eSport & con đường trở thành môn thể thao chuyên nghiệp

Cẩm Chi
06:04 ngày 09-04-2020
Từ điện tử 4 nút đến máy tính để bàn và hệ máy tay cầm đời mới, các trò chơi không đơn thuần là công cụ giải trí nữa. Theo xu hướng thời đại, nó dần trở thành một môn thể thao, một ngành công nghiệp được quan tâm đặc biệt với tên gọi eSport.
eSport & con đường trở thành môn thể thao chuyên nghiệp

Nguồn gốc hình thành
Mặc dù eSport đã phát triển mạnh mẽ trong vài năm gần đây, nhiều người vẫn cảm thấy khó hiểu vì sao những trò chơi điện tử lại được coi như một môn thể thao. Vậy tại sao eSport lại vượt xa khái niệm về một trò chơi đơn thuần? Một môn thể thao được định nghĩa là hoạt động bao gồm cả về mặt thể chất và kỹ năng mà các cá nhân hoặc các đội cạnh tranh với nhau để giành chiến thắng. Nó hoàn toàn khác với trò chơi, hoạt động chỉ với mục đích giải khuây là chính.

Việc bạn ăn uống hàng ngày có thể được coi là một trò chơi, nhưng ở trong một cuộc thi thì ăn uống lại trở thành môn thể thao. Với eSport cũng vậy. Động cơ xuất phát từ sự ganh đua giữa những game thủ, và nhu cầu chứng kiến họ cạnh tranh từ khán giả - chính là những game thủ khác. Từ những nhóm bạn thi với nhau xem ai phá đảo Contra không mất mạng nào, hay ai hoàn thành Super Mario trong thời gian ngắn nhất, quy mô cạnh tranh ngày càng mở rộng ra để thành eSport như ngày nay.

Một nhân tố khác giúp eSport trở thành một môn thể thao là luật chơi. Những game thủ sẽ bước vào trận đấu đối kháng theo những quy định được cả hai bên đồng thuận từ trước, ai vi phạm sẽ bị trừ điểm hoặc xử thua. Luật này có thể thay đổi theo từng giải đấu hoặc địa điểm thi đấu tùy theo đơn vị chủ nhà. Để đảm bảo game thủ tuân theo luật chơi, trận đấu được quan sát bởi một tổ trọng tài cũng là game thủ. Chẳng ai có thể ăn gian trong eSport, bởi mọi thứ đều phơi bày trước thiên hạ.

Với vô số trò chơi ra mắt mỗi năm, eSport cũng đa dạng chủng loại như số môn thể thao trong một kỳ Olympic. Chúng được xếp vào một số thể loại chính như: Game chiến đấu, Game chiến thuật, Game thể thao, Game thẻ bài, và Game chiến đấu trực tuyến nhiều người chơi. Mỗi môn eSport cũng chia ra nhiều thể thức đấu đối kháng khác nhau giống như trong karatedo hoặc điền kinh mà ở đó, người chơi có thể đấu cá nhân hoặc đồng đội.

Thể loại & giải thưởng
Có thể kể tới một số tựa game kinh điển trong eSport hồi đầu thế kỷ 21 như Counter Strike (bắn súng half-life) hay Age of Empires (Đế chế). Nhưng đó là thời điểm mà luật chơi còn chưa rõ ràng, game thủ chuyên nghiệp và nghiệp dư lẫn lộn qua những trận đấu trực tuyến được tổ chức trên Internet. Đến giai đoạn 2006-2010 eSport dần trở nên quy củ hơn với các bộ môn Halo, DOTA, StarCraft...

Sự phát triển của eSport cũng chứng kiến dòng tiền đầu tư mạnh mẽ đổ vào thị trường đầy tiềm năng này. Năm 2011, đơn vị tổ chức giải vô địch thế giới trong trò chơi Call of Duty treo tiền thưởng 1 triệu USD cho nhà vô địch. Số tiền cứ tăng dần theo từng năm, với kỷ lục được ghi nhận ở giải DOTA 2 quốc tế năm 2019. Đội vô địch được nhận 11 triệu USD, những đội khác cũng bỏ túi tổng cộng 19 triệu USD khi ra về.

Tuy nhiên, những trò chơi như Call of Duty hay DOTA chưa thể sánh với PES và FIFA, hai tựa game bóng đá ở mức độ phổ biến. Bóng đá là môn thể thao vua nên có hàng triệu fan túc cầu sẵn sàng trở thành con chiên của những môn eSport có Ronaldo và Messi góp mặt. Ngay cả giới cầu thủ cũng mê tít việc sát phạt nhau trên sân cỏ điện tử vì tại đó, họ có thể quản lý đội bóng và mua về những tân binh đắt giá từ đội khác.

Rất nhiều cầu thủ bóng đá tập tành làm game thủ eSport, nhưng chỉ có đúng một người trong số họ đi theo con đường ngược lại. Trong thời gian học phổ thông, Stuart Holden từng là một game thủ bắn súng hàng đầu tại Mỹ. Nhưng mê game đến mấy thì anh vẫn thích bước ra ngoài sân cỏ chơi bóng hơn. Sau 5 năm kể từ lúc dứt nghiệp game thủ, Holden đầu quân cho CLB Bolton tại Premier League và có một suất thi đấu chính thức ở ĐT Mỹ. 

eSport sẽ có mặt tại Olympic
Hiện nay eSport đã được xem như một môn thể thao thực sự, chứ không chỉ là hoạt động giải trí thông qua các trò chơi điện tử. Nó đã được đưa vào hệ thống thi đấu tại SEA Games, Asian Indoor Games và thậm chí cả Asiad. Hàng năm có hàng nghìn giải eSport được tổ chức quy củ trên thế giới. Thậm chí, Ủy ban Olympic còn đang tính tới khả năng đưa eSport vào hệ thống thi đấu của mình.

Giải eSport đầu tiên trong lịch sử loài người

eSport thực tế đã phát triển và thịnh hành từ hàng chục năm trước. Giải đầu tiên trên thế giới đã diễn ra vào năm 1972, tức thời điểm máy tính vẫn còn ở giai đoạn khá sơ khai và tất nhiên rất khó tiếp cận. Spacewar là trò chơi điện tử được sử dụng ở giải đấu có tên Intergalactic Spacewar Olympics ngày đó. Đáng ngạc nhiên người vô địch lại là một phụ nữ có tên Bruce Baumgart.

XEM THÊM

Saul Craviotto & sứ mệnh kỳ lạ của một VĐV Olympic

Tour de Spain 2020: Giải tennis 'ly khai' đầu tiên của thế giới

Nhiều cầu thủ bóng chày Mỹ đang... chết đói

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x