Bóng Đá Plus trên MXH

Làm thế nào để được công nhận là 'thể thao' ở Olympic?
08:24 ngày 07/08/2021
Từ 241 VĐV ở Olympic Athens 1896, giờ đây mỗi kỳ Thế vận hội đón nhận hơn 10.000 người đến tranh tài. Nhiều VĐV cũng đồng nghĩa ngày càng nhiều môn thể thao được đưa vào thi đấu, nhưng điều đó không có nghĩa môn nào cũng có cơ hội xuất hiện ở Olympic.

    Về cơ bản, một môn thể thao đến Olympic cần phải có 5 yếu tố dựa trên 35 tiêu chí cấu thành. Những tiêu chí cơ bản gồm: giá trị môn thể thao đó mang lại cho di sản của Olympic, tuổi đời của môn thể thao, mức độ phổ biến của môn thể thao tại quốc gia bắt nguồn, chi phí ước tính cần để phát sóng các nội dung thi đấu tại Thế vận hội.

    Bước đầu tiên để trở thành một môn thể thao Olympic là môn đó phải được công nhận bởi Ủy ban Olympic quốc tế (IOC). Sau đó, người ta cần thành lập một Liên đoàn quốc tế nhằm hệ thống hóa các điều luật, quy định, tiêu chuẩn áp dụng... Cuối cùng là môn thể thao ấy phải vượt qua bài kiểm tra về 35 tiêu chí cấu thành của Olympic như đã nói ở trên.

    Vậy làm thế nào để đánh giá mức độ phổ biến của môn thể thao đó? IOC quy định đó phải là môn được tập luyện rộng rãi bởi nam giới ở trên 75 quốc gia thuộc 4/5 châu lục, và nữ giới ở trên 40 quốc gia thuộc 3/5 châu lục. Thật khó tưởng tượng công thức được lượng hóa kể trên của IOC sẽ được thẩm tra ra sao khi họ quyết định đưa một môn nào đó vào Olympic.

    Rào cản lớn cùng những quy định loằng ngoằng là nguyên nhân khiến nhiều môn thể thao đã biến mất khỏi Olympic, hoặc nhiều năm nữa mới có dịp xuất hiện ở Thế vận hội. Kéo co và hội họa không còn xuất hiện vì không được coi là môn thể thao, hoặc không có liên đoàn quốc tế. Bowling, cờ vua được công nhận là môn thể thao nhưng không được đưa vào vì “không đủ sức cạnh tranh”.

    Về phần những môn thể thao đã xuất hiện ở Olympic, hành trình để được chính thức công nhận tại một kỳ Thế vận hội cũng lắm gian nan. 3 môn phối hợp (bơi, đạp xe, chạy bộ) phải đến tận Olympic Sydney 2000 mới có tên lần đầu. Một số môn thi đấu khác lại chỉ dành cho nam, và đến gần đây mới cho phép các nữ VĐV tham gia như vật, nhảy sào.

    Ở chiều ngược lại, nhiều môn thể thao từng biến mất khỏi Olympic như golf và bóng chày đã trở lại trong thời gian gần đây. Quy định của IOC nghe qua có vẻ như rất rõ ràng và khắt khe, nhưng phần nào đó cũng mang sự cảm tính trong việc ra quyết định. Có đúng là bóng mềm, một biến thể của bóng chày, được chơi rộng rãi bởi nữ giới ở 40 quốc gia hay không? Làm cách nào để đo lường “mức độ phổ biến”?

    Vì những lý do trên, Thế vận hội Tokyo đã đưa hàng loạt môn mới vào danh sách thi đấu nhưng chúng có thể bị loại bỏ ngay kỳ Olympic tiếp theo. Đó thực ra chỉ là phương án nhất thời để các quốc gia giành thêm huy chương. Và khi đó tất cả mới vỡ lẽ rằng lắm khi, Olympic cũng chẳng kém gì… ao làng. 

    Huyền Linh • 08:24 ngày 07/08/2021
    Tags: Olympic

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay