Peter Snell: Tượng đài thay đổi điền kinh thế giới hiện đại

Cẩm Chi
09:03 ngày 16-12-2019
Ít ngày trước, Peter Snell qua đời trong bình yên ở tuổi 80. Những vận động viên như Mo Farah và Eliud Kipchoge có thể nổi tiếng hơn, kiếm tiền nhiều hơn ông, nhưng chắc chắn họ không bao giờ mang tầm ảnh hưởng lớn đến điền kinh nhiều như ông cả.
Peter Snell: Tượng đài thay đổi điền kinh thế giới hiện đại

Người hùng đầu tiên
Tại New Zealand, tên tuổi Peter Snell được nhắc đến nhiều hơn bất cứ nghệ sĩ hay chính trị gia nào. Lý do rất đơn giản: Trong thời kỳ New Zealand và nhiều quốc gia khác còn đang phải giải quyết đống ngổn ngang tàn dư từ Thế chiến II, Snell đã xuất hiện. Không chỉ là vận động viên nam đầu tiên giành được 2 HCV điền kinh trong một kỳ Olympic, Snell còn truyền cảm hứng cho thế hệ người lao động thời hậu chiến vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

Tước hiệu mà Sir mà Snell được nhận từ Hoàng gia Anh là minh chứng rõ nhất cho những cống hiến của ông. Mike Stanley, chủ tịch Ủy ban Olympic New Zealand thì nhận định thành tích của Snell tại các kỳ Olympic đã giúp quốc gia này phát triển bộ môn điền kinh đi đúng hướng. Cho đến nay, cú đúp HCV của Snell tại 2 nội dung chạy 800m và 1.500m ở Tokyo 1964 vẫn là hình mẫu giúp các quốc gia định hướng cho các VĐV điền kinh ở cự ly trung bình.

Với cống hiến của mình, vào năm 2000, Snell được bình chọn là VĐV vĩ đại nhất trong lịch sử thể thao New Zealand. Ngày quốc gia này lập một bản danh sách ghi lại tên tuổi những VĐV có ảnh hưởng nhất với đất nước, tên của Snell cũng được vinh danh đầu tiên. Ngay cả khi Snell chuyển qua Mỹ định cư thay vì ở lại New Zealand, tầm ảnh hưởng của ông vẫn chưa bao giờ suy giảm. Người New Zealand thường tự hào nói khi Snell ở phong độ đỉnh cao, không một chân chạy nào có thể đánh bại được ông.

Phát kiến cách mạng
Bên cạnh thành tích ấn tượng ở các kỳ Olympic, Snell còn là người sử dụng mẫu thiết kế giày dành riêng cho các vận động viên điền kinh. Cho đến nay, các hãng giày thể thao vẫn sử dụng bản mẫu đó để giúp các VĐV nâng cao thành tích trên đường đua. Đáng chú ý là ở thời điểm mới được chế tạo, đôi giày của Snell từng bị dè bỉu, chế giễu là kỳ cục. Phải đến lúc ông tung hoành trên đường đua, mọi người mới thừa nhận sự khác biệt của nó.

Mọi chuyện bắt đầu với câu chuyện kinh điển ở thế vận hội 1960 tại Rome, trên đường chạy 800m. Để lấy lòng những ngôi sao về đầu quân cho thương hiệu của mình, Adidas tặng 5/6 người ở đường chạy chung kết chiếc giày mới họ sản xuất. Đấy là những người Adidas nghĩ có khả năng vô địch, và giúp họ bán được nhiều giày hơn trong tương lai, Peter Snell, người đi đôi giày được thiết kế riêng bởi HLV Arthur Lydiard, là người duy nhất không được tặng.

“Cậu ta chắc chắn không đời nào vô địch được đâu, đến cơ hội giành huy chương còn khó có khả năng xảy ra”, các lãnh đạo của Adidas thầm nghĩ. Tuy nhiên, cuối cùng họ phải ngỡ ngàng khi chứng kiến ông chạy nước rút một mạch về đích, bỏ xa những người về sau. Lúc này, phía Adidas lập tức chạy lại hỏi nhà vô địch: “Bí quyết về nhất của cậu là gì thế?”. Snell đáp với giọng tưng tửng: “Bí quyết là... không đi giày của các ông sản xuất”.

Sau đó, Snell mới bắt đầu “bật mí” cho Adidas về thiết kế đặc biệt của đôi giày ông mang trong ngày giành HCV. Thay vì kiểu giày bệt như những VĐV khác thường sử dụng hồi đó, giày của Snell có một lớp đệm mút ở gót chân. Theo lời Snell, tại New Zealand các VĐV thường không tập chạy trên đường piste, mà tập chạy trên đồng cỏ. Vì thế, họ cần nhét thêm một lớp đệm vào để tránh cảm giác bị lún chân khi chạy. Nhưng đó chính là điểm tạo nên sự khác biệt khi chạy ở cự ly trung bình.

Lớp đệm ở gót chân giúp áp lực đè xuống xương bàn chân bị giảm xuống, qua đó giúp VĐV chạy nhanh hơn khi về đích. Với đôi giày đặc biệt, đến năm 1964 Snell bảo vệ thành công tấm HCV ở đường chạy 800m, và ông còn ẵm luôn cả HCV nội dung 1.500m. Khi đôi chân không còn đủ sức chinh chiến nữa, Snell giải nghệ, nhưng đam mê với thể thao của ông vẫn còn nguyên. Kể từ thập niên 80, ông chuyển sang Mỹ sinh sống, làm việc trên cương vị của một nhà khoa học thể thao.

Tới Mỹ vì... sợ nổi tiếng 
Một trong những lý do khiến Peter Snell quyết định sang Mỹ định cư là do ông muốn một cuộc sống bình yên. Tại New Zealand, Snell nổi tiếng tới mức ông không có nổi một phút bình yên khi bước xuống phố và luôn phải đeo khẩu trang mỗi lần ra đường. Nick Willis, một VĐV điền kinh khác từng giành HCB Olympic kể rằng, khi 14 tuổi ông quyết định sẽ theo nghiệp chạy bộ sau khi đọc cuốn tự truyện của Snell. Năm 2000, Snell được bầu chọn là VĐV New Zealand của thế kỷ 20.

Những giờ phút cuối cùng của Snell 
Bà Miki, vợ của Snell nhớ lại ngày cuối cùng trên cõi đời của chồng mình. Trả lời tờ Stuff, bà Miki kể lại sáng hôm ấy, Snell vẫn khoẻ mạnh, ăn sáng rồi uống trà với vợ. Sau đó, ông ấy đi bộ, tập thể dục gần nhà và trở về uống nước hoa quả rồi nói: “Tôi muốn đánh bóng bàn”. Trở về nhà vào giờ trưa, Snell đi tắm rồi ngả lưng vào chiếc ghế định nghỉ ngơi xem chút tivi. Nhưng cơn đột quỵ ập tới, chỉ trong 5 phút cướp đi sinh mạng Snell.

Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

  • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
  • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
  • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
  • Giá: 98.000 đồng.

ĐẶT MUA NGAY
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
36
+60
83
2
35
+54
82
3
36
+43
78
4
36
+20
67
5
35
+11
60
6
35
+11
54
7
35
-3
54
8
34
+19
53
9
36
-14
49
10
36
-11
48
11
35
-4
47
12
36
-11
46
13
35
-4
43
14
36
-9
41
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x