Hoàng Anh Gia Lai hướng tới mùa giải 2021: Thành bại tại ngoại binh

Đức Nguyễn
07:25 ngày 23-11-2020
HAGL đang mang về những bản hợp đồng “bom tấn” là những cầu thủ nội. Tuy nhiên, để gặt hái những thành công, chắc chắc đội bóng phố Núi cần phải có những ngoại binh chất lượng.
Hoàng Anh Gia Lai hướng tới mùa giải 2021: Thành bại tại ngoại binh

Chuyện cũ viết lại

Mùa giải 2020 đã khép lại với những nỗi buồn cùng HAGL. Họ không đạt được thứ hạng như chỉ tiêu và cũng chẳng đáp ứng được những kỳ vọng từ các CĐV nhà. Có quá nhiều nguyên do dẫn đến việc HAGL chơi thất vọng. Nhưng có lẽ, việc không có những ngoại binh chất lượng đã khiến đội bóng này phải chịu thiệt thòi so với đối thủ.

Chính sách tuyển dụng ngoại binh của HAGL thường được áp dụng theo kiểu: thiếu chỗ nào bù vào chỗ đó. Mùa giải vừa qua, do hàng phòng ngự quá yếu kém, HAGL đã mang về Damir Memovic, một trong những trung vệ hay nhất V.League 2019 trong màu áo SLNA. Tiếc rằng, cầu thủ người Serbia lại sa sút thảm hại trong màu áo mới. 

Trong bối cảnh hàng tiền vệ cần sự mạnh mẽ, HAGL tăng cường một Kelly Kester được quảng cáo là hàng hiệu. Nhưng hỡi ôi, anh chàng người Nigeria không hơn đồng nghiệp người Việt Nam là bao. Trên hàng công, Chevaughn Walsh đã được giữ lại sau một mùa giải tạm ổn. Mặc dù đã ghi được tới 10 bàn thắng ở mùa giải vừa qua, nhưng Chevaughn cũng đã “ném” đi hàng tá cơ hội cực kỳ ngon ăn một cách rất khó tin.

Memovic, Kelly, Chevaughn cũng giống như khoảng 20 cầu thủ ngoại mà HAGL đã thuê trong vòng 5 năm qua. Thậm chí HAGL còn để lại những kỷ lục khó tin về công tác tuyển mộ ngoại binh. Chẳng hạn như mùa 2015, họ đã có đến 6 cầu thủ ngoại đến rồi đi. Chevaugh Walsh đáng được xem là cầu thủ “đặc biệt” bởi bởi tiền đạo này là người duy nhất trụ lại ở HAGL đến 2 mùa bóng. Bản thân Rimario Gordon, đồng Vua phá lưới V.League (12 bàn, cùng Pedro Paulo của Sài Gòn FC) cũng không có “diễm phúc” đó. Cầu thủ người Brazil chơi không tệ nhưng đã bị thanh lý ở giai đoạn 2 mùa giải 2018. Lạ thay, chuyển đế Thanh Hóa, Rimario đã chơi bùng nổ và đã chơi rất hay trong màu áo Hà Nội FC.

Chevaughn Wash (phải) bỏ lỡ vô số cơ hội ngon ăn cho HAGL ở mùa 2020 - Ảnh: Đức Cường

Ai, ở đâu và thế nào?

Như đã đề cập, đã 5 mùa giải kể từ khi đôn lứa học viện HAGL-JMG lên chơi V.League, mỗi năm đội bóng phố Núi lại thay mới ngoại binh. Chevaughn Wash là trường hợp hy hữu nhờ anh này vắng mặt ở giai đoạn V.League 2019 do gặp chấn thương. Thực tế, sai số trong việc tìm kiếm ngoại binh là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, việc lặp đi, lặp lại một cách liên tục thì đội bóng ấy phải xem lại tiêu chí, chính sách tuyển dụng của mình.

Các đội bóng V.League vẫn thường chuyển nhượng ngoại binh theo kiểu “nhất thân nhì quen” hoặc “cũ người mới ta”. Ở giai đoạn này, các ngoại binh chất lượng như Pedro, Geovane… đều đã tìm được bến đậu mới. Việc tìm kiếm các ngoại binh thay thế cho người cũ không phải là điều dễ dàng về cả thủ tục và đặc biệt là những rủi ro về chất lượng. Những bài học về tuyển Tây trước đây dường vẫn còn nguyên giá trị thời sự với HAGL.

Tất nhiên, điều quan trọng nhất cả, HAGL cần xác định rõ ràng cách chơi và những yêu cầu về ngoại binh để phục vụ chiến thuật ở mùa giải mới. Về điều này, HLV Kiatisak, người được giới truyền thông loan tin và cả chính HAGL khẳng định sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Tức, nhà cầm quân người Thái Lan phải đưa ra tiêu chí, chọn ai, đến từ đâu, khả năng như thế nào để hòa hợp với phần còn lại của HAGL.

Với dàn sao tuyển thủ trong đội hình, chất lượng cầu thủ nội của HAGL là không phải bàn cãi. Họ cũng đã bổ sung những điểm yếu như vị trí trong khung gỗ với sự xuất hiện của Huỳnh Tuấn Linh hay trung vệ Nguyễn Hữu Tuấn ở hàng phòng ngự. Các ngoại binh chính là những mảnh ghép cuối cùng để HAGL trở thành một đội bóng trở thành một đối trọng với các “ông lớn” tại V.League hoặc chí ít, họ không cũng phải rơi vào cái cảnh chạy đua để trụ hạng.

THÔNG SỐ VỀ NGOẠI BINH TẠI V.LEAGUE 2020

19: Số cầu thủ người Brazil là 19, chiếm tới 36% số lượng ngoại binh của V.League, hơn hẳn số lượng cầu thủ ở châu Phi hay châu Âu tại mùa giải năm ngoái. 

100%: Viettel là CLB chuộng “hàng” Brazil nhiều hơn cả. Năm 2019 – thời điểm lên hạng, Viettel thử việc lẫn sử dụng cả 6 cầu thủ Brazil. Năm nay, họ lại dùng 3 cầu thủ Brazil khác là Bruno Cunha, Caique, Luizao và gặt hái được thành công. 

3: Tony Agbaji (DNH Nam Định) là trung vệ ngoại ghi nhiều bàn thắng nhất với 3 bàn thắng. Anh cũng là trung vệ “nổ súng” nhiều thứ 2 tại giải đấu năm nay, thua duy nhất Bùi Hoàng Việt Anh của Hà Nội FC (4 bàn). 

15: SHB Đà Nẵng, Hà Nội FC và TP.HCM là 3 CLB có số ngoại binh ghi bàn nhiều nhất ở V.League năm nay trong cả 2 giai đoạn (15 bàn thắng). 

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x