30 NĂM VỤ ÁM SÁT TAY VỢT NỮ MONICA SELES

Nhát dao oan khốc đã hủy hoại sự nghiệp sáng láng của Monica Seles

KỲ LÂM
17:31 ngày 29-04-2023
Tròn 30 năm, vào lúc 18h50 ngày 30/4/1993 tại Hamburg (Đức), tay vợt nữ tài năng Monica Seles, 19 tuổi, đã bị đâm vào lưng bằng dao khi cô đang thi đấu trên sân. Chủ nhân của 8 danh hiệu Grand Slam đã bị hủy hoại một sự nghiệp đang thăng hoa rực rỡ. 

THẢM KỊCH TẠI HAMBURG  

Vào ngày 27/1/1996, Monica Seles giành được danh hiệu Grand Slam thứ 9 và cũng là cuối cùng của mình. Khi đó, tay vợt nữ 22 tuổi đã chứng minh một cách rõ ràng rằng cô là con người phi thường khi đã trở về từ địa ngục và đánh bại được những con quỷ của mình, mà con quỷ tàn ác nhất là Gunter Parche.

Gunter Parche có thể là người ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử quần vợt nữ mà chưa từng cầm vợt. Hắn ta không cầm vợt mà cầm dao, thứ đã xé nát da thịt của Seles và phá vỡ sự khởi đầu sự nghiệp có thể sẽ là thành công nhất mọi thời đại của cô gái này.  

Cái ngày mà kẻ hèn nhát dùng dao tấn công tay vợt nữ trẻ người Nam Tư đã khiến cả thế giới rúng động, bởi đó là một tội ác được truyền hình trực tiếp. Seles vừa giành được 8 Grand Slam trước thời ngày này, với danh hiệu đầu tiên ở giải Pháp Mở rộng khi mới 16 tuổi rưỡi, một kỷ lục sẽ chỉ bị phá vỡ bởi Martina Hingis vào năm 1997.  

Ở độ tuổi đó tại các giải Grand Slam, Seles đã tích lũy được gần một nửa số danh hiệu mà Chris Evert hoặc Martina Navratilova đã thu thập được trong suốt sự nghiệp của họ (18 danh hiệu mỗi người) và đang so kè thành tích của tay vợt nữ người Đức, Steffi Graf (11 danh hiệu).  

Sau nhát đâm, Seles chứng kiến sự nghiệp của mình sụp đổ. Cuộc sống của cô cũng vậy. Seles đã mất 27 tháng để ổn định bản thân, đặt chân lên sân quần vợt một lần nữa và còn phải nỗ lực hơn để giành chiến thắng lần nữa. Nhưng hương vị vinh quang không còn như cũ, cô đã mất đi dũng cảm trong từng đường bóng.  

Do đó, vào ngày cô giành được danh hiệu Grand Slam thứ 9, Seles thấy mình như trở lại tháng năm rực rỡ, nhất là tại sân đấu Melbourne, nơi cô đã bất bại kể từ năm 1990. Cuộc họp báo sau trận chung kết của Seles pha trộn vui buồn nhưng gam buồn tỏ ra lấn lướt.  

Monica Seles và Steffi Graf là cặp kỳ phùng địch thủ trong làng WTA những năm 1990

“Mọi chuyện sẽ không bao giờ như cũ nữa. Tôi tự nhủ bây giờ là năm 1996, mình sẽ còn được bao lâu nữa”, cô tự đặt câu hỏi trong khi đã biết câu trả lời. Thời gian và tương lai của cô đã trôi tuột qua kẽ tay như máu phun ra khỏi vết đâm vậy. Cô cũng không đủ dũng cảm để đến nước Đức thi đấu, nơi bi kịch đã diễn ra.  

Trong buổi họp báo, Seles giấu mình dưới tấm che của chiếc mũ lưỡi trai màu trắng. Trong nước mắt, tay ôm mặt, cô cầu xin đám phó nháy: “Đừng chụp”. Với một nỗ lực phi thường, cô đã chiến đấu với bản thân, lấy lại sự bình thản và bỏ khỏi cuộc họp báo như thể nơi đó là đống rác vậy.

SÂN TENNIS PHỦI CỦA MỘT HUYỀN THOẠI 

Sự khởi đầu của câu chuyện đã rất nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn nhiều. Lần đầu tiên Monica Seles chạm vào một cây vợt, người ta cho rằng cô không đủ sức để nhấc nó lên. Cô chỉ muốn làm như bố và Zoltan, người anh chơi tennis khá giỏi và là fan của Bjorn Borg.  

Một buổi sáng, khi nhìn thấy cha mình, ông Karolj dợt vài cú khỏi động với Zoltan, cô bé Seles khi ấy mới 5 tuổi liền đòi chơi. Ngay khi cô cầm vợt, ông bố liền thấy rằng hoá ra con gái mình cầm vợt khá ổn bằng hai tay, tuy không phải dạng bộc lộ “sinh ra để chơi tennis”. Nhưng dù sao, Seles muốn chơi môn thể thao này.  

Ở Novi Sad (Nam Tư), chỉ có 4 sân quần vợt vào cuối những năm 1970. Do đó, ông bố bắt đầu dạy quần vợt cho con gái ở một bãi xe cũ dưới chân chung cư. Để có cây vợt cho con gái, ông Karoil đã phải lái xe 700 km sang Italia để mua, chứ kiếm sao được ở Nam Tư thời Tito.  

Seles thuận tay trái nên cầm vợt và đánh bằng cả hai tay cho mọi động tác. Lối đánh như thế rất mất sức và có phần phản thể thao. Nhưng không sao, cô bé thấy hạnh phúc khi được chơi tennis. Và dù gì, tennis là một trò chơi trước khi là một môn thể thao.  

Hình ảnh mà Seles để lại cho thế giới quần vợt nữ là một tay vợt không ngừng nỗ lực với cường độ khó tin, là người đưa quần vợt nữ bước vào kỷ nguyên của những huyền thoại, và luôn được dẫn dắt bởi niềm vui được chơi bóng. Bố cô đã in hình chuột Jerry lên các trái banh nỉ để “chú mèo Tôm” Seles bắt bằng vợt của mình. Seles đã luyện tennis lúc khởi đầu như thế đấy, dễ như ăn bánh.  

Đến năm 8 tuổi, Seles đã là tay vợt nữ nhí hay nhất Nam Tư. Đến khi đó, cô mới biết tennis cũng là một nghề hái ra tiền, sau khi xem trận chung kết Roland Garros hiếm hoi được phát sóng trên truyền hình Nam Tư. Và Seles đã dọn hành lý, vượt Đại Tây Dương cùng anh trai sang Mỹ vào năm 1986 để gia nhập Học viện quần vợt Bollettieri.  

ĐẦU DANH TRẠNG MANG TÊN CHRIS EVERT  

Ngay từ giây phút đầu tiên, các HLV của Seles đã thuyết phục học viên của mình rằng phải đổi cách đánh: từ đánh thuận tay bằng hai tay sang đánh thuận tay bằng một tay. Seles tỏ ra rất khó chịu, cô bé đánh thua liên tiếp và muốn trở về nhà sau chỉ 9 tháng “du học”.  

Cuối cùng, ông bố Karolj cùng vợ mình cũng sang Mỹ để làm công tác tư tưởng cho ái nữ. Ông hầu như chả đi đâu cả ngoài việc gặp Nick Bollettieri, để cầu xin ông này hãy cho con gái mình được chơi theo cách mình thích. Nick cuối cùng đành gật đầu và sau đó là một cơn bão cách mạng.  

Ngay ở trận đấu chuyên nghiệp đầu tiên ở sân Boca Raton, Seles đã thắng. Nạn nhân đầu tiên của cô là Helen Keles, với tỉ số 7-6, 6-3. Trận đấu chuyên nghiệp thứ hai của cô là với tượng đài Chris Evert, người vẫn đang là số 3 thế giới. Seles đã thua 2-6, 1-6 ở trận đấu mà cô mới 14 tuổi.  

Nhưng 13 tháng sau, Seles đã phục thù thành công tại Houston và giành chiến thắng trong giải đấu chuyên nghiệp đầu tiên trước tay vợt huyền thoại người Mỹ. Nhà đương kim vô địch Chris Evert, 34 tuổi, đã bị Seles đánh bại với tỉ số 3-6, 6-1, 6-4. Cô đã chứng kiến cuộc cách mạng của Seles khởi đầu.  

Seles có những cú đoa thuận tay bằng hai tay vô cùng uy lực

“Chưa từng thấy ai chơi như Seles. Cô ấy chơi mọi thứ bằng hai tay rất mạnh mẽ. Sức mạnh và cường độ tuyệt đối của Seles thật không thể tin được. Trên sân đấu, cô ấy liên tục gây áp lực khiến đối thủ không còn thời gian để làm gì, cho dù là để thất vọng”, Barbara Schett - một bại tướng của Seles phân tích.  

Ngay cả Justine Henin, người đã có 7 danh hiệu Grand Slam, cũng nghĩ như thế: “Seles sẽ tra tấn bạn bằng cường độ cao và sự khắc nghiệt. Tôi bị ấn tượng bởi năng lượng và sự tập trung của cô ấy. Bản thân Seles là một trái banh đang lao với tốc độ âm thanh, đủ để kích hoạt một xu hướng thi đấu bão tố mà sau này chị em nhà Serena và Venus Williams đã thừa kế”.  

Khi Seles xuất hiện, cô đã thấy một kỳ phùng địch thủ. Đó là tay vợt người Đức, Steffi Graf, người vừa giành Grand Slam và HCV Olympic Seoul năm 1988. Graf đã đánh bại Seles 2 lần ở các giải Grand Slam năm 1989 là Wimbledon (6-0,6-1) và Roland Garros (6-3, 3-6, 6-3).  

SƯ TỬ CÁI VÀ MÓN “SƯ TỬ HỐNG”

Trên mảnh đất Porte d'Auteuil, Seles đã viết chương vĩ đại đầu tiên trong lịch sử của mình vào năm 1990. Cô đã giành được giải Grand Slam đầu tiên tại đó, ở tuổi 16 rưỡi, khi đánh bại Graf (7-6, 6-4). Lối chơi của Graf không hề lỗi thời, nhưng Seles đã vượt lên.  

Danh sách nạn nhân sẽ tiếp tục dài thềm vào cuối năm, trong đó tiêu biểu là Gabriela Sabatini sau 1 trận đấu diễn ra trong 5 set. Chúng ta hãy nhớ rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử quần vợt nữ kể từ năm 1901, có một trận tennis diễn ra dài như thế.  

Seles có khát vọng cao và sức chịu đựng bền bỉ. Trên sân, cô là một con sư tử cái phàm ăn. Bên ngoài, cô ấy là một con cừu non, nhút nhát. Một giai thoại ở thời kỳ đầu trong sự nghiệp của cô đã phản ánh rõ hình dạng kép này.  

Tại vòng ba Roland Garros 1989, Seles (15 tuổi) gặp Zina Garrison, hạt giống số 4 (25 tuổi). Seles ra sân với một bó hoa bự mà ai đó trao ở hậu trường. Cô không biết phải làm gì nên bèn phân phát cho các khán giả với nụ cười rộng ngoác.

Khi đi ngang qua Garrison, cô cũng tặng hoa nhưng tay vợt Mỹ từ chối và bị đám đông la ó. Song đó là món quà duy nhất của Seles, bởi Garrison đã bị vùi dập 6-3, 6-2. Cay cú, Garrison tố vụ này trong cuộc họp báo sau trận và nói bị Seles làm phân tâm. Lập tức Seles đã khóc và giải thích mình chỉ làm điều tốt.  

Ngay cả trước khi trưởng thành, Monica Seles đã hiểu rằng ý định làm hài lòng tất cả mọi người chỉ là một giấc mơ viển vông. Đặc biệt là khi bạn trở thành số 1 thế giới ở 17 tuổi 3 tháng - một kỷ lục vào thời điểm đó - và bạn giành được mọi thứ.  

Và càng khó hơn khi để có được nó, Seles đã làm thủng màng nhĩ của mọi người bằng những tiếng “han” lấy đà đánh, hay “iii” nặng nề khi đỡ bóng. Công phu “sư tử hống” của cô như muốn bóp nát trái banh và đối thủ đứng bên kia lưới.  

Âm thanh của Seles đã trở thành thứ để đối thủ tấn công cô. Tay vợt người Nam Tư thậm chí không nhận ra sự bất tiện mà cô gây ra cho đối thủ hay khán giả. Đó là vào năm 1992, tại Wimbledon, căng thẳng đạt đỉnh điểm. Sau khi Seles bỏ giải đấu này năm trước, báo chí Anh đã rêu rao rằng cô chửa hoang nên không ra mặt.

Tờ The Independent tấn công ngay khi Seles lọt vào chung kết Wimbledon 1992: “Nhiều người thừa nhận những âm thanh mà Seles phát ra khiến môn tennis bị ô trọc. Âm thanh đó gây khó chịu cho đối thủ và khán giả”. Thậm chí họ còn đòi đo decibel (mức độ âm thanh) để tố cáo cô tội làm ô nhiễm tiếng ồn.  

Hai bại tướng Nathalie Tauziat (tứ kết) và Martina Navratilova (bán kết) cũng đã tấn công Seles khi phàn nàn với trọng tài chủ tọa về tiếng ồn khó chịu. Tay vợt người Mỹ từng 9 lần đăng quang Wimbledon đã bị hạ gục bởi những tiếng bộc phá đi kèm những pha ra đòn của đối thủ ở set 2.  

Navratilova chưa bao giờ đánh hỏng trong những lần đối đầu trước đây của họ. Cuối cùng, cô đã bị đánh bại trong 3 set, nhưng lại tỏ ra cao thượng hơn các bại tướng khác khi thừa nhận mình đã thua trước tài năng của đối thủ trẻ chứ không phải tiếng rền rĩ lúc não lòng, khi xé vải. Cô cũng là một trong số vài người chơi thân với Seles trong giai đoạn sau này.  

18h50 ngày 30/4/1993, Seles bị đâm ngay sau khi vừa kết thúc trận bán kết tại Hamburg

Bản thân Seles cũng biết mình không nên gầm gừ la hét khi chơi bóng. “Có lúc tôi đã tự hét lên trong tâm trí rằng mình đừng gầm gừ nữa. Nhưng mà nó quá căng thẳng nên tôi không nhận ra mình đang làm gì”, Seles thừa nhận trên tờ New York Times. Ở trận chung kết gặp Graf, do kiềm chế tốt âm thanh, nên Seles... đã thua.  

Seles trở lại vô địch ở giải Australia Mở rộng đầu năm 1993 và bước đến một kỷ lục mới vô tiền khoáng hậu: vô địch Roland Garros lần thứ 4 liên tiếp. Nhưng khán giả sẽ không nhìn thấy cô tại giải đấu trong 3 năm tiếp theo. Và Seles không còn chiến thắng nữa.  

Vào cuối mùa đông 1993, cơ thể của cô nói phải dừng lại. Một chứng bệnh nhiễm virus khiến Seles phải nằm liệt giường. Đôi khi cô ngủ tới 16 tiếng một ngày và cuộc sống quần vợt của cô ấy bị đình trệ trong 7 tuần. Cô trở lại Đức, đến Hamburg, vào cuối tháng Tư.  

CON DAO RĂNG CƯA GÂY TỘI ÁC CỦA KẺ TÂM THẦN  

Thứ Sáu ngày 30/4/1993, tại CLB quần vợt Rothenbaum diễn ra trận tứ kết cuối cùng của giải đấu giữa Monica Seles với cô gái trẻ người Bulgari, Madgalena Maleeva. Cô đã giành chiến thắng 6-4, 6-3 sau hơn 1 giờ thi đấu. Khoảng 18h50, cô ngồi vào ghế của mình ở bên cạnh sân.  

Bằng một cử chỉ máy móc, Seles cầm chiếc cốc của mình và đưa nó lên môi thì đột nhiên cảm thấy lưng đau dữ dội. Theo phản xạ, Seles quay lại và hình ảnh của một gã đàn ông đang nghiêng người về phía cô hiện ra. Hắn đội mũ lưỡi trai và cầm trên tay một con dao dài. Hắn chuẩn bị đâm tiếp Seles nhưng đã bị vô hiệu hóa bởi lực lượng an ninh.  

Tất cả mọi người đều choáng váng. Không ai rời mắt khỏi vết đâm của Seles đang phun máu như mưa, nhưng họ hầu như không nhìn thấy thời điểm kẻ tấn công mặc áo sơ mi hoa lòe loẹt, tay xách túi nhựa xanh lá cây  bước qua hàng rào ngăn cách khán đài với sân bóng và tấn công Seles.  

Hoàn toàn choáng váng, cô ngồi dậy và cố gắng ghép các mảnh vỡ của một câu đố hóc búa lại với nhau. Cô đã bị đâm ngay trong một trận đấu trước sự chứng kiến của 1 vạn khán giả. Monica Seles cuối cùng gục ngã trong vòng tay của một ai đó trong đội bảo vệ. Bộ váy thi đấu màu trắng giờ biến thành màu hồng, còn kẻ thủ ác bị bẻ gập tay và giải đi. Bên kia sân, Maleeva như hóa đá.  

Gunter Parche này là ai? Động cơ thủ ác của hắn là gì? Ở tuổi 38 và là một công nhân thất nghiệp đến từ Đông Đức, Parche yêu Steffi Graf một cách điên cuồng. Hắn thường xuyên viết thư cho tay vợt nữ này, và không chịu được viễn cảnh Seles sẽ hạ “người trong mộng” của hắn trong trận chung kết. Hắn đã căm thù Seles ngay từ chiến thắng đầu tiên của cô trước Graf năm 1990.  

Seles cảm thấy rất đau đớn bởi vết đâm. Nhưng may mắn thay, chỉ có các cơ dưới vai bị tổn hại và vết thương không sâu quá 15cm. Steffi Graf - người cũng đã phải đối phó những fan cuồng từng cắt tĩnh mạch cổ tay để thể hiện sự hâm mộ - đã đến thăm Seles vào ngày hôm sau. Cô cảm thấy tội lỗi vì biết mình đã khiến Seles bị tấn công, và tổn thương này vẫn chưa là gì với tổn thương tâm lý kéo dài.  

Gunter Parche là fan cuồng của Steffi Graf và y đã thoát án do bệnh lý tâm thần

Ngành y ra sức trấn an thế giới rằng “cô ấy rất may mắn khi bị đâm gần tủy sống, nhưng không có cơ quan quan trọng nào bị ảnh hưởng”. Rằng nếu Seles tuân theo quy trình điều trị, cô sẽ trở lại tại giải US Open. Nhưng lần xuất hiện ở Grand Slam tiếp theo của Seles là Australia Open năm 1995.  

“Chúng ta không thể nói về Monica mà không nhớ lại khoảnh khắc đó”, Justine Henin, nói. Lúc đó tôi 11 tuổi và đã vô cùng sốc. Đó là một hành động bạo lực khủng khiếp. Hãy xem điều đó trên một sân quần vợt. Chúng ta không thể tưởng tượng được điều gì đã khiến gã ác nhân ra tay với cô ấy”.  

Trở lại US Open, Monica Seles kiên cường đã thất bại. Cuộc sống của cô như đoàn tàu trật bánh. Nỗi đau thể xác nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi đau nội tâm, nó âm ỉ hơn nhiều. Cô cũng cảm thấy cô đơn. Các tay vợt WTA khác đã bỏ phiếu chống lại việc đóng băng thứ hạng của cô ấy, ngoại trừ Gabriela Sabatini bỏ phiếu trắng. Công việc là công việc. Seles không thể tiêu hóa nó.  

Cô cũng thấy Graf lấy đi vinh quang của mình bởi tay vợt người Đức đã giành một nửa số danh hiệu Grand Slam trong sự nghiệp sau thảm kịch Hamburg. Sau đó, Seles chìm trong thất vọng và lo lắng tột độ khi biết cha mình đang mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.  

Seles đã dành nhiều ngày ở Florida để ủ rũ, khóc và tránh tập luyện như bệnh dịch hạch. Và sau đó cô lao vào ăn uống như đói khát lâu năm. “Tôi phải chiến đấu với những con quỷ của mình. Thức ăn là cách duy nhất để khiến chúng im lặng”, cô nói. Ăn uống cũng khiến cô không thể quay lại sân quần nữa.  

QUẦN VỢT CŨNG CHỈ LÀ MỘT TRÒ CHƠI  

Vào cuối mùa hè 1995, Seles tăng thêm 7kg. Dưới sự hướng dẫn của Bob Kersee, HLV nổi tiếng của Florence Griffith-Joyner, cô đã quay lại trượt tuyết và giảm cân. Nhưng sau đó trọng lượng lại tăng vù vù. Ngay cả khi cô tập luyện, thức ăn vẫn là niềm đam mê.  

Seles nhút nhát sau đó trốn dưới đống quần áo, nói dối HLV và chuyên gia dinh dưỡng. Cô tăng tới 17 kg nhờ hàng giờ ngồi trước TV với khoai tây chiên và đồ ăn nhẹ khác. Chứng trầm cảm đã lấy đi tất cả. Seles trở thành một cái bóng và một bí ẩn. Không ai biết khi nào cô sẽ trở lại.  

Thêm vào đó, kẻ tấn công cũng không bị trừng phạt như cô hy vọng. Tháng 10/1993, hắn ta chỉ bị kết án 2 năm tù treo, kèm theo việc điều trị tâm thần. Tội danh "cố ý giết người" đã biến mất do đó, hắn được trả tự do.

Nhưng nạn nhân không tiêu hóa được thứ công lý đó. Seles đã kháng cáo nhưng không có gì thay đổi. Gunter Parche, qua đời năm 2022, sẽ không bao giờ phải ngồi tù. “Sự hối hận chân thành” và bệnh lý tâm thần của hắn đã thuyết phục được công lý.  

Trong vực thẳm của sự trầm cảm, Seles vẫn có thể tin tưởng vào một bờ vai, đó là người cha. Vào cuối năm 1994, ông đã cho con gái mình lời khuyên tốt nhất. Về mặt tài chính, cô an toàn và không cần lo lắng. Về quần vợt, ngoại trừ có lý do chính đáng, không thì “con hãy quên nó đi”, chỉ là một “trò chơi” thôi mà.  

Monica Seles xuất hiện năm 2020 tại một sự kiện của trẻ em tại Budapest

Trong đầu một Seles sắp 22 tuổi, những lời nói của người cha vang lên. Sự trở lại lớn đang đến sớm. Sau 27 tháng nghỉ thi đấu, vào mùa hè 1995, cựu bại tướng kiêm bạn thân Navratilova đã đưa Seles trở lại sân quần. Phải thừa nhận rằng vóc dáng tròn ủng của cô đã bị chế nhạo thô bỉ, nhưng cô lại chiến thắng ở Toronto.  

Sau đó, cô lọt vào trận chung kết US Open và sau đó vài tháng, tại Australia Open 1996, Seles giành được Grand Slam cuối cùng và là danh hiệu lớn thứ 9 trong sự nghiệp. Đó là một thành tựu ngọt ngào nhất để tặng cho người cha lại ngã bệnh vào năm 1996.  

Ông đã qua đời vào tháng 5/1998, ngay trước Roland Garros. Cũng chính tại Paris, trong trang phục màu đen và chiếc nhẫn cưới trên cổ, Seles sẽ chơi trận chung kết Grand Slam cuối cùng của cô, trước khi kết thúc sự nghiệp vì chấn thương. Cô đã vượt qua chính mình ngay cả khi bị đánh bại bởi Arantxa Sanchez, người đã nói với Seles: “Tôi muốn chị chiến thắng, Monica”.  

Nếu thắng, Seles sẽ có 10 danh hiệu Grand Slam tròn trịa. Nhưng nó cũng không làm thay đổi nhiều cuộc đời của cô nữa. Quần vợt và vinh quang của nó cũng chỉ là một trò chơi.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Mirra Andreeva - viên ngọc mới ở giải WTA: 15 tuổi & bất bại trong giải chuyên nghiệp 2023 Mirra Andreeva - viên ngọc mới ở giải WTA: 15 tuổi & bất bại trong giải chuyên nghiệp 2023

    Chỉ trong vòng 2 ngày, tay vợt 15 tuổi người Nga, Mirra Andreeva (hạng 194) đã đánh bại liên tiếp 2 tay vợt đàn chị ở hạng 49 và hạng 13 thế giới ở giải Mutua Madrid Open. Đấy đều là những kỷ lục ấn tượng trong làng quần vợt nữ chuyên nghiệp thế giới.

  • Stefanos Tsitsipas : 'Không ai sánh được với Federer' Stefanos Tsitsipas : 'Không ai sánh được với Federer'

    Ngay trước khi xung trận ở Madrid Open, tay vợt Stefanos Tsitsipas đã nhận lời phỏng vấn trên tờ Marca. Trong cuộc trao đổi, tay vợt người Hy Lạp đặt mục tiêu vô địch với sự tự tin rất lớn sau khi lọt vào tứ kết Monte Carlo và chung kết Barcelona. Ngoài ra, anh cũng thể hiện sự ngưỡng mộ với thần tượng của mình là Roger Federer.

  • Alcaraz, thách thức ngôi vị số 1 của Djokovic ở tuổi 19 Alcaraz, thách thức ngôi vị số 1 của Djokovic ở tuổi 19

    Huyền thoại sống Rafael Nadal không tham dự nhưng những khán giả của Barcelona mở rộng vẫn được chứng kiến một tay vợt nước chủ nhà lên ngôi. Lần thứ 2 liên tiếp, Carlos Alcaraz đăng quang trên sân đất nện quen thuộc và gửi lời thách thức thực sự tới ngôi vị số 1 ATP của Novak Djokovic.

  • Cựu tay vợt nữ số 2 thế giới - Paula Badosa: 'Khen tôi hay như Sharapova là giết tôi rồi' Cựu tay vợt nữ số 2 thế giới - Paula Badosa: 'Khen tôi hay như Sharapova là giết tôi rồi'

    Paula Badosa, tay vợt nữ tài năng của làng banh nỉ Tây Ban Nha đã mở lòng giãi bày về việc bị so sánh tài năng với tay vợt người Nga, Maria Sharapova đã đẩy cô vào hố đen trầm cảm như thế nào. Từ vị thế tay vợt nữ thứ 2 thế giới, Badosa đã tuột dốc không phanh khi bị chứng trầm cảm hành hạ.

  • Rafael Nadal đối mặt với nguy cơ lỡ hẹn Roland Garros 2023 Rafael Nadal đối mặt nguy cơ lỡ hẹn Roland Garros 2023

    Với việc vừa tuyên bố rút khỏi Madrid Master (khởi tranh 26/4), tay vợt lừng danh Rafael Nadal đang đối mặt nguy cơ lỡ hẹn với Roland-Garros vào tháng 5. Nếu viễn cảnh trên xảy ra thì đây quả là chuyện buồn với Nadal. Bởi “Vua sân đất nện” gặt hái được rất nhiều vinh quang, nhưng cũng phải đồng hành với hàng loạt chấn thương trong sự nghiệp.

  • Ngược dòng ngoạn mục, Andrey Rublev chiếm chức vô địch Ngược dòng ngoạn mục, Andrey Rublev chiếm chức vô địch

    Tối 16/4/2023 theo giờ Việt Nam, tay vợt người Nga, Andrey Rublev đã đánh bại đối thủ người Bỉ, Holger Rune với tỷ số 2-1 (5-7, 6-2, 7-5) trong trận chung kết Monte-Carlo để giành chức vô địch giải Masters 1000 đầu tiên trong sự nghiệp.

  • Rafael Nadal & sự 'cứng đầu' đáng ngưỡng mộ Rafael Nadal & sự 'cứng đầu' đáng ngưỡng mộ

    Khi bật khóc trong ngày chia tay của Roger Federer vào tháng 9 năm ngoái, Rafael Nadal đang thương cảm cho người đồng nghiệp vĩ đại nhưng cũng có thể nhìn thấy tương lai của chính mình. Ngay ở thời điểm đó, Nadal đã không khỏe nhưng bất chấp tất cả, anh muốn giành lấy vinh quang cuối cùng tại Roland Garros.

  • Novak Djokovic lần thứ 3 liên tiếp dừng bước trước tứ kết Novak Djokovic lần thứ 3 liên tiếp dừng bước trước tứ kết

    Novak Djokovic thể hiện sự thống trị trên sân cứng và sân cỏ, nhưng thành tích trên sân đất nện thì kém xa “nhiều năm ánh sáng” và thất bại mới đây tại vòng 1/8 Monte Carlo Master trước Lorenzo Musetti càng chứng tỏ điều đó.

  • Huyền thoại Boris Becker ra mắt phim tài liệu về cuộc đời mình Huyền thoại Boris Becker ra mắt phim tài liệu về cuộc đời mình

    Trong làng banh nỉ, tay vợt lừng danh một thời Boris Becker đã trải qua đủ vinh quang và cay đắng. Từng có lúc, cuộc đời nhà cựu số 1 thế giới tưởng như đã bỏ đi, nhưng cuối cùng ông không gục ngã mà lại tiếp tục đứng lên để khởi đầu một chương mới.

  • Daniil Medvedev, những người hùng trên đất Mỹ Những người hùng trên đất Mỹ

    Daniil Medvedev, Carlos Alcaraz, Jannik Sinner và Elena Rybakina đã có một tháng sôi động ở Mỹ. Nhưng phía trước họ là mùa giải đất nện khó khăn với sự trở lại của những tay vợt hàng đầu.

  • Jannik Sinner lội ngược dòng trước Carlos Alcaraz như thế nào? Jannik Sinner lội ngược dòng trước Carlos Alcaraz như thế nào?

    Chạm trán tay vợt số 1 thế giới Carlos Alcaraz ở bán kết Miami Open 2023 là thách thức không nhỏ dành cho Jannik Sinner. Dù vậy, tay vợt 21 tuổi cuối cùng lại xuất sắc lội ngược dòng để ghi tên mình vào trận chung kết.

  • Bayern nhắm mua sao Barca Bayern nhắm mua trụ cột của Barca

    Theo tờ Relevo của Tây Ban Nha, Bayern đang nhắm mua tiền vệ Frenkie de Jong của Barca nhằm tăng cường sức mạnh cho tuyến giữa ở Hè 2024.

  • Soi kèo VIP đêm 19/4: Bragantino vs Corinthians Soi kèo Bragantino đè góc chung cuộc

    Soi kèo: Vốn hay cày góc sân nhà lại gặp đối thủ chuyên nhường góc trên sân khách, Bragantino sẽ hơn đối phương tối thiểu 3 góc khi khép lại trận Bragantino vs Corinthians đêm nay ở giải VĐQG Brazil.

  • Nhận định bóng đá Milan vs Inter, 01h45 ngày 23/4: Đăng quang trước mặt hàng xóm 01h45 ngày 23/4: Milan vs Inter

    Nhận định bóng đá trận đấu Milan vs Inter trong khuôn khổ Vòng 33 giải Serie A 2023/24 diễn ra vào lúc 01h45 ngày 23/4. Bongdaplus phân tích thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, soi kèo nhà cái, dự đoán tỉ số.

  • Man City vs Chelsea: Cole Palmer đã sẵn sàng khiến Man xanh ôm hận Man City vs Chelsea: Cole Palmer đã sẵn sàng khiến Man xanh ôm hận

    Vào 23h15 tối nay, mọi sự chú ý sẽ được đổ dồn về sân Etihad, nơi Man City sẽ tiếp đón Chelsea ở trận bán kết FA Cup mùa 2023/24. Đội quân của HLV Pep Guardiola có lợi thế sân nhà làm điểm tựa, song Chelsea lại đang có cho mình sức mạnh về thể lực lẫn tinh thần. Hiểm họa đang đón chờ Man City.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x