Olympic Tokyo 2020: Duplantis chỉ thua chính mình

Kinh Thi Kinh Thi
15:53 ngày 05-08-2021
Tại Olympic Tokyo 2020, Khi VĐV người Thụy Điển Armand Duplantis thất bại trong nỗ lực chinh phục kỷ lục thế giới 6m18 của chính anh, đành tạm hài lòng với thành tích đoạt HCV nhảy sào nam tại Tokyo 2020, khán giả cảm nhận rất rõ: Duplantis còn thiếu một chút may mắn, hoặc chút tinh tế về mặt kỹ thuật trong khoảnh khắc quyết định.
Olympic Tokyo 2020: Duplantis chỉ thua chính mình

Tóm lại, Duplantis làm rớt sào một cách đáng tiếc ở mức 6m19 không phải vì anh không đủ sức. Đấy không bao giờ là vấn đề sức người, là giới hạn của con người!

Tùy quan điểm thưởng thức, mỗi người sẽ chọn đợt chạy chung kết 100m nữ, 100m nam, 400m rào nam, 400m rào nữ, hoặc nhảy tam cấp nữ… là nội dung thi đấu hay nhất của môn điền kinh tại Olympic 2020. Nhìn chung thì… hay thật. Ở rất nhiều nội dung, và hay theo nhiều cách khác nhau.

Cảm giác nuối tiếc khi Duplantis thất bại trong thử thách vượt qua chính mình là một cái hay. Nhưng, cái hay phổ biến hơn có lẽ là những cuộc chinh phục kỷ lục thế giới. Ở thời điểm kết thúc 20/48 nội dung thi đấu, đã có 3 kỷ lục thế giới, 1 kỷ lục Olympic, 3 kỷ lục châu lục bị xô ngã.

Có đến hàng trăm thành tích (vâng, hàng trăm) đáng chú ý ở các mục “kỷ lục bản thân”, “kỷ lục quốc gia”, “kỷ lục độ tuổi”, “thành tích tốt nhất trong mùa”… Hiếm có giải đấu nào mà điền kinh đỉnh cao thật sự hấp dẫn như Olympic lần này.

Có một câu hỏi muôn thuở, hấp dẫn bao nhiêu thì cũng nhàm chán, tẻ nhạt bấy nhiêu: đâu là giới hạn của sức người? Cũng như bao nhiêu người yêu thích thì cũng có bấy nhiêu người ghét Diego Maradona vậy.

Câu hỏi về giới hạn của sức người vừa hấp dẫn, vừa tồi tệ là vì có người muốn khám phá, nhưng cũng có người muốn chế ngự, thậm chí phải làm nô lệ cho câu hỏi ấy. Đấy là một nỗi ám ảnh, có thể tạo ra kỳ tích cho nhân loại, nhưng cũng có thể dẫn đến… lò doping!

Tại kỳ Olympic đầu tiên, Athens 1896, nhà vô địch chạy 100m nam có thành tích 12”0, và đấy dĩ nhiên là thành tích vô địch Olympic kém nhất trong lịch sử. Kỷ lục Olympic của Usain Bolt là 9”63. Vậy, trong suốt 125 năm qua, loài người chỉ cải thiện được 2”37, trên đường chạy 100m nam ở Olympic.

Về nữ, khác biệt còn nhỏ hơn. Elaine Thompson-Herah vừa lập kỷ lục 10”61 tại Tokyo. So với thành tích 12”2 của nhà vô địch 100m nữ tại Olympic 1928 (đầu tiên, cũng là dở nhất) thì khác biệt chỉ là 1”59! Cứ hình dung về “sức người”, qua những con số vừa nêu.

Ngày xưa, người ta chỉ ghi nhận được thời gian đến mức nhỏ nhất là 1/10 giây (như các thành tích 12”0 hoặc 12”2 vừa nêu). Sau này, người ta sẽ ghi nhận được thành tích đến 1/10.000 giây? Và thành tích của con người sẽ được cải thiện theo con đường này? Đây chỉ là một trong muôn vàn cách nghĩ.

Nhà văn Kim Dung có cách nghĩ khác. Các nhân vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp của ông mà dự Olympic thì… vô địch cả. Nhưng, đấy là những câu chuyện bịa rất hợp logic! Nhân vật Lucky Luke của Mỹ bắn nhanh hơn cái bóng của mình, cũng vậy: có cơ sở khoa học. Archimedes chỉ cần một điểm tựa thì sẽ bẩy được cả trái đất mà!

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x