10 nước đi chuyển nhượng sai lầm của các siêu CLB

Chuyển nhượng, dù ai nói ngả nói nghiêng, là một “trò chơi” đầy rủi ro. Và bởi vì không ai dám khẳng định mình có một công thức đúng cho mọi trường hợp, nên những sai lầm trong chuyển nhượng là không hiếm. Quan trọng là sai lầm ấy có đủ lớn để người ta nhắc tới hay không thôi. Và sau đây là 10 sai lầm “đủ lớn” như thế...
#1
ARSENAL: chi 72 triệu bảng mua Pepe

Không phải tự dưng Arsenal phải tổ chức cả một cuộc điều tra nội bộ về vụ chuyển nhượng Nicolas Pepe. Dù Arsenal đã chia khoản phí kỷ lục 72 triệu bảng ra thành nhiều khoản thanh toán trong nhiều năm, chẳng ai thay họ trả được khoản tiền ấy. Quan trọng là, Pepe có thể hiện xứng đáng với sự đầu tư của Arsenal hay không? Cho tới lúc này thì câu trả lời là không. Trong lần “chơi lớn” hiếm hoi trên thị trường chuyển nhượng, Arsenal đã phải nhận trái đắng, thật đau đớn làm sao!

#2
BARCELONA: Tiêu 420 triệu euro cho 4 cầu thủ

Khoản nợ của Barcelona hiện đã lên tới 488 triệu euro. COVID-19 được cho là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, đấy chắc chắn không phải là nguyên nhân duy nhất. Chính thói tiêu hoang của ban lãnh đạo (cũ) của đội mới đẩy CLB tới tình trạng này. Bạn có biết Antoine Griezmann, Malcom, Ousmane Dembele và Philippe Coutinho đã tiêu tốn của Barca bao nhiêu tiền riêng cho phí chuyển nhượng không? Là 420 triệu euro. Và hãy xem họ đã làm được gì để đền đáp lại sự kỳ vọng (thể hiện qua phí tổn) của CLB?

#3
BAYERN MUNICH: Mua Sanches từ Benfica

Bayern vẫn thường được khen là một đội bóng khôn ngoan trên thị trường chuyển nhượng. Họ ngắm kỹ, nhưng khi đã xác định mua thì rất dứt khoát, chóng vánh, và với giá cả rất phải chăng. Nhưng, như đã nói, không ai có thể tự tin là mình luôn đúng trên TTCN. Với Bayern, đó là vụ mua thần đồng Renato Sanches của Benfica hồi 2016. Khi ấy Sanches vừa có một kỳ EURO bùng nổ với Bồ Đào Nha, và Bayern đã chấp nhận trả 35 triệu euro kèm 45 triệu khác trả sau để có được anh. 

#4
DORTMUND: Để Lewandowski ra đi tự do

Cũng như Bayern, Dortmund tỏ ra rất “thông minh” trên thị trường chuyển nhượng, nhất là trong những phi vụ liên quan tới các cầu thủ trẻ. Tuy nhiên, liên quan tới các ngôi sao thì họ không được thông thái như thế. Để Mats Hummels, Mario Goetze và đặc biệt là Robert Lewandowski ra đi mà không thu được đồng nào rõ ràng là khó có thể xem là biểu hiện của thành công trên TTCN. Tuy nhiên, cũng phải thông cảm cho Dortmund, bởi bộ ba kia đều chuyển tới Bayern, một kẻ “hút máu” chuyên nghiệp ở Bundesliga.

#5
CHELSEA: Để De Bruyne và Salah ra đi

Kevin de Bruyne và Mohamed Salah đã và đang là những cầu thủ xuất sắc nhất ở Premier League. Ngoài sự xuất sắc, họ còn có điểm chung nào không? Có. Cả hai đều từng là người của Chelsea. Đội ngũ tuyển trạch viên của The Blues đã nhìn rất đúng người khi đưa De Bruyne và Salah về từ các đội bóng nhỏ. Tuy nhiên, vấn đề là những người chịu trách nhiệm phát triển và khai thác khả năng của những cầu thủ này lại không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cả hai đều bị đẩy đi sớm, với giá rẻ mạt.

#6
JUVENTUS: Chiêu mộ các cựu cầu thủ Arsenal

Có cái gọi là “dớp Arsenal” với Juventus. Thierry Henry, người mà Juventus bán cho Arsenal với giá chỉ 11 triệu bảng, sau này đã trở thành huyền thoại không chỉ của Pháo thủ mà còn của Premier League. Nhưng theo chiều ngược lại, những người cũ của Arsenal được Juventus đón về đều thất bại. Bắt đầu với Patrick Vieira, người chỉ trụ được một mùa, danh sách dài còn có Armand Traore (2010), Nicklas Bendtner (mượn, 2012), Nicolas Anelka (2012), và cả Stephy Mavididi (2018). Chỉ thủ thành Wojciech Szczesny (2017) và tiền vệ Aaron Ramsey (2019) là ít nhiều còn khiến “người Arsenal” có thể ngẩng cao đầu ở Turin.

#7
LIVERPOOL: Thay Torres bằng Carroll

Lúc phải bán Torres cho Chelsea, vào tháng 1/2010, thực ra Liverpool không có nhiều lựa chọn. Và họ cũng đã thu về được 50 triệu bảng. Torres sau khi rời Anfield cũng không thành công. Nên The Kop có thể được an ủi phần nào với quyết định để El Nino ra đi. Nhưng thay anh bằng Andy Carroll - và biến Carroll thành cầu thủ Anh đắt giá nhất mọi thời đại - thì lại là quyết định không lời nào bao biện nổi. Nếu cùng thời điểm Liverpool không mua Luis Suarez, thì vụ Carroll còn bị nhắc tới nhiều.

#8
MANCHESTER CITY: Mua Mangala

Nhiều CĐV của bóng đá Anh hẳn đã quên mất việc, vào năm 2014, trung vệ Eliaquim Mangala chính là hậu vệ đắt giá nhất trong lịch sử bóng đá nước họ. Trung vệ người Pháp được Man City mua về từ Porto với giá tới 42 triệu bảng. Không hiểu là trên tiêu chí gì, bởi những gì mà Mangala thể hiện sau đó, ngay cả khi đã rời Man City, cho thấy anh chỉ là một cầu thủ làng nhàng. Gọi Mangala là một thảm họa đôi khi còn là nói giảm nói tránh.

#9
9. MAN UNITED: Để Pogba đi, rồi mua lại với giá cao

Thực ra Man United có lý khi để Pogba ra đi theo dạng chuyển nhượng tự do hồi 2012. Sir Alex Ferguson nói rằng ông không thể chấp nhận được người đại diện của Pogba là Mino Raiola. Vấn đề là, chỉ 4 năm sau, những người hậu bối của ông đã chi tới 89,3 triệu bảng - một khoản phí kỷ lục lúc ấy, gấp hơn 100 lần khoản “phí đào tạo” Man United nhận được từ Juve - để mua lại Pogba từ Juventus. Để làm gì? Thật khó trả lời!

#10
TOTTENHAM: Tiêu sai tiền bán Bale

Năm 2013, Tottenham buộc phải bán Gareth Bale cho Real Madrid, bù lại, họ nhận được tới 85,3 triệu bảng. Mọi chuyện tới đây vẫn ổn. Vấn đề chỉ nảy sinh khi sau đó, Tottenham quyết định tiêu hết số tiền này vào gần một chục tân binh. Rốt lại, trong số những Roberto Soldado, Paulinho, Etienne Capoue, Vlad Chiriches, Nacer Chadli, Erik Lamela và Christian Eriksen, chỉ có Eriksen đáng được xem là một vụ chuyển nhượng thành công.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Hà Đức Chinh: Tiền đạo U23 Việt Nam cũng cần phòng ngự trước Iraq U23 Việt Nam: Bắt đầu phòng ngự từ các tiền đạo

    U23 Iraq là một đối thủ mạnh, dù là 6 năm trước hay hiện tại, với U23 Việt Nam. Khi bước vào sân lúc bấy giờ, tôi nhận cả nhiệm vụ phòng ngự. Tôi nghĩ, những cầu thủ cùng vị trí trong đội hình U23 Việt Nam hiện tại cũng sẽ được thầy Tuấn giao trọng trách như thế.

  • Lê Nguyên Hoàng: Trung vệ hay nhất của U23 Việt Nam Trung vệ 19 tuổi, cao 1m76 đang gây sốt của U23 Việt Nam là ai?

    Dù mới 19 tuổi nhưng Lê Nguyên Hoàng đang được xem là trung vệ quan trọng bậc nhất trong đội hình của U23 Việt Nam ở VCK U23 châu Á 2024. Màn trình diễn ấn tượng của cầu thủ gốc Nghệ An được giới chuyên môn đánh giá cao, đưa ra những nhận xét “có cánh” đầy tích cực.

  • Góc nhìn: 50% tấm vé Olympic của HLV Hoàng Anh Tuấn 50% tấm vé tới Paris của HLV Hoàng Anh Tuấn

    Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã có 50% tấm vé tới Olympic Paris 2024. Phía trước là U23 Iraq đầy tham vọng nhưng U23 Việt Nam cũng đã sẵn sàng làm nên bất ngờ.

  • Nhận định bóng đá Inter vs Torino, 17h30 ngày 28/4: Lấy điểm trên sân của nhà vô địch 17h30 ngày 28/4: Inter vs Torino

    Nhận định bóng đá trận Inter vs Torino diễn ra vào lúc 17h30 ngày 28/4 ở vòng 34 Serie A. BongdaPlus phân tích thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, soi kèo nhà cái, dự đoán tỉ số.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x