Tại sao Quần Vợt Mỹ sụp đổ?

Lâm Phong
09:56 ngày 19-08-2021
US Open, 1 trong 4 Grand Slam danh giá nhất đang tới gần trong sự ngán ngẩm của nước chủ nhà Mỹ. Thực tế phũ phàng đang phơi bày hiện trạng thảm khốc: Người Mỹ chỉ đóng góp vỏn vẹn 2 tay vợt trong nhóm hạt giống, và đó đều là những nhân vật không thể đặt niềm tin.
Tại sao Quần Vợt Mỹ sụp đổ?

Ngày đen tối của quần vợt Mỹ

Vào ngày 30/8 tới đây, Grand Slam cuối cùng trong năm 2021, giải Mỹ mở rộng sẽ chính thức khởi tranh. Trong quá khứ, US Open là ngày hội của người Mỹ. Thống kê chỉ ra, nước Mỹ đã thâu tóm tới 85 danh hiệu vô địch US Open, nhiều nhất trong số những quốc gia tham dự. 

Những huyền thoại như Bill Tilden, Richard Sears, Jimmy Connors, Pete Sampras, Andre Agassi vẫn được nhắc tới trên tư cách các biểu tượng bất tử của quần vợt Mỹ nói chung và US Open nói riêng. Chỉ đáng tiếc một điều, tất cả đã là quá khứ.

US Open 2021 sẽ khởi tranh trong bối cảnh người Mỹ chỉ đóng góp vỏn vẹn 2 tay vợt trong nhóm hạt giống. Đó là Reilly Opelka, tay vợt đang xếp hạng 23 thế giới và lão tướng John Isner, người năm nay đã… 36 tuổi. Tất cả chỉ có vậy. Nhìn vào 2 tên tuổi này, người lạc quan nhất cũng không dám tin Opelka hay Isner có thể cạnh tranh vinh quang với Novak Djokovic, Daniil Medvedev, Stefanos Tsitsipas hay thậm chí Rafael Nadal. 

Truyền thông Mỹ từng coi Wimbledon vừa qua là thời điểm đen tối nhất trong lịch sử quần vợt Mỹ. Đó là tháng NHM tennis Mỹ đón nhận thông tin không thể tin nổi: Lần đầu tiên trong lịch sử, không có bất kỳ tay vợt Mỹ nào nằm trong Top 30 thế giới. Tay vợt Mỹ có thứ hạng cao nhất ATP vào thời điểm đó là Taylor Fritz (31).  Fritz sau đó dừng bước ngay từ vòng 3 Wimbledon.

Kênh ESPN mới đây không ngần ngại sử dụng dòng tít: “Quần vợt Mỹ đang chết” để miêu tả về sự bi thảm của làng quần vợt từng sản sinh ra rất nhiều tay vợt hàng đầu thế giới. Theo ESPN thì một trong những nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái của quần vợt Mỹ là niềm đam mê tennis của người Mỹ đang giảm dần.

John Isner (phải) sẽ đại diện cho quần vợt Mỹ tại US Open 2021 đối đầu các tay vợt hàng đầu  thế giới như Rafael Nadal

Vì sao nên nỗi?

Ngày càng ít sinh viên Mỹ chọn tennis làm hướng phát triển khi còn ngồi trên giảng đường đại học. Trong quá khứ, sân tennis của các trường đại học từng đóng góp cho làng banh nỉ Mỹ những siêu sao như John McEnroe (đại học Stanford), Jimmy Connors (UCLA), Arthur Ashe (UCLA) và John Isner (Georgia). Nhưng giờ đây, theo thống kê của đại học UCLA, 51% số sinh viên đăng ký chơi tennis đều là người nước ngoài.

Lý giải về sự sụt giảm của các tay vợt, phóng viên Tim Joyce của ESPN cho rằng, nguyên nhân đến từ sự biến mất của rất nhiều giải đấu được tổ chức trên đất Mỹ. Mới đây, Tim Joyce đã phải lên bài than thở về sự biến mất của một số giải đấu được tổ chức ở California. Tiểu bang lớn nhất nước Mỹ từng chứng kiến nhiều tay vợt lớn ra đời như Billie Jean King, chị em nhà Williams, Pete Sampras, giờ đây lại thiếu vắng sân chơi đến khó hiểu. Khi quần vợt đã không còn là miếng bánh béo bở, dĩ nhiên nó sẽ kéo theo sự sụt giảm về bản quyền truyền hình.

Nguyên nhân lớn tiếp theo là sự thiếu đa dạng trong công tác huấn luyện. HLV quần vợt Mỹ, Craig O’Shannessy cho rằng, phong cách thi đấu của các tay vợt Mỹ là tương đối nhàm chán và gần như không bắt kịp xu thế. Từ Andy Roddick cho tới John Isner vẫn là một phong cách quen thuộc: Giao bóng cực mạnh, phòng ngự bền bỉ chờ đối thủ mắc sai lầm. 

Craig O’Shannessy đồng thời chỉ ra các tay vợt Mỹ hầu như chỉ chịu thi đấu ở vùng an toàn của mình. Đó là những giải đấu diễn ra trên mặt sân cứng, nơi mà họ được đào tạo và đã thích nghi. Trong khi đó rất nhiều tay vợt lớn hiện tại có thể thích nghi với cả sân cứng, sân cỏ và đặc biệt là sân đất nện. O’Shannessy thậm chí còn chỉ trích: “Nhiều tay vợt Mỹ không chịu tập luyện trên sân đất nện”. 

Vấn đề cuối cùng là năng lực của thế hệ NextGen Mỹ rất tệ. Những niềm hy vọng như Reilly Opelka, Taylor Fritz, Sebastian Korda, Tommy Paul và Frances Tiafoe có rất ít sự tiến bộ. Đó là những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của quần vợt Mỹ.

Bỏ ĐT Mỹ để có tương lai tốt hơn
Câu chuyện Naomi Osaka (ảnh) chọn thi đấu quần vợt chuyên nghiệp với quốc tịch Nhật Bản thay vì Mỹ không chỉ mang ý nghĩa về mặt thu nhập. Đầu quân cho một đội tuyển kém danh tiếng hơn giúp họ giảm bớt áp lực khi thi đấu, cũng như việc phải căng mình tham dự những giải cấp độ đội tuyển như Davis Cup và Fed Cup. Trước Naomi Osaka, Maria Sharapova cũng chọn thi đấu cho Nga dù cô có cả quốc tịch Mỹ.

Sạch bóng trong Top 20

Tay vợt số 1 của Mỹ thời điểm hiện tại là Reilly Opelka, hiện xếp thứ 23 thế giới. John Isner đứng dưới anh 1 bậc, ngoài ra trong Top 50 còn có Taylor Fritz (hạng 41) và Sebastian Korda (45). Về số lượng, Mỹ có thể vẫn chiếm áp đảo ở nhóm 50-100 tay vợt hàng đầu thế giới, nhưng không có ai đủ tầm cạnh tranh danh hiệu Grand Slam. Tay vợt Mỹ gần nhất từng giành vị trí số 1 trên bảng xếp hạng ATP là Andy Roddick, và điều đó xảy ra từ 18 năm trước.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x