Bóng Đá Plus trên MXH

Naomi Osaka, nữ hậu tương lai của quần vợt thế giới
07:41 ngày 13/02/2020
Ngày 28/1/2019, lịch sử quần vợt nữ chứng kiến một cột mốc đáng nhớ khi Naomi Osaka trở thành tay vợt châu Á đầu tiên trong lịch sử vươn lên vị trí số 1 thế giới. Báo chí Mỹ viết: “Osaka được sinh ra cho thời khắc đó”. Câu chuyện thật sự ra sao?

    Sinh ra để làm… Serena của tương lai
    Cao 1m78, mái tóc xoăn tít, nước da ngăm đen, nếu không nhờ cái tên Naomi Osaka và đôi mắt được di truyền từ mẹ, có lẽ không ai nghĩ cô gái 22 tuổi này là người Nhật Bản. Thú vị ở chỗ, Naomi có thể hiểu được một vài câu tiếng Nhật đơn giản, nhưng không thể giao tiếp bằng tiếng Nhật vì từ năm 3 tuổi, cô đã sang Mỹ sinh sống. Vậy tại sao vẫn gọi Osaka là người Nhật? Vì vào giữa năm ngoái, Osaka đã từ chối quốc tịch Mỹ. Cô quyết định giữ quốc tịch của mẹ để có thể đại diện cho đội tuyển Nhật Bản tại Olympic Tokyo 2020.

    Osaka tâm sự rằng, từ chối quốc tịch Mỹ là quyết định của cá nhân cô. Tuy nhiên, trở thành một tay vợt thực tế lại không phải là điều mà Oska tự quyết định. Người bố Leonard Maxine Francois đã ấn định tương lai cho Osaka và người chị Mari khi cả hai còn đang ẵm ngửa.

    Đó là một câu chuyện thú vị. Ông Leonard Maxine Francois kể lại rằng, vào năm 1999, khi đang nằm dài xem tivi, ông chuyển kênh và quyết định dừng lại ở một trận đấu đôi nữ tại Pháp mở rộng. Ông Leonard bỗng dưng cảm thấy sự phấn khích chạy quanh cơ thể khi chứng kiến chị em nhà Williams tung hoành trên sân. Một cặp chị em gái trở thành tay vợt chuyên nghiệp là điều đã luẩn quẩn trong đầu ông Leonard suốt những ngày sau đó.

    Ông Leonard nhìn hai cô con gái của mình Naomi và Mari rồi tự nhủ, nếu thiên hạ làm được thì tôi cũng làm được. Leonard luôn tin rằng ông đã có thể trở thành một VĐV tài năng nếu được gia đình ủng hộ. Đời ông không làm được thì đời con ông sẽ làm. Đó là thời khắc ông Leonard quyết định cuộc đời của 2 cô con gái. Chúng phải trở thành những tay vợt chuyên nghiệp.

    Cột mốc Mỹ mở rộng 2018
    Vì thế mà ông Leonard cùng vợ, bà Tamaki Osaka quyết định rời Nhật Bản, sang Mỹ sinh sống khi Naomi mới 3 tuổi. Theo luật hôn nhân của Nhật vào thời điểm đó thì những đứa trẻ sinh ra ở Nhật không được mang họ ngoại quốc. Đó là lý do Naomi mang họ Osaka cho đến bây giờ.

    Ông Leonard đã làm tất cả những gì có thể để con gái mình sớm được tiếp xúc với quần vợt. Ngay từ khi Osaka còn rất nhỏ, ông Leonard đã truyền vào đầu con gái mình hình ảnh của Serena Williams. Ông muốn Osaka lớn lên sẽ trở thành Serena, đến mức mà năm Osaka học lớp 3, bài viết về ước mơ của cô hầu như chỉ là bài miêu tả về Serena Williams.

    Tiếc rằng, giấc mơ của ông Leonard chỉ thành hiện thực một nửa. Naomi Osaka đã thật sự trở thành một tay vợt nổi tiếng, nhưng cô chị Mari thì chỉ chơi quần vợt ở trình độ nghiệp dư. Mari cho đến bây giờ vẫn luôn giận bố vì đã tự quyết định tương lai của cô. Cũng may, trái ngược hoàn toàn với cô chị, Naomi đam mê tennis từ rất nhỏ. 

    Đỉnh cao của Naomi Osaka đến ở Mỹ mở rộng 2018. Cô lọt vào chung kết và gặp chính thần tượng của mình, Serena Williams. Bằng tất cả sự ngưỡng mộ của mình, Osaka đã chơi một trận đấu tuyệt vời và đánh bại Serena. Đó chính là thời khắc cô dứt được cái mác “người thần tượng Serena” để có được sự nghiệp độc lập của riêng mình. Sau khi thắng Serena, Osaka đã xin lỗi NHM vì “lỡ thắng thần tượng của mình”.

    Vào mùa Hè 2020, Naomi sẽ trở lại quê hương Nhật Bản để cùng đội tuyển Nhật chinh chiến ở Olympic 2020. Tuy trưởng thành ở Mỹ và nói được rất ít tiếng Nhật, nhưng Osaka luôn tự nhận mình là người Nhật. Cô và mẹ vẫn đón tất cả các ngày lễ của Nhật trong thời gian sống ở Mỹ. Cá tính của Naomi cũng mang hơi hướng của phụ nữ Nhật. Cô được HLV Sascha Bajin miêu tả là một người hay xấu hổ, ít nói, không thích nhìn vào mắt người đối diện và đặc biệt, khiếu hài hước của Osaka là “kiểu hài hước Nhật Bản, chứ không phải là hài hước kiểu Mỹ”. 

    Naomi Osaka và Serena Williams không tham dự WTA Tours
    Trong tháng 2/2020, WTA sẽ tổ chức các giải đấu ở Hua Hin (Thái Lan), Acapulco (Mexico), St. Petersburg (Nga), Dubai (UAE) và Doha (Qatar). Tuy nhiên Naomi Osaka và Serena Williams quyết định không tham dự các giải này. Serena sẽ thi đấu Fed Cup tại Washington từ 7-8/2, trong khi Osaka sẽ xuất hiện trở lại tại Miami Open vào tháng 3.

    Bộ sưu tập thời trang được trình diễn tại New York

    Ước mơ thời thơ ấu của Naomi Osaka đã thành hiện thực, khi bộ sưu tập thời trang của cô được trình diễn tại Tuần lễ thời trang New York vào cuối tuần này. Đây là một dấu mốc quan trọng của Osaka với niềm đam mê thiết kế thời trang, vì đây là một trong những sự kiện lớn nhất thế giới catwalk. Osaka chia sẻ trên Instagram: “Từ những bản vẽ chì được thực hiện trên ô tô trong mỗi chuyến thi đấu tennis cùng chị gái, bây giờ thật tuyệt vời khi hai chị em được rảo bước tại đây… Xin cảm ơn tất cả”.

    Lâm Phong • 07:41 ngày 13/02/2020

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay