Bóng Đá Plus trên MXH

Đôi nét về quy định công bằng tài chính (FFP)
CÁT PHƯƠNG • 14:15 ngày 10/09/2014
Đây là quy định của UEFA nhằm hướng bóng đá châu Âu đến chỗ ổn định về tài chính, tránh nguy cơ vỡ nợ. Về mặt pháp lý, quy định này được EU ủng hộ. Cột mốc quan trọng đầu tiên là năm 2011, khi UEFA giới thiệu quy định công bằng tài chính (Financial Fair-play, gọi tắt là FFP).
    Có 3 năm bản lề để các CLB điều chỉnh chiến lược kinh doanh, phát triển sao cho phù hợp với tình hình mới. UEFA đã từng bước siết luật, còn các CLB cũng từng bước khép mình vào FFP trong 3 năm qua. Mùa bóng 2014/15 này là mùa đầu tiên UEFA dùng quy định FFP để khống chế quỹ chuyển nhượng của các CLB đã chi tiêu quá nhiều. (Nhưng như thế vẫn chưa có nghĩa là FFP đã được triển khai hoàn toàn). Do vậy, thị trường chuyển nhượng cầu thủ đã chịu những tác động lớn. Cần thêm nhiều năm nữa để UEFA thật sự có một quy định FFP hoàn chỉnh và bóng đá châu Âu thật sự vào guồng về mặt tài chính.

    Điểm mấu chốt trong quy định FFP là các CLB nhà nghề không được chi tiêu nhiều hơn số tiền mà họ kiếm được, trong một khoảng thời gian nhất định. UEFA căn cứ vào sổ sách tài chính mà các CLB nhà nghề cung cấp để quyết định CLB nào vi phạm FFP (ở châu Âu, đừng toan tính chuyện cung cấp số liệu “đểu” nhé, vì tù tội chứ chẳng chơi - cứ hỏi cựu chủ tịch Bayern Munich Uli Hoeness). 

    Chỉ lưu ý thêm: số liệu của “năm tài chính” (cho biết số tiền kiếm được của CLB) luôn là số liệu của quá khứ. Ở thời điểm này, số liệu mới nhất được biết đến là số liệu của mùa bóng 2012/13. Còn số tiền mà CLB được phép chi tiêu theo FFP lại là số tiền của hiện tại và tương lai. Vậy nên, đây là cách tính “gối đầu”. Ví dụ, dựa vào số liệu được cập nhật đến hết mùa bóng 2012/13 thì UEFA chỉ cho phép Man City chi tiền chuyển nhượng tối đa 49 triệu bảng trong Hè 2014.

    Tùy theo cấp độ, có nhiều cách để UEFA trừng phạt các đội không tuân thủ FFP: cảnh cáo, phạt tiền, trừ điểm, giữ lại tiền chia khi các đội ấy tham dự các giải đấu do UEFA tổ chức, loại ra khỏi giải đấu của UEFA, không cho phép đăng ký các cầu thủ mới mua... 

    Trên nguyên tắc, bản thân quy định FFP vẫn chưa hoàn hảo. Do vậy, một bộ phận tạm gọi là Ban kiểm soát tài chính các CLB của UEFA sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể (trong số các đội có suất dự Champions League và Europa League hàng năm) để quyết định đội nào được cấp phép dự giải, đội nào được dự giải nhưng phải chịu phạt, hoặc đội nào bị khống chế quỹ chuyển nhượng.

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay