Cự ly chạy nước rút 100 mét Olympic: Ánh chớp trên đường chạy

Việt Hà
10:49 ngày 22-07-2021
Cự ly 100m nam chính là nội dung thi đấu đầu tiên tại Olympic đầu tiên 1896, nay đã trở thành một biểu tượng của các kỳ Thế vận hội với sự hấp dẫn dồn nén trong khoảng 10 giây.
Cự ly chạy nước rút 100 mét Olympic: Ánh chớp trên đường chạy

Tại Thế vận hội mùa hè 1896 trên đất Hy Lạp, Thomas Burke (Mỹ) giành huy chương vàng 100m nam với thành tích 12 giây. Hơn một thế kỷ sau, Usain Bolt (Jamaica) lập kỷ lục mới 9,63 giây tại London 2012, nhanh hơn gần 2,5 giây so với Burke. Nhưng nếu vượt ra ngoài khuôn khổ Olympic, thành tích 9,58 giây mà Bolt thiết lập tại giải vô địch điền kinh thế giới 2009 mới là kỷ lục tuyệt đối trên đường chạy 100m.

Cự ly 100m là nội dung thi chóng vánh nhất tại các kỳ Thế vận hội. Nó không dành cho các khán giả mải đi tìm chỗ ngồi. Tất cả gói gọn trong khoảng 10 giây, nhưng là 10 giây dồn nén của tâm lý, phản xạ, sức mạnh, tốc độ và độ nhạy bén của cơ thể lẫn trí óc. Đó không chỉ là câu chuyện của tốc độ guồng chân mà còn rất nhiều kỹ thuật phức tạp mà VĐV cần thực hiện trong 10 giây đó. Thậm chí ngay cả trước khi có tiếng súng hiệu, các VĐV còn chơi đòn tâm lý bằng cách bước ra vạch xuất phát muộn nhất.

“Nghe súng hiệu” là kỹ năng thiết yếu với mỗi VĐV chạy 100m. Ở các giải chạy đỉnh cao, khoảng thời gian giữa tiếng súng và cú giậm chân đầu tiên lên bàn đạp xuất phát được tính thông qua các cảm biến điện tử gắn ở súng và bàn đạp. Thời gian nếu dưới 0,1 giây bị coi là xuất phát lỗi. Khoảng thời gian 0,2 là đủ để tiếng súng truyền tới tai của vận động viên. Thế nên ai phản ứng gần nhất với ngưỡng 0,2 giây đã chiếm tiên cơ trên đường chạy. 

“Hãy lắng nghe tiếng súng. Đó là kỹ năng phải rèn luyện từng ngày”, English Gardner, ngôi sao nữ trên đường chạy 100m của Mỹ, cho biết. Ato Boldon (Trinidad & Tobago), người từng giành huy chương nội dung 100m nam tại Olympic thì phân tích: “Ranh giới thắng thua phụ thuộc rất lớn vào việc phản ứng với tiếng súng. Bạn không được phép đoán trước tiếng súng, điều đó rất rủi ro. Bạn phải phản ứng với nó”.

Usain Bolt thống trị đường chạy 100m tại đấu trường Olympic với thành tích 9,63 giây

10m đầu tiên là vô cùng quan trọng. Các VĐV ít kinh nghiệm thường cố gắng tăng tốc nhanh nhất có thể để chiếm lợi thế nhưng Carl Lewis (2 lần đoạt HCV Olympic) thì nghĩ khác: “Chìa khóa không phải ở việc chạy nhanh nhất ở 10m đầu. Nếu xe của bạn hết xăng, bạn không thể về đích như ý. Thủ thuật là thực hiện các bước dài, mạnh mẽ vì nó sẽ làm nóng bạn và tạo gia tốc cao ở chặng đường còn lại”.

Usain Bolt mất 40 tới 41 bước chạy để hoàn thành cự ly 100m, còn các nữ VĐV hàng đầu mất khoảng 50 bước. Các VĐV đỉnh cao đặc biệt chú ý đến việc bàn chân tiếp xúc với mặt đất, tiếp xúc càng nhiều thì độ “phanh” càng lớn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ. Do đó, các VĐV cần “thoát khỏi” mặt đất nhanh nhất có thể, thường được ví như việc chạy trên than nóng. 

Các VĐV thường đạt tốc độ tối đa sau 30 mét. Tốc độ phụ thuộc nhiều vào guồng chân và sải chân dài. Đó là lý do mà Bolt dù có tốc độ guồng chân không thực sự nhanh song chiều cao 1m95 giúp “Tia chớp” chiếm lợi thế hơn đối thủ nhờ sải chân dài. “Không nhìn đối thủ” cũng là một nguyên tắc tối cao trên đường chạy 100m. Chỉ một cái liếc mắt xem đối thủ ở đâu cũng khiến bạn mất tập trung và tụt lại. “Bạn phải chạy như đang bị bịt mắt, dồn hết sức nén và sự tập trung vào chính mình, quãng đường 100m chỉ có một mình bạn mà thôi”, Boldon chia sẻ.

Người thắng cuộc là người đầu tiên có thân trên (không tính tay, chân, đầu, cổ) vượt qua vạch đích. Do đó các VĐV đều đổ người về phía trước khi tới vạch đích, nhưng đổ lúc nào lại thuộc về kinh nghiệm và kỹ năng. “Hầu hết các VĐV đều đổ người quá sớm, một tới hai mét trước vạch đích. Nhưng hoàn hảo nhất là bạn phải đổ người ở khoảnh khắc cuối cùng. Tuy nhiên không phải ai cũng làm được”, Boldon cho biết. 

Giới hạn 10 giây

Hiện nay chỉ có nam giới vượt qua giới hạn 10 giây trong cự li 100 mét. Kỷ lục thế giới của nữ thuộc về Florence Griffith Joyner thiết lập vào năm 1988 cũng chỉ có 10’’49. Với nam giới, Usain Bolt giữ kỷ lục 9’’58 lập được vào năm 2009. Nhưng từ năm 1968, Jim Hines với 9’’9 đã trở thành VĐV đầu tiên trong lịch sử vượt qua giới hạn 10 giây. Năm 2003, Patrick Johnson (Úc) trở thành VĐV đầu tiên không phải gốc Phi về đích dưới 10 giây. Năm 2015, Tô Bính Thiêm (Trung Quốc) trở thành VĐV châu Á đầu tiên vượt qua giới hạn 10 giây với thành tích 9’’9.

 

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Kết quả Dortmund vs Atletico (5-4): Rượt đuổi nghẹt thở Dortmund ngược dòng nghẹt thở hạ Atletico

    Trận đấu Dortmund vs Atletico đã chứng kiến màn rượt đuổi tỷ số cực kỳ ngoạn mục. Đội bóng nước Đức giành chiến thắng 4-2 ở lượt về tứ kết Champions League để có chiến thắng chung cuộc sít sao với tỷ số 5-4.

  • Vợ Messi tham gia chiến dịch quy tụ toàn siêu WAG Vợ Messi tham gia chiến dịch quy tụ toàn siêu WAG

    Cô vợ xinh đẹp Antonela Roccuzzo của ngôi sao người Argentina, Lionel Messi đã đem lại sự chú ý cho số đông NHM, khi tham gia chiến dịch quy tụ toàn siêu WAG đình đám.

  • Soi kèo VIP 17/4: Bayern vs Arsenal Soi kèo Tài 2 ¾ hoặc 2 ½ trận Bayern vs Arsenal

    Soi kèo: Bayern vs Arsenal là cặp đấu ưa bàn thắng, cuộc tái đấu đêm nay giữa đôi bên tại tứ kết lượt về Champions League khó tránh khỏi cơn mưa gôn.

  • ĐT futsal Việt Nam vs ĐT futsal  Myanmar, 14h00 ngày 17/4: Không chủ quan sẽ thắng 14h00 ngày 17/4: ĐT futsal Việt Nam vs ĐT futsal Myanmar

    Về lý thuyết, trận ra quân ở VCK futsal châu Á 2024 là trận đấu dễ cho ĐT futsal Việt Nam khi ĐT futsal Myanmar bị đánh giá thấp hơn nhiều. Nhưng thực tế, đoàn quân của ông Diego Giustozzi sẽ không dễ giành chiến thắng nếu không tôn trọng đối thủ hết mực cũng như tập trung cao độ.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x