Man City bất ngờ thua Crystal Palace 0-2: Pep có quá nhiều chỗ 'sai sai'

Kinh Thi
06:30 ngày 01-11-2021
Một lần nữa, HLV Pep Guardiola (Man City) tỏ ra cao thượng khi ông không hề đổ lỗi cho cầu thủ của mình. Guardiola không hề nguyền rủa “tội đồ” Aymeric Laporte, kể cả khi nhiều người xem đấy là nguyên nhân chính khiến Man City thua Crystal Palace. Vậy, đâu là những chỗ “sai sai” mà Guardiola bình luận sau trận?
Man City bất ngờ thua Crystal Palace 0-2: Pep có quá nhiều chỗ 'sai sai'

Ai cũng có lúc thành công, có lúc thất bại. Pep Guardiola, dù có là triết gia hay thánh sống đi nữa, cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng dù gặp lúc thành công hay thất bại, luôn có một điều không đổi: Guardiola rất thông minh (hoặc khôn lỏi, tùy bạn). Khi thắng 4-1 trên sân Brighton ở vòng trước, Guardiola lớn tiếng “giáo huấn” một nhà báo: “Hãy nghe đây. Một ngày nào đó, chúng tôi sẽ thua, và các anh sẽ lại viết rằng chúng tôi cần một trung phong thực thụ. Cá bao nhiêu tôi cũng cá”.

Ngay vòng đấu kế tiếp, chứ chẳng phải đợi quá lâu để xuất hiện cái “ngày nào đó” mà Pep tiên liệu. Man City quả đã thua. Đáng nói hơn, họ thua một cách tệ hại, và không ghi bàn. Giới cầm bút sợ Pep Guardiola đến nỗi họ không dám bàn lại cái đề tài mà Pep đã nói trước: Man City thiếu một trung phong đích thực?

“Có quá nhiều chỗ sai sai” – Guardiola bình luận về Man City sau trận thua Crystal Palace 0-2 ngay tại sân nhà. Nhưng điều mà ông nhấn mạnh: Man City không thua vì chiếc thẻ đỏ của Aymeric Laporte. Họ đã thủng lưới từ trước đó rồi (nhưng Pep không nói: thủng lưới cũng vì sự kém cỏi của Laporte). Ai cũng thấy Laporte “phá team” (ít ra là trong trận đấu cụ thể này). Có lẽ vì vậy mà tờ báo The Guardiola – xin lỗi, nhầm: tờ báo The Guardian – phải dùng từ là ông ta “từ chối đổ lỗi cho Laporte”. Tất nhiên, Guardiola không hề nói rõ: nếu không phải thua vì Laporte, thì “quá nhiều cái sai” khiến Man City thua là những gì.

Pep Guardiola khó bào chữa khi Man City thua toàn diện trước Crystal Palace

Wilfried Zaha đâu phải là “ông kẹ”, Crystal Palace cũng đâu phải là thế lực ghê gớm gì! Khi mà ngay từ đầu trận, Zaha đã gieo rắc được kinh hoàng cho hàng thủ Man City, rồi đến cuối hiệp 1 lại khiến Laporte phải lĩnh thẻ đỏ vì truy cản vụng về, thì đấy là tình trạng Man City “hỏng hóc mà không chữa được”. Các hậu vệ Man City bế tắc ra sao trước Zaha, thì cũng lặp lại tình trạng như vậy, trong hiệp 2, với Conor Gallagher. Đây không phải là bất ngờ. Guardiola vươn đến đẳng cấp của HLV vào loại vĩ đại nhất thế giới vì triết lý tuyệt vời của ông, cũng vì Guardiola toàn huấn luyện các đội quá giàu mạnh, để dễ dàng quy tụ lực lượng phù hợp với triết lý ấy. Chứ Guardiola không giỏi “đọc” tình thế và điều chỉnh ngay trong trận đấu. Kém là đằng khác. Phải kém lắm, mới không thấy Laporte là một “tội đồ” – trừ phi Pep nghĩ một đằng, nói một nẻo!

Đặc điểm rõ nét của một đội đá theo triết lý là khi mọi chuyện chưa “vào guồng”, thì đội bóng ấy trông rất tầm thường, hoặc không ổn định – có lúc rất hay nhưng cũng có lúc rất dở. Tất nhiên, 1/3 đầu tiên của mùa bóng không bao giờ là thời gian hoặc thời điểm tốt đẹp cho các đội như thế. Vừa “nóng máy” được 1 tháng là phải tạm ngưng để nhường lịch thi đấu cho FIFA – suốt 3 tháng đầu mùa nào cũng vậy. Mùa trước, Man City còn đang loay hoay ở khu giữa bảng trong khoảng thời gian này.

Chẳng phải Laporte không đáng trách. Nhưng thật ra, Man City tấn công khá chậm, từ đó chẳng thấy chỗ đặc sắc nào. Một đội do Guardiola huấn luyện mà không thể hủy diệt đối phương bằng sức tấn công “như máy”, thì trước sau gì hàng thủ của họ cũng bị trừng phạt. Đây là lúc cỗ máy tấn công Man City chưa “vào guồng” mà thôi.

Vấn đề De Bruyne

Kevin de Bruyne phải rời sân ở phút 59 trong trận gặp Crystal Palace. Mùa này, De Bruyne chỉ mới xuất hiện 363 phút sau 10 vòng đấu ở Premier League. Trận hòa Liverpool 2-2 là trận duy nhất De Bruyne đá đủ 90 phút ở Premier League mùa này. Anh ghi 2 bàn và chưa kiến tạo được bàn nào. Jorginho (Chelsea) nói anh sẽ ghi tên De Bruyne khi bầu chọn “Quả Bóng Vàng châu Âu”. Nhưng có vẻ như De Bruyne lại đang là một vấn đề của Pep Guardiola ở Man City.

Man City dứt điểm thế nào?

Sau 10 vòng đấu, Man City ghi được 20 bàn ở Premier League – chỉ ngang ngửa M.U (19), thua hẳn Chelsea (26), bằng 2/3 Liverpool (29). Thật ra thì số bàn thắng tự ghi trong tình huống mở của Man City (15) là thấp hơn cả M.U (17) hoặc Chelsea (18), trong khi tỷ lệ sút cầu môn của Man City cao hơn cả hai đối thủ này, khá rõ ràng. Cỗ máy ghi bàn vẫn chưa định hình, hay định hình rồi mà chưa vận hành nhuần nhuyễn?

2. Mùa trước, Man City thua trận thứ 2 ở vòng 8 và họ chỉ thắng 5 trong 12 vòng đầu tiên. Bây giờ, Man City thua trận thứ 2 và đã thắng 6 trận trong 10 vòng đầu. Man City hiện vẫn nhỉnh hơn chính họ trong bước dạo đầu mùa trước.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x