Nhật Bản sẽ thiệt hại hơn 12 tỷ USD nếu Olympic bị hủy

Lâm Phong
07:29 ngày 22-03-2020
Chính phủ Nhật Bản vẫn đang chống lại dư luận với tuyên bố “Olympic Tokyo 2020 vẫn sẽ diễn ra bình thường”, bất chấp nguy cơ xứ sở hoa anh đào có thể trở thành ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới. Sự cương quyết này được cho là bắt nguồn từ nỗi sợ 1,35 nghìn tỷ yên (12,3 tỷ USD) sẽ bốc hơi nếu Olympic bị hủy.
Nhật Bản sẽ thiệt hại hơn 12 tỷ USD nếu Olympic bị hủy

Nhật cương quyết giữ Olympic
Vào thứ 6 vừa qua, ngọn đuốc Olympic đã chính thức “hạ cánh” xuống Nhật Bản và bắt đầu hành trình đi dọc đất nước hoa anh đào. Chính quyền ở các thành phố lớn được thông báo về lịch trình chào đón ngọn đuốc biểu tượng của Olympic. Bất chấp cả thế giới đang tê liệt vì Covid-19 và EURO 2020 thì cũng đã được hoãn sang năm 2021, Nhật Bản vẫn quyết chiến đấu đến cùng để Thế vận hội mùa Hè Tokyo 2020 vẫn diễn ra theo đúng lịch trình.

Lịch sử Olympic đã từng chứng kiến 3 lần sự kiện này bị hủy, vào các năm 1916, 1940 và 1944. Cả 3 lần hủy trước đó nguyên nhân đều do chiến tranh. Như vậy, nếu Olympic Tokyo 2020 bị hủy hoặc hoãn, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử một kỳ Olympic bị hoãn trong thời bình. Với cá tính của người Nhật, họ không muốn bi kịch này xảy ra. Người Nhật vẫn nói với nhau thế này: Nếu thế giới làm được thì Nhật Bản cũng làm được, và nếu thế giới chưa từng làm được, Nhật sẽ trở thành quốc gia đầu tiên làm được.

Ngoài chuyện lòng tự tôn thì số tiền khổng lồ Nhật Bản đổ vào Olympic cũng là một trong những lý do quan trọng khiến quốc gia này không muốn nó bị hoãn hay hủy. Theo Reuters, chính phủ Nhật đã rót số tiền lên tới 1,35 nghìn tỉ yên (12,3 tỉ USD) vào Olympic, cao gấp… 7 lần con số dự kiến ban đầu. Con số này vẫn chưa bao gồm chi phí dời 2 nội dung marathon và đi bộ từ thành phố Sapporo về thủ đô Tokyo. 

Trong 43 hạng mục được đầu tư xây dựng tại Tokyo, có tới 8 công trình xây mới hoàn toàn, 10 địa điểm được hoán đổi mục đích sử dụng tạm thời và 18 nhà thi đấu có sẵn được rót tiền đại tu nhằm phục vụ thế vận hội. Như vậy, Tokyo 2020 khi chưa bước vào đại hội đã có chi phí tổ chức cao gấp 2 lần Thế Vận Hội mùa đông 2014 tại Sochi, một con số quá khủng khiếp theo miêu tả của Reuters. 

Song song với khoản chi phí cứng đầu tư cho Olympic, Nhật cũng sẽ thất thu nặng nề nếu không thể đón được 90 triệu du khách vào mùa Hè này. Để chuẩn bị cho lượng du khách khổng lồ, xứ sở hoa anh đào đã đầu tư khá nhiều vào cơ sở hạ tầng và nhân sự trong gần 2 năm qua.

Khủng khiếp hơn cả thảm họa động đất
Thất thu bản quyền truyền hình cũng là một trong những nỗi sợ. Các gói bản quyền đã được bán với giá trị lên tới 3-4 tỉ USD sẽ trở thành đống giấy lộn vô giá trị nếu Olympic không thể diễn ra. Cùng chung nỗi đau với những đơn vị giữ bản quyền truyền hình Olympic là các công ty, nhà tài trợ của Thế vận hội lần này.

Trong khoảng nửa tháng trở lại đây, những sản phẩm ăn theo Olympic như đồ lưu niệm, đồ uống, trang phục thể thao… đều đã phải giảm mật độ phủ sóng. Nếu như trước giai đoạn Covid-19 bùng nổ, tất cả các máy bán nước tự động đều có bán những sản phẩm đính kèm logo Olympic thì giờ đây 10 máy chỉ còn 1 máy kinh doanh loại hàng này. 

Những mất mát khổng lồ mà nước chủ nhà Olympic 2020 phải chịu thậm chí đã được so sánh “còn khủng khiếp hơn thảm họa động đất-sóng thần năm 2011, cướp đi sinh mạng của 20.000 người và khiến 2.500 người mất tích”. Cũng chính vì vậy, Nhật Bản đang cố gắng chạy đua với thời gian để khống chế Covid-19 lây lan. 

Mới đây, một tín hiệu tích cực đã xuất hiện khi tỉnh Hokkaido chính thức gỡ bỏ tình trạng báo động khẩn cấp. Song theo các chuyên gia, do quá trình xét nghiệm Covid-19 ở Nhật còn rất thấp nên con số thực tế về người nhiễm còn là bí ẩn và nó vẫn là mối hiểm họa rất lớn nếu Olympic diễn ra. 

Cả Ủy ban Olympic thế giới và các cường quốc đều khuyên Nhật Bản nên hoãn Olympic. Hãy cùng xem người Nhật sẽ giải bài toán khó này ra sao. 

Ngọn lửa Olympic đã tới Nhật

Hôm qua, ngọn đuốc Olympic đã được đưa từ Athens tới Nhật Bản trên chuyến bay đặc biệt của lực lượng không quân nước chủ nhà Thế vận hội 2020. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lễ đón đuốc diễn ra khá đơn giản khi Ủy ban Olympic Nhật Bản và Ban tổ chức Thế vận hội 2020 đều không cử đại diện cấp cao ra sân bay tiếp nhận. 

Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản cho biết, việc ngọn đuốc Olympic được đưa tới nước này chính là minh chứng cho quyết tâm tổ chức một kỳ Thế vận hội “đúng hẹn và an toàn”, vượt qua những lo ngại về ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Bóng bàn thế giới ủng hộ tổ chức Olympic đúng hẹn

Liên đoàn bóng bàn thế giới (ITTF) hôm qua cho biết, họ vẫn làm việc chặt chẽ với Ủy ban Olympic thế giới (IOC) và BTC Tokyo 2020 để chuẩn bị cho các nội dung thi đấu tại Thế vận hội năm nay, bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Theo đại diện ITTF, họ mong muốn không chỉ Olympic mà cả Paralympic 2020 diễn ra đúng hẹn. Trong khi đó, Chủ tịch IOC cũng Thomas Bach bày tỏ sự cảm kích trước những động thái tích cực từ ITTF và khẳng định, rất nhiều hạng mục chuẩn bị cho môn bóng bàn ở Thế vận hội đã hoàn tất.      

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x