“Phu” đi làm… cò
Chúng tôi không nhớ rõ nhưng hình như đó là một ngày cuối tháng 5/2010, sau 3 năm, chúng tôi mới gặp lại Achilefu. Trên sân Long An chiều hôm ấy, cánh phóng viên ảnh liên tục lia ống kính về phía một người đàn ông da đen diện chiếc áo thun body màu trắng, mặc chiếc quần Jean lửng đã bạc màu và đi đôi dép kẹp “hàng chợ” màu trắng… Sau mội hồi nói nói cười cười, Achilefu mới chịu nhận người quen như thể chúng tôi đã gặp nhau ở kiếp trước.
Lại kể một câu chuyện khá hài hước, Achilefu bước vào sân với một tờ báo thể thao dắt ở túi quần. Bắt chéo chân trên chiếc ghế hàng trước, anh cứ liếc ngang, liếc dọc và lật đi lật lại tờ báo. Dù miệng liên hồi lẩm bẩm nhưng anh lại cầm tờ báo… chổng ngược. Thấy chuyện ngược đời, nhóm cầu thủ nhí nhặt bóng dưới sân xúm lại, miệng bọn chúng cứ xì xào: “Vậy mà cũng bày đặt đọc báo”.
Achilefu cười ngặt nghẽo rồi nói một tràng tiếng Việt: “A, bọn nhóc chúng mày muốn cái gì hả, biến ngay không bị xách tai đấy!”. Bọn trẻ mặt tái nhợt, ùa xuống sân không dám nhìn lại. Achilefu vẫn ngồi một chỗ, thi thoảng một vài anh “tây ba lô” chạy qua chào anh với thái độ rất ngoan ngoãn, lễ phép. Tôi biết Achilefu đã lâu nhưng hình như, lần gặp lại tại Tân An hôm ấy là những ngày cựu Vua phá lưới V.League 2003 mới bước chân vào địa hạt môi giới cầu thủ.
Lê Phu (tên thân mật của Achilefu) tự nhận mình chỉ là một “cò con”. Anh ghé tai nói rằng, chỉ làm mấy vụ “nho nhỏ” để rau cá qua ngày. Lê Phu kể, ý tưởng làm “cò” bắt đầu từ khi còn chơi cho Nam Định. Hồi đó, Achilefu được biết là người lười tập trên sân nhưng lại rất siêng “học mót” tiếng Việt của từng đồng nghiệp. Sau khi chuyển đến HN.ACB rồi SHB.ĐN, vốn tiếng Việt của Lê Phu thuộc dạng siêu đẳng trong giới ngoại binh.
Không biết khi nào Lê Phu nhảy vào địa hạt của “cò” cầu thủ nhưng tất cả những vụ dắt mối của anh đều đổ vỡ. Mãi cho đến khi gác kiếm, chuyên tâm vào nghề, Lê Phu mới gặt hái được ít nhiều thành công.
Biết “dạ, vâng” và biết tiếng Việt là sống khỏe
Lại kể chuyện cũ, những ngày đầu đến Việt Nam, Achilefu từng bị chê là một tiền đạo rất “củi”. Bù lại, cầu thủ người Nigeria có thể lực sung mãn và rất có cái duyên ghi bàn. Năm 2003, Achilefu bất ngờ giành danh hiệu Vua phá lưới với 14 pha lập công. Trên đỉnh cao sự nghiệp, Achilefu trở thành tâm điểm của dư luận với vụ đào tẩu từ Nam định đến Hà Nội ACB.
Tiền đạo người Nigeria chính là một trong những cầu thủ bị CĐV Nam Định thâm thù nhất chỉ vì hành động ghi bàn vào lưới đội bóng cũ, rồi tụt quần, ngoáy mông về phía khán đài để ăn mừng. Vẫn ghi bàn đều đều trong màu áo mới nhưng Achilefu khiến cấp trên phải ngao ngán bởi lối sống phóng túng. Đó là lý do, tại sao chỉ ở Thủ đô được 1 năm, “siêu quậy” này đã bị bầu Kiên đồng ý bán cho SHB.ĐN vào năm 2005. Đây cũng là điểm đến cuối cùng trong sự nghiệp quần đùi áo số của Achilefu.
Kể sau khi trở thành người thất nghiệp, Lê Phu xuôi ngược châu Phi và Mỹ để tìm nguồn cầu thủ cung ứng cho các đội bóng Việt Nam. Dù vào nghề muộn nhưng với “ngón nghề” từng nằm lòng khi còn làm cầu thủ, Achilefu trở thành một tay môi giới… lành nghề. Khá nhiều thương vụ được giao dịch trót lọt và nó giúp Lê Phu có uy tín với một số đối tác ở V.League. Miếng bánh màu mỡ của nghề môi giới cầu thủ vì thế cũng được chia nhỏ. Trong đó, Achilefu trở nên có máu mặt và được xem là “đối trọng” của những tay cò dạn dày kinh nghiệm tại Việt Nam hồi đó.
Năm 2015 khi gặp lại trên sân Thành Long (TP.HCM), Achilefu không ngại tiết lộ “bí kíp” để sống khỏe với nghề: “Đơn giản thôi, đầu tiên tôi phải có một món hàng tốt, hoặc ít nhất anh ta có tiềm năng để phát triển. Thứ hai, tôi làm việc với những người có tiếng nói trong việc chi tiền. Tôi thỏa thuận với họ, còn thế nào anh phải tự hiểu lấy bởi đó là “luật” rồi. Cầu thủ có tiền để đổi đời. Tôi có tiền và họ (những người chiêu mộ cầu thủ) cũng có tiền. Cả ba bên đều vui vẻ, hài lòng. Nói chung, người làm nghề như tôi phải biết vâng dạ, phải biết tiếng Việt mới dễ làm việc”.
Hiện tại Bóng đá Việt Nam đã đổi thay rất nhiều, Achilefu giờ đã không còn là “gương mặt thân quen” nữa. Tuy nhiên, người ta vẫn nhắc đến cựu tiền đạo người Nigeria bởi thi thoảng anh vẫn có những ngoại binh mang đến Việt Nam chào hàng. Nhưng có vẻ như bây giờ “team” của Lê Phu không còn được ưa chuộng và mất giá rất nhiều.
“Nhất vợ nhì trời” Vài nét về Achilefu Chukwu Emeka Sinh năm 1974 tại Nigeria |
XEM THÊM
Vì Covid-19, Than Quảng Ninh nghỉ tập vô thời hạn