Lăng kính: Luật của bóng đá và bi kịch của Quỷ đỏ

Ngọc Trung Ngọc Trung
20:04 ngày 24-04-2019
Bóng đá có những quy luật riêng của nó và Manchester United đang rơi vào bi kịch vì nằm ngoài quy luật.
Lăng kính: Luật của bóng đá và bi kịch của Quỷ đỏ
1. Không ăn mừng sau khi ghi bàn vào lưới đội bóng cũ là luật bất thành văn trong bóng đá. Điều này không khó lý giải đối với những cầu thủ có nhiều kỷ niệm hoặc dành nhiều tình cảm cho đội bóng cũ. Trong khi đó, đối với những "mối tình" chớp nhoáng hoặc kết thúc một cách ngang trái, đôi bên có thể trở mặt thành thù nhưng việc không ăn mừng vẫn được xem là sự tôn trọng tối thiểu. 

Tất nhiên, không phải ai cũng ứng xử theo luật. Đơn cử là trường hợp Angel Di Maria và Manchester United tại vòng 1/8 Champions League mùa này và cái kết dành cho tiền vệ người Argentina thật đắng. Tác giả của luật bất thành văn này cũng liên quan đến M.U, thậm chí còn là huyền thoại của M.U và tên của ông nếu dịch ra cũng có nghĩa là... Luật.

Ông là Denis Law, chân sút cự phách từng được xưng tụng là "King of Old Trafford" khi đã ghi 236 bàn thắng sau 11 năm gắn bó từ 1962. Rời M.U, Law gia nhập... Manchester City vào mùa Hè 1973. Ở trận đấu cuối cùng của mùa giải, Man City chạm trán M.U, Law ghi bàn thắng duy nhất của trận derby Manchester ở phút 81 với một cú đánh gót đầy bản năng sát thủ.

Sau khi ghi bàn, ông không ăn mừng để bày tỏ sự tôn trọng đội bóng cũ nhưng chính ông không hề biết rằng bàn thắng ấy đã đẩy M.U xuống hạng. Đám đông CĐV M.U phẫn nộ còn Law bị ám ảnh cả đời vì bàn thắng ấy. "Bàn thắng ấy đã khiến tôi vỡ vụn", huyền thoại của M.U chia sẻ trong một lần trả lời phỏng vấn gần đây, tức hơn 40 năm sau.

Solskjaer đang dẫn dắt một M.U vô ngã
Solskjaer đang dẫn dắt một M.U vô ngã

2. Con tạo khéo trêu ngươi khi chọn Law ghi bàn đẩy M.U xuống hạng chứ tội lỗi không thể đổ hết lên đầu ông. Đó âu cũng là quy luật của bóng đá. Mạnh được, yếu thua, suy lâu lại thịnh, thịnh lâu lại suy. Nếu có đổ lỗi, M.U phải đổ lỗi cho chính bản thân, vì chỉ 5 năm trước khi rớt hạng, Quỷ đỏ còn vô địch C1.

Trong vỏn vẹn nửa thập niên đó, Sir Matt Busby rời khỏi vị trí HLV, Sir Bobby Charlton giải nghệ, Denis Law ra đi còn tài tử sân cỏ George Best tụt dốc không phanh và M.U không có sự thay thế xứng đáng. Thế nhưng, nếu ai cũng nhìn vào căn nguyên vấn đề ấy, bóng đá đã trở nên bác học và xã giao chứ không còn là cuộc chơi của những rung cảm.

Thế nên, M.U cứ hận Law, cứ căm thù Man City để hôm nay đứng trước cơ hội báo thù, theo cách không thể thú vị hơn. Đó là cản đường đến danh hiệu Premier League thứ hai liên tiếp của gã hàng xóm lắm mồm. Nhưng, nếu ngáng đường Man City, M.U lại vô tình giúp đỡ Liverpool, đối thủ lớn nhất trong lịch sử Quỷ đỏ.

Nhưng, vẫn nhưng, M.U có đủ sức cản bước Man City hay không lại là câu chuyện khác và tiếp tục phản ánh quy luật thịnh suy trong bóng đá. Hiện tại, Man City mới là đội trên cơ, là hiện thân của bóng đá "đẹp", trong nghĩa hẹp của bóng đá đương đại" chứ không phải là Quỷ đỏ thành Manchester.

Những ông chủ của M.U chỉ quan tâm tới tiền
Những ông chủ của M.U chỉ quan tâm tới tiền

3. Sự sa sút của M.U so với Man City hay Liverpool cũng bởi đội bóng này bị chi phối với một quy luật khác: Quy luật của đồng tiền. Đại diện cho Quy luật ấy chính là nhà Glazer, chủ sở hữu đội bóng áo đỏ thành Manchester. Đối với những doanh nhân đến từ Mỹ này, thứ họ cần nhìn thấy là tiền, là lợi nhuận chứ không phải danh hiệu, niềm hạnh phúc hay rộng hơn là giá trị lịch sử của CLB.

Thế nên, bất chấp thành tích bết bát của M.U suốt 6 năm thời kỳ hậu Fergie, việc doanh thu vẫn tăng khiến nhà Glazer chẳng đoái hoài. Tiền, thứ họ quan tâm vẫn được đảm bảo qua việc doanh thu tăng đều qua từng năm, đã bỏ túi 1 tỷ bảng từ khi mua M.U hay thời điểm M.U được định giá 790 triệu bảng và hiện tại đã lên tới 2,9 tỷ bảng. Với nhà Glazer, như thế là quá đủ.

Chính sự lãnh đạm ấy sinh ra những cầu thủ, đặc biệt những đại diện của họ xem M.U như cái mỏ để thỏa sức đào bới. Đồng nghĩa, giá trị M.U bị đảo lộn. Old Trafford không còn là Nhà hát của những giấc mơ, không còn là mái nhà của một đại gia đình mà trở thành nơi chốn dung thân của những tên lính đánh thuê. 

Giá trị của một đội bóng không nằm ở báo cáo tài chính hàng năm mà nằm ở giá trị lịch sử và ý nghĩa văn hóa. Real Madrid cũng chỉ là trọc phú nếu không gắn mác Hoàng gia. Barca cũng tầm thường nếu không phải ngọn cờ đòi tự trị. 

Vậy nhưng, tại M.U, đồng tiền lại được đặt trên tất cả. Bi kịch của Quỷ đỏ nằm ở chỗ đó chứ không ở ghế HLV hay vị trí nào trên sân. Trớ trêu hơn nữa khi đêm nay họ lại phải đối mặt gã hàng xóm trọc phú ồn ào đang trên đường xây ựng giá trị và ý nghĩa.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
<

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x