Bỏ nhỏ, một nghệ thuật bị quên lãng trong môn tennis

Cẩm Chi
09:22 ngày 25-12-2020
Trước năm 2000, tennis là trò chơi của những quả giao bóng - lên lưới - vô lê. Tới thế kỷ 21, tennis tiến lên cấp độ của những loạt trả bóng ở dưới vạch cuối sân (baseline). Trong giai đoạn chuyển giao này, bỏ nhỏ - một kỹ thuật đặc trưng của tennis để tôn vinh vẻ đẹp môn thể thao - đang dần mai một, chủ yếu bắt nguồn từ sự thực dụng của quần vợt. 

Andre Agassi từng nói, quần vợt là trò chơi rất khó để dung hòa giữa tính thẩm mỹ và độ hiệu quả. Các tay vợt luôn phải đưa ra những lựa chọn cân não trước một tình huống bóng: Hoặc là một cú đánh an toàn kéo dài loạt bóng bền (rally) rồi chờ đợi đối thủ mắc sai lầm, hoặc đưa ra một quyết định táo bạo để giải quyết pha bóng nhằm tiết kiệm thể lực. 

Có thể hiểu nôm na thế này về hai lựa chọn. Nếu chọn phương án 1, tay vợt có xu hướng giảm thiểu tối đa khả năng “thua”. Nếu chọn phương án 2, tay vợt chấp nhận rủi ro cao, khi nhưng đồng thời tăng xác suất dứt điểm tình huống bóng trong thời gian ngắn nhất, thay vì đưa trận đấu vào trạng thái dài lê thê. 

Trong tennis hiện đại, phương án 1 là lựa chọn của đại đa số người chơi đỉnh cao. 2/4 gương mặt trong nhóm Big Four là Rafael Nadal và Andy Murray xuất hiện trong Top 5 những tay vợt có nhiều loạt rally nhất trong 10 năm trở lại đây, với mẫu số chung loạt rally được hiểu là những loạt có số lần chạm vợt từ 20 trở lên. Như câu chuyện của Novak Djokovic, tay vợt sở hữu bộ kỹ thuật chạm đỉnh hoàn thiện trong tennis, chính là tay vợt trong ATP có tỷ lệ tự đánh bóng hỏng thấp nhất trong 5 năm qua, chỉ 18,8%. 

Như vậy, chiến thuật và cách tiếp cận trận đấu của tennis đương đại được định hình tương đối rõ ràng: Các tay vợt đều ưu tiên sự thận trọng, an toàn, cố gắng chơi cơ bản và chỉ khi nào tất cả những yếu tố đó đều được đảm bảo trong cùng một thời điểm ở một pha bóng, họ mới nghĩ tới những điều lớn lao hơn, như một cú bỏ nhỏ (drop shot) làm đối phương giật mình và bất ngờ. So với thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, thời lượng một trận tennis tại ATP và WTA lần lượt tăng thêm 45 và 27 phút, càng cho thấy xu hướng ngày nay. 

Nếu thành công, bỏ nhỏ sẽ là một siêu phẩm nhưng tỷ lệ thành công khá thấp

Lại nói về bỏ nhỏ (drop shot), đây là một trong ba cú đánh được liệt kê vào danh sách “cú quả” (bên cạnh kỹ thuật né trái-đánh phải và lên lưới-vô lê), thường được sử dụng khi người chơi muốn đẩy nhanh tốc độ pha bóng, đẩy đối phương vào trạng thái bất ngờ không kịp trở tay. Trong ba kỹ thuật này, bỏ nhỏ là khó nhất, đòi hỏi kỹ thuật toàn diện và độ chính xác lên tới 100%, từ động tác mở vợt tới động tác vung tay đánh lừa đối phương. Nếu bóng qua lưới nhưng không đủ độ cuộn để lăn trở lại lưới, đó sẽ là một thảm họa bởi công việc đối phương là rất đơn giản: Tràn lưới và quăng vợt. 

Thống kê trong thi đấu thực tế cũng chứng minh, tính hiệu quả của cú “bỏ nhỏ” là rất thấp. Chỉ 15% trong số những pha bỏ nhỏ ở hệ thống ATP (tính từ năm 2014) ăn điểm trực tiếp, 32% bị đối phương cứu được và 53% là những pha bỏ nhỏ hoặc không quá lưới, hoặc thực hiện sai kỹ thuật tạo cơ hội cho đối phương phản đòn. 

Julien Benneteau, tay vợt kỳ cựu người Pháp và là người thực hiện số pha bỏ nhỏ nhiều nhất trong giai đoạn 2011-2018 tại ATP (trung bình mỗi trận 15,4 quả) thừa nhận, những cú bỏ nhỏ trong quần vợt chẳng khác gì một tình huống sút xa 30m trong bóng đá. “Nếu thành công, đó sẽ là một siêu phẩm nhưng về cơ bản, tỷ lệ thành công của các tình huống này chỉ là 1%”,  Benneteau giải thích. 

Ngay cả Roger Federer, tay vợt hào hoa nhất lịch sử quần vợt cũng khẳng định bỏ nhỏ giống như một cơn nghiện, bập vào rồi sẽ không thể dứt ra nhưng càng nghiện càng đem lại hệ lụy tiêu cực. 

Khi Dustin Brown đánh bại Rafael Nadal ở vòng 2 Wimbledon 2015, tay vợt lập dị người Đức gốc Jamaica đã thực hiện tất cả 67 pha bỏ nhỏ và thành công 31 lần, tức tỷ lệ hiệu quả chưa tới 50%. Đấy vẫn là thống kê nhiều nhất về số lượng tình huống bỏ nhỏ trong một trận đấu tại Grand Slam từ năm 2000 và rõ ràng, bỏ nhỏ không thể là con đường đi tới chiến thắng của tennis hiện đại. 

Đất nện, “ngoại lệ” của bỏ nhỏ 
Tại Roland Garros 2020, kỷ lục về số pha bỏ nhỏ thuộc về Novak Djokovic trong trận đấu ở vòng 1 gặp Mikael Ymer (Thụy Điển). Nole đã bỏ nhỏ 25 lần, thành công 18 trong số đó. Giải thích cho chiến thuật này, Nole cho biết tại sân đất nện, do bóng nảy chậm hơn lại cao hơn nên các tay vợt có xu hướng đứng sâu xuống vạch baseline. Vì yếu tố này, bỏ nhỏ lại trở thành vũ khí bí mật khi khoảng cách của VĐV với lưới đã được nới rộng.   

Học viện Nadal không dạy bỏ nhỏ 
Trung tâm huấn luyện quần vợt đỉnh cao của Rafael Nadal tại Mallorca đã loại bỏ giáo án dạy bỏ nhỏ khỏi chương trình huấn luyện. Giống như trái một tay, bỏ nhỏ là một loại kỹ thuật “đi ngược lẽ tự nhiên của quần vợt” và không có tính thực tiễn trong thi đấu đỉnh cao. “Học viên có thể tự tập kỹ thuật bỏ nhỏ sau khi đã hoàn thiện tất cả những bộ kỹ năng cơ bản. Bỏ nhỏ không phải cú đánh có thể dạy được, nó phụ thuộc vào cảm nhận và độ tinh tế của người chơi”, Nadal giải thích trên tạp chí Tennis World. 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x