Khi các ông chủ tài phiệt sa cơ

AN LINH
08:37 ngày 29-03-2014
Các HLV vĩ đại có thể xây dựng một cơ chế vận hành duy trì thành công trong nhiều năm, nhưng chi phí để xây dựng đế chế ấy đôi khi hoàn toàn dựa vào hầu bao của những ông chủ tài phiệt, và khi họ sa cơ, mọi chuyện trở nên vô cùng tồi tệ.
Khi các ông chủ tài phiệt sa cơ
Đây là lần thứ hai trong vòng 4 năm qua, báo chí Italia viết rằng ông chủ Silvio Berlusconi có ý định bán AC Milan, đội bóng mà dưới kỷ nguyên lẫy lừng của ông đã giành đến 7 Scudetto và 5 C1/Champions League. 

Kể từ khi 2 tập đoàn truyền thông lớn do ông sở hữu là Mediaset và Fininvest liên tục báo cáo thua lỗ sau khi ông rời ghế Thủ tướng vào năm 2011 và thậm chí đối mặt với án tù, Milan cũng trượt dốc không phanh và thời điểm này thậm chí đã tụt xuống vị trí thứ 11 tại Serie A.

Trước đó, tỷ phú Massimo Moratti cũng buộc phải bán Inter Milan cho tỷ phú người Indonesia Erick Thohir, sau nhiều năm phải bù lỗ cho CLB yêu quý (trung bình từ 55-65 triệu euro/năm), trong khi tình hình làm ăn không mấy sáng sủa. 

Nhưng 2 đội bóng thành Milan vẫn còn may mắn chán so với Lazio và Parma trước đây. Nhờ “bầu sữa” của hãng thực phẩm Cirio thuộc sở hữu của ông chủ Sergio Cragnotti, Lazio đã làm mưa làm gió bóng đá Ý và châu Âu những năm đầu thế kỷ mới, với 1 Cúp C2 năm 1999 và Scudetto năm 2000.


Cựu chủ tịch Lazio - Sergio Cragnotti

Nhưng sau khi Cirio tuyên bố phá sản vào năm 2002, Lazio thậm chí phải bán tống bán tháo các ngôi sao, còn Cragnotti xộ khám vì gian lận và lừa dối các nhà đầu tư. Giấc mơ thống trị của những Laziale chấm dứt từ đó.

Parmalat là nhà tài trợ chính của Parma thời đỉnh cao, với hàng loạt ngôi sao lớn như Hernan Crespo, Juan Sebastian Veron, Hristo Stoichkov, Fabio Cannavaro… đã từng giành Cúp C2 năm 1993 và 2 Cúp UEFA vào các năm 1995 và 1999. 

Nhưng sau khi Parmalat phá sản vào năm 2003 và ông chủ Calisto Tanzi đối mặt với án tù, Parma xuống dốc. Sau đó, ông Tanzi, người sáng lập và là GĐĐH của Tập đoàn sữa Parmalat, bị tòa án Milan tuyên phạt 10 năm tù giam vì lũng đoạn thị trường (sau kháng án giảm xuống còn 8 năm), Parma chính thức trở lại với vị thế của một đội bóng làng nhàng ở Ý, và thậm chí đã phải xuống hạng Serie B 2 lần trong 1 thập kỷ qua.

Nhưng lâu đài trên cát lớn nhất mà bóng đá châu Âu từng chứng kiến là đội Marseille vô địch Cúp C1/Champions League năm 1993 và vô địch Pháp liên tục 4 năm từ 1989 đến 1992, với những tên tuổi lớn như Jean-Pierre Papin, Eric Cantona, Didier Deschamps, Marcel Desailly…

Nhưng vụ mua chuộc Valenciennes vào mùa 1992/93 đã bị phanh phui khiến ông chủ của đội  Bernard Tapie (cũng là kẻ chủ mưu) phải vào tù 8 tháng, còn Marseille bị tước chức vô địch và giáng xuống hạng Ligue 2. Năm 1994, ông tuyên bố phá sản, bị buộc tội trốn thuế  và vào tù thêm 6 tháng. Phải 4 năm sau, Marseille mới trở lại Ligue 1, nhưng kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 11 và phải mất 18 năm mới được giương cao chức vô địch Ligue 1 một lần nữa.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Diego Costa: Gã du đãng không biết cư xử Diego Costa: Gã du đãng không biết cư xử

    Một cầu thủ không thể kiểm soát, một trung phong hoang dã, kẻ luôn xem sân cỏ là chiến trường, đấy là những gì mà báo chí TBN từng mô tả về Diego Costa. Chính bản thân anh cũng thừa nhận nhược điểm lớn nhất của mình: không biết cách kiểm soát bản thân.

  • Diego Costa: Gã giang hồ “lấy số” bằng trái bóng Diego Costa: Gã giang hồ “lấy số” bằng trái bóng

    Cuộc đời của Diego Costa là một chuỗi những chuyện ly kỳ như tiểu thuyết. Anh sinh ra tại Brazil, nhưng cái tên Diego lại từ huyền thoại người Argentina Diego Maradona mà ra. Đến tận 16 tuổi anh hãy còn chơi bóng đá đường phố và trải nghiệm bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên của Costa không diễn ra trên mảnh đất quê hương mà tại... Bồ Đào Nha.

  • VCK World Cup 1994: Trận chung kết không có bàn thắng VCK World Cup 1994: Trận chung kết không có bàn thắng

    Luật mới cấm thủ môn chạm tay vào bóng khi đồng đội dùng chân chuyền về được FIFA áp dụng từ kỳ World Cup này, cùng hàng loạt hướng dẫn, khuyến cáo, quy định khác với một điểm chung duy nhất là khuyến khích bóng đá tấn công.

  • Sự suy tàn của những đội bóng lớn: Một người bỏ đi, cả trời sụp đổ Sự suy tàn của những đội bóng lớn: Một người bỏ đi, cả trời sụp đổ

    Gần 1 năm rời ghế HLV trưởng Man United, cái tên Sir Alex Ferguson thậm chí còn được nhắc đến ngày một… nhiều hơn. Sau 2 năm rời Barcelona, Pep Guardiola vẫn được đem ra để so sánh.

  • Làn sóng cuồng nhiệt từ chuyến xe Castrol Làn sóng cuồng nhiệt từ chuyến xe Castrol

    Khoảng 80 ngày nữa là Cúp bóng đá Thế giới sẽ khởi tranh tại Sao Paulo. Đây cũng là thời điểm mà những chiếc vé đến Brazil xem World Cup nóng hơn bao giờ hết. Đã có hơn 6 triệu đề nghị mua vé đến từ 203 quốc gia nhưng BTC World Cup dự kiến chỉ bán ra 3 triệu vé và dành tới 70% số lượng vé đó cho người dân Brazil.

  • VCK World Cup 1994: Khi cả thế giới thay đổi VCK World Cup 1994: Khi cả thế giới thay đổi

    Cả thế giới gọi bóng đá là football (hoặc fussball, futebol, voetbal..., tùy ngôn ngữ), chỉ riêng nước Mỹ gọi đấy là soccer, vì dân Mỹ đã có môn football của họ, khác hoàn toàn so với khái niệm “bóng đá” mà chúng ta biết đến.

  • Kích cầu khán giả  tại V.League Kích cầu khán giả tại V.League

    Khi nền kinh tế đóng băng, các nhà hoạch định sẽ tìm mọi cách để kích cầu. Trong bối cảnh V.League không thu hút được đông đảo người hâm mộ như hiện nay, BTC giải và các đội bóng cũng nên tính đến chuyện chủ động tìm đến khán giả; kích thích, lôi kéo họ đến sân.

  • World Cup 1994: Cái giá quá đắt của 1 bàn thua World Cup 1994: Cái giá quá đắt của 1 bàn thua

    Mười ngày sau cú đá phản khiến Colombia thua Mỹ tại World Cup 1994, thế giới mới kinh hoàng khi thấy bi kịch thật sự của Escobar là như thế nào.

  • World Cup 1994: Oleg Salenko - Người hùng bị lãng quên World Cup 1994: Oleg Salenko - Người hùng bị lãng quên

    Anh chỉ thi đấu 3 trận tại World Cup 1994. Trận đầu, anh chỉ ngồi ghế dự bị, được vào sân ở phút 55. Sau 3 trận vòng bảng, anh và đồng đội phải xách va ly về nước. Vậy mà anh lại là Vua phá lưới. Chỉ bấy nhiêu cũng đã đáng phục.

  • Bale: Khi siêu xe đã chạy xong rốt-đa Bale: Khi siêu xe đã chạy xong rốt-đa

    Người ta đã hoài nghi bản hợp đồng bom tấn Gareth Bale sẽ là một thất bại lịch sử của Real Madrid và ông chủ tịch Florentino Perez.

  • Daniel Alves: "Nếu sợ Ronaldo, tôi đã chẳng khoác áo Barca" Daniel Alves: "Nếu sợ Ronaldo, tôi đã chẳng khoác áo Barca"

    Rạng sáng 24/3, Barcelona sẽ chạm trán Real Madrid trong trận El Clasico lượt về ở La Liga. Và trước trận đánh quyết định mùa giải, Daniel Alves đã dành cho kênh Gol TV một cuộc phỏng vấn thú vị. Ở đấy, hậu vệ này đã nói về sức ép của trận Siêu kinh điển, những thử thách sắp tới và cả cảm giác khi ghi bàn vào lưới đối thủ.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x