới khi hoàn thành cuộc đua Leclerc mới biết Grosjean không hề hấn gì, điều mà anh cho là “không thể tin nổi”. Leclerc là cháu của Jules Biachi, người thiệt mạng sau một va chạm trên đường đua F1.

Grosjean đặt mục tiêu trở lại ở Abu Dhabi

Trong lần đầu tiên trả lời phóng viên viết kể từ sau khi vụ tai nạn ở Bahrain xảy ra, Grosjean đã chia sẻ rất chi tiết những gì đã xảy ra với anh và trong đầu anh từ thời điểm chiếc xe của anh lao vào các thanh chắn. Grosjean cũng nói rằng anh sẽ cố gắng hồi phục để tham gia chặng đua Abu Dhabi Grand Prix sẽ diễn ra vào ngày 13/12 tới. Tuy nhiên, Grosjean “sẽ không cố bằng mọi giá”. Nếu tay trái không hoàn toàn bình phục, anh sẽ rút lui.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x