Madrid: Trở thành kinh đô bóng đá vì... địa phương chủ nghĩa

Cát Phương
14:11 ngày 24-05-2014
Cho đến trước năm 2008, ĐT Tây Ban Nha chỉ được xem là “anh hào hạng hai”. Họ chỉ có 1 chức vô địch EURO (1964) và 1 lần xếp hạng Tư ở World Cup (1950).
Madrid: Trở thành kinh đô bóng đá vì... địa phương chủ nghĩa
Người ta gọi TBN là “Vua vòng loại”, chứ không bao giờ xem đấy là ứng viên vô địch ở EURO, World Cup. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu như đấy chỉ là nền bóng đá tầm thường. Đằng này, chẳng ai dám xem thường bóng đá TBN.

Sự mờ nhạt của ĐTQG trong một nền bóng đá nổi tiếng TBN trở thành đề tài thú vị cho giới nghiên cứu lịch sử bóng đá. Có một câu trả lời đáng chú ý: vì tính vùng miền trong làng bóng TBN quá cao nên ĐTQG không được đặc biệt quan tâm như ở những nơi khác.

Đôi khi các cây bút xứ Catalonya chỉ khen ngợi cầu thủ Barcelona và hoàn toàn bỏ qua cầu thủ Madrid sau một trận thắng của đội tuyển TBN. Báo chí Madrid thì viết ngược lại. 

Với giới hâm mộ xứ Basque, chỉ có Athletic Bilbao là quan trọng. Người dân ở thành phố Seville chờ xem những cuộc đụng độ giữa Betis và Sevilla hơn là chờ xem trận đấu của ĐTQG. Bóng đá TBN lại có trận El Clasico quá hấp dẫn. Cứ thế, bóng đá CLB lấn át ĐTQG.


Và khi nói về bóng đá CLB hay bóng đá vùng miền, giới nghiên cứu lại không thể bỏ qua vấn đề lịch sử. Cuộc nội chiến 1936-1939 làm nảy sinh sự thù hằn đến mức không đội trời chung giữa hai gã khổng lồ Real, Barca. Hệ quả tiếp theo là Real “buộc phải” trở thành CLB số tại 1 TBN và thủ đô Madrid phải trở thành kinh đô số 1 trong làng bóng TBN, như mong muốn của nhà độc tài Franco - nhân vật chiến thắng trong cuộc nội chiến TBN.

Trước thời Franco, mọi chuyện rất khác. Bóng đá từ Anh du nhập vào TBN qua xứ Basque. Đấy là lý do vì sao Athletic Bilbao (không phải Atletico Bilbao) dùng tên tiếng Anh, cũng là lý do vì sao Bilbao là đội mạnh nhất ở TBN trong thời kỳ đầu. Sau chiến tranh, Real Madrid vươn lên mạnh mẽ nhờ ảnh hưởng to lớn của 2 nhân vật. Một người là vị chủ tịch huyền thoại Santiago Bernabeu. Người còn lại chính là nhà độc tài Franco. Ông cần xây dựng một bộ mặt tốt đẹp cho TBN qua hình ảnh bách chiến bách thắng trên sân cỏ, và ông chọn Real Madrid làm “đại sứ” cho cả đất nước. 

Franco cũng chọn thủ đô Madrid làm kinh đô bóng đá số 1 TBN, như một cách để chế ngự niềm kiêu hãnh của các khu vực luôn đòi ly khai như xứ Basque, xứ Catalonya... Tất nhiên, một khi đã được Franco ưu ái như một công cụ ngoại giao, chính trị hữu dụng, thì khỏi bàn về sức mạnh của hai đội bóng Madrid là Real và Atletico.

Có lẽ đấy là nguyên nhân vì sao bóng đá ở thủ đô Madrid vượt trội so với các khu vực khác, ngược với tình hình chung ở châu Âu là thủ đô không phát triển bằng các tỉnh lẻ trong lĩnh vực bóng đá.



Chẳng phải ngẫu nhiên mà huyền thoại Alfredo Di Stefano rút cuộc lại là ngôi sao của Real, cho dù Barcelona phát hiện và mua được ngôi sao này trước Real. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Ferenc Puskas hồi sinh và tỏa sáng trong màu áo Real sau khi tưởng đã chấm dứt sự nghiệp vì bị cấm chơi bóng ở những nơi khác. Dưới thời Franco, Real làm nên kỳ tích không biết bao giờ mới có một CLB khác làm được: 5 lần liên tiếp đoạt Cúp C1 châu Âu. Và cũng kể từ đó, Real Madrid mãi mãi đứng ở một đẳng cấp riêng trong làng bóng đỉnh cao thế giới.

Atletico Madrid dù cũng là một đội mạnh, nhưng không phát triển đến mức tuyệt đỉnh như Real, đơn giản vì không bao giờ có hai vua, dù chỉ là trong bóng đá. Thi thoảng, các cổ động viên Atletico cũng thể hiện sự phản kháng bằng các khẩu hiệu đại loại “Real là niềm tự hào hay nỗi xấu hổ của TBN?”. Nhưng đấy chỉ là chút phản kháng yếu ớt. Trong suốt lịch sử, Atletico biết cách chấp nhận thân phận, biết cách sống dưới cái bóng của Real và tạo dựng những thành quả riêng cho mình!

Cơ hội lịch sử của kẻ yếu
Nếu thắng Real trong trận chung kết Champions League đêm nay, Atletico sẽ đi vào lịch sử với nhiều chi tiết quan trọng. Lần đầu đăng quang ở giải đấu danh giá nhất châu Âu tầm CLB đã đành, họ còn sánh vai Chelsea, Bayern Munich, Barcelona, Ajax Amsterdam và Juventus trong hàng ngũ ít ỏi các CLB có đủ 3 Cúp châu Âu. Đấy sẽ là kỳ tích mà Real Madrid không bao giờ có (do đội này chưa có Cúp C2 - chiếc cúp đã bị UEFA khai tử). Vì lý do tương tự Real, các CLB huyền thoại như Inter Milan hoặc Liverpool cũng sẽ không bao giờ có đủ 3 cúp châu Âu.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
36
+60
83
2
35
+54
82
3
35
+41
75
4
36
+20
67
5
34
+13
60
6
35
+11
54
7
34
+1
54
8
34
+19
53
9
36
-14
49
10
36
-11
48
11
35
-4
47
12
36
-11
46
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17
  • Real Madrid - Atletico Madrid: Cuộc “hôn phối” kỳ lạ của 2 đội bóng Real Madrid - Atletico Madrid: Cuộc “hôn phối” kỳ lạ của 2 đội bóng

    Thủ đô Madrid là thành phố đầu tiên trong lịch sử bóng đá có 2 CLB cùng lọt vào trận chung kết Cúp C1/Champions League. Trước đó, Atletico Madrid đã vô địch La Liga, còn Real Madrid đã bỏ túi Cúp Nhà Vua, trước khi đôi bên quyết chiến trong trận chung kết Champions League đêm nay.

  • Lợi hại thế nào khi trong đội có ngôi sao vượt trội? Lợi hại thế nào khi trong đội có ngôi sao vượt trội?

    Cái lợi hiển nhiên là toàn đội có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Trong hoàn cảnh chiến thuật chung đã bế tắc thì ngôi sao số 1 đôi khi lại có khả năng một mình tỏa sáng để tạo nên khác biệt. Bóng đá đỉnh cao luôn cần có những cá nhân như vậy.

  • Cesare Prandelli (ĐT Italia): “Balotelli không cần bác sĩ tâm lý” Cesare Prandelli (ĐT Italia): “Balotelli không cần bác sĩ tâm lý”

    Khi lễ bốc thăm chia bảng VCK World Cup 2014 kết thúc, có lẽ NHM của các ĐT Anh, Italia, Uruguay và Costa Rica đều không thể nở nụ cười được. Đơn giản bởi bảng D này đã hội tụ đến 3 nhà VĐTG. Hãy xem những phát biểu của HLV Roy Hogdson và những người đồng nghiệp ở các ĐT Italia, Uruguay và Costa Rica về bảng tử thần này.

  • Zanetti “trói” vợ từ thuở mười tư Zanetti “trói” vợ từ thuở mười tư

    Paula là người bạn đời chung thủy, luôn sát cánh với Javier Zanetti trong suốt hơn 20 năm qua. Theo tiết lộ của cựu đội trưởng Inter Milan, anh đã “trói” nàng WAG của mình khi cô nàng mới 14 tuổi.

  • Điều nuối tiếc nhất trong cuộc đời Zanetti Điều nuối tiếc nhất trong cuộc đời Zanetti

    Vì quá hạnh phúc với chiếc Cúp vô địch cùng Inter Milan, Javier Zanetti quên chào từ biệt người mẹ của mình. Có lẽ, đây là điều hối tiếc nhất trong cuộc đời của “Il Capitano”.

  • Javier Zanetti - Anh thợ nề vĩ đại đã ngừng xây Javier Zanetti - Anh thợ nề vĩ đại đã ngừng xây

    Từng “ăn cơm” phụ hồ, nên hơn ai hết, Javier Zanetti hiểu rằng, làm một tòa nhà bắt đầu từ việc đào móng mới xây dựng được tới phần nóc. Huyền thoại Inter Milan bảo, đó là triết lý cuộc sống của anh: từ đáy vươn tới đỉnh cao.

  • Lê Hoàng Thiên - Người con của Chúa & trận "chung kết" trong mơ Lê Hoàng Thiên - Người con của Chúa & trận "chung kết" trong mơ

    Chúng tôi vẫn gọi Lê Hoàng Thiên với cái tên trìu mến “Người con của Chúa” bởi tiền vệ này là một con chiên ngoan đạo. Ngoài bóng đá, anh luôn dành thời gian cho việc đến nhà thờ.

  • Cựu tuyển thủ Đỗ Thị Ngọc Châm: “Cơ hội dự World Cup của  ĐT Nữ Việt Nam là 50%” Cựu tuyển thủ Đỗ Thị Ngọc Châm: “Cơ hội dự World Cup của ĐT Nữ Việt Nam là 50%”

    Dù đã treo giày hơn 3 năm nhưng cựu tiền đạo Đỗ Ngọc Châm vẫn luôn theo sát tình hình của ĐT nữ Việt Nam cũng như bóng đá nữ nước nhà. Bằng góc nhìn am hiểu của người trong cuộc, cựu Hoa khôi của bóng đá nữ đã nhận định về khả năng của ĐT nữ Việt Nam tại Asian Cup sắp tới và cơ hội giành chiếc vé tham dự VCK World Cup 2015 với BĐ&CS.

  • Pha “thiết đầu công” của Zidane được nhớ mãi Pha “thiết đầu công” của Zidane được nhớ mãi

    Chỉ riêng trọng tài Nga Valentin Ivanov đã phất đến 16 thẻ vàng cùng 4 thẻ đỏ, và đấy là cũng chỉ riêng trong trận BĐN - Hà Lan ở vòng 1/8. Lạ hơn, chỉ riêng cầu thủ Josip Simunic của Croatia đã lĩnh đến 3 thẻ vàng trong trận gặp Australia. Tổng thể, World Cup 2006 là kỳ World Cup lập kỷ lục về số thẻ phạt, với 345 thẻ vàng và 28 thẻ đỏ.

  • Sau ánh hào quang của bóng đá nữ Sau ánh hào quang của bóng đá nữ

    Lâu nay, các cầu thủ bóng đá nữ luôn gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước có nền bóng đá phát triển.

  • Hãy cho bóng đá nữ một điểm tựa Hãy cho bóng đá nữ một điểm tựa

    Cách đây 2 tháng, ở sân Thống Nhất, trong khuôn khổ lượt đi giải VĐQG 2014, tiền đạo Nguyễn Thị Minh Nguyệt (Hà Nội 1) chia sẻ rằng có một vài CLB của Thái Lan ngỏ ý mời cô qua thi đấu ở giải VĐQG nước này: “Họ nói bóng đá nữ Thái Lan đang mở cửa nên cần cầu thủ ngoại về thi đấu để tạo tính hấp dẫn và nâng cao trình độ”.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x