Việt Nam dự Olympic Tokyo 2020: Tạo nguồn nhân lực

Khắc Sơn Khắc Sơn
13:41 ngày 26-07-2021
Thể thao Việt Nam coi Olympic Tokyo 2020 là mục tiêu phải hướng đến. Trở thành ông lớn ở SEA Games, có thế đứng tại Asiad, tiến vào sân chơi Olympic là xu thế tất yếu của những người làm thể thao. Bởi nói cho cùng, Thế vận hội chính là nơi để những vận động viên giỏi nhất thế giới thể hiện tài năng và khát vọng.
Việt Nam dự Olympic Tokyo 2020: Tạo nguồn nhân lực

Thể thao Việt Nam từng rất thành công với chiến lược “đi tắt đón đầu”. Có thời gian, chúng ta đầu tư vào những môn thể thao được cho là phù hợp với xu thế và thể trạng người Việt Nam để mau chóng có thành tích ở SEA Games và Asiad. Một thời gian dài, những môn thể thao ấy là “mỏ vàng” giúp chúng ta cải thiện thứ hạng trên bảng tổng sắp. Nhưng khi thế và lực của thể thao Việt Nam đã được cải thiện thì Asiad và đỉnh cao là Olympic chính là cái đích phải hướng tới. Ở đó, những môn Olympic sẽ thế chỗ những môn mang nặng tính biểu diễn, thậm chí là thế mạnh riêng của từng quốc gia như SEA Games. Ở đó, ai mạnh nhất người đó sẽ chiến thắng và để hội nhập thực sự, chúng ta chỉ có con đường là đầu tư mạnh mẽ cho những tài năng đặc biệt.

Hướng đến Olympic là chiến lược của thể thao Việt Nam. Dù điều kiện còn hạn hẹp nhưng chúng ta vẫn cố gắng thuê chuyên gia ngoại, cử các đội tuyển đi tập huấn nước ngoài. Thậm chí, tay bơi Ánh Viên còn được cử đi Mỹ du học với chi phí không hề rẻ chỉ nhằm mục tiêu có huy chương ở Olympic.

Cái khó của đầu tư trong thể thao là bạn chẳng thể dám chắc sẽ có huy chương. Ánh Viên từng là niềm tự hào số 1, nhưng người giành vàng 5 năm trước ở Olympic lại là Hoàng Xuân Vinh. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ, khi Ánh Viên đã đến giới hạn của thành tích, Xuân Vinh có thể kết thúc sứ mệnh vì tuổi tác, Kim Tuấn luôn được kỳ vọng rồi gây thất vọng thì chúng ta lại phải đặt câu hỏi: Đâu sẽ là những tài năng kế tục? Chúng ta cần phải có những phát hiện mới, những tài năng đủ sức chinh phục vòm trời Olympic chứ không chỉ là sân chơi SEA Games.

Tạo nguồn nhân lực luôn mang ý nghĩa sống còn với mọi nền thể thao. Nó cũng giống như chuỗi cung ứng trong sản xuất công nghiệp phải liên tục và không được phép dừng lại. Nhưng tìm kiếm, phát hiện và phát triển nhân tài theo định hướng Olympic lại không phải dễ dàng. Nó không chỉ tốn kém về thời gian và tiền bạc, mà còn phụ thuộc vào chiến lược, tầm nhìn của một nền thể thao.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x