Bóng Đá Plus trên MXH

Robert Enke: Bí mật được tiết lộ bằng cái chết
18:34 ngày 10/11/2020
Cách đây 11 năm, Robert Enke đã lao mình vào đoàn tàu cao tốc, kết thúc cuộc đấu tranh dai dẳng với căn bệnh trầm cảm.
    Ngày 10/11/2009, Robert Enke lái chiếc xe của mình và đi lòng vòng trong 8 tiếng. Cuối cùng, anh đến bên đường ray tàu hỏa, bước xuống trước đoàn tàu đang tiến đến và chấm dứt cuộc đời mình. Vụ tự tử của Enke, ở tuổi 32 là sự kết thúc cho cuộc đấu tranh kéo dài trong chán nản của thủ thành người Đức với căn bệnh trầm cảm.
     
    Trong cuốn “The Tragedy of Robert Enke” (tạm dịch: Bi kịch của Robert Enke), nhà văn Ronald Reng đã nhận ra tại sao người bạn thân Enke lại quyết định tự sát: “Khi cuộc đời của Enke khép lại, cuối cùng anh ấy cũng có thể công khai về căn bệnh của mình”.
     
    “Trong xã hội hướng tới thành tích của chúng ta, một thủ môn, chốt chặn cuối cùng của đội bóng không thể là một người trầm cảm. Vì vậy, Enke đã triệu tập một lượng sức mạnh nội tại lớn để giữ căn bệnh trầm cảm của mình trong bí mật”.
     
    Căn bệnh trầm cảm đã đeo bám Enke từ khi còn nhỏ, theo tiết lộ của người cha Dirk Enke. Với khả năng tốt, Enke thường được (phải) chơi cùng đội với các cầu thủ lớn tuổi hơn và Dirk nói con trai ông luôn phải gồng mình để đối phó với nỗi sợ hãi thất bại.
     
    Enke phải đối mặt với bệnh trầm cảm trong thời gian dài
     
    Dirk nói: “Lúc nào Enke cũng khủng hoảng vì nó sợ rằng sẽ không theo kịp những cầu thủ lớn tuổi hơn. Con trai tôi không có niềm tin vào bản thân, bị mắc kẹt trong tham vọng của chính mình”.
     
    Mọi thứ dần trở nên nghiêm trọng hơn vào năm 2002 khi Enke chuyển từ Benfica tới đội bóng lớn hơn là Barcelona. Anh chỉ là sự lựa chọn thứ yếu tại sân Nou Camp và đến tháng 11/2002 mới có trận ra mắt Barca trong cuộc đối đầu với đội bóng hạng ba Novelda. Nhưng đó lại là trận đấu thảm họa với Enke.
     
    Trong một đoạn văn, Reng mô tả lại: “Enke chỉ có thể ở thế thua. Nếu mọi thứ diễn ra theo kế hoạch, Barca thắng 3-0 hoặc 4-0 và chẳng ai để ý tới Enke. Nếu trận đấu đi sai hướng, Enke sẽ bị đổ lỗi. Trên thực tế, Enke đã bị tê liệt vì sợ rằng sẽ mắc lỗi”.
     
    “Novelda thắng Barca 3-2 và Frank de Boer hét lên với Enke từ vòng tròn trung tâm. Enke đứng đó, khuôn mặt nhợt nhạt, đôi mắt hạ xuống và không thể thốt lên lời”. Đó là một nỗi đau, sự sỉ nhục với Enke. Trong bóng đá đỉnh cao đầy tàn nhẫn, có rất ít chỗ cho sự tử tế và cảm thông nên Enke phải giấu diếm cảm xúc, ngụy trang nó dưới bộ mặt điềm tĩnh.
     
    Enke trải qua khoảng thời gian đầy áp lực tại Barca
     
    Nhưng tình trạng bệnh của Enke càng trở nên trầm trọng khi người con gái Lara của anh qua đời năm 2006. Lara sinh ra trong bệnh tật và mất đi trong đau đớn. Enke có nhiều điều kiện để trở lại với cuộc sống bình thường, một người vợ yêu thương, một nhà tâm lý học giỏi và những người bạn luôn muốn giúp đỡ anh.
     
    Thế nhưng, sự khắc nghiệt của bóng đá đỉnh cao khiến Enke buộc phải phủ nhận và từ chối điều trị ở bệnh viện tâm thần. Anh sợ điều đó sẽ hủy hoại sự nghiệp bóng đá. Khi nhà tâm lý học thể thao của ĐT Đức hỏi liệu Enke có bị trầm cảm hay không, thủ thành này đã phủ nhận. Mấy tháng sau, Enke tự tử.
     
    Cái chết của Enke đã đặt ra câu hỏi liệu có những cầu thủ khác đang chịu nỗi đau như thủ môn người Đức từng chịu hay không. Sự thừa nhận trầm cảm có thể hủy hoại nghiệp cầu thủ nên nhiều người giấu diếm nó và cuối cùng tự kết thúc cuộc sống của mình. Hy vọng rằng, những người liên quan đến bóng đá như HLV, nhà quản lý, người hâm mộ hay giới truyền thông sẽ cảm thông nhiều hơn với cầu thủ, tránh đặt họ vào áp lực để xảy ra những bi kịch tương tự như Enke.
     
     Một số vụ tự tử của cầu thủ nổi tiếng
     
    1. Dale Roberts (1986-2010): Roberts qua đời vào năm 2010 sau khi treo cổ ở nhà riêng. Roberts từng là thủ môn của Sunderland và Middlesbrough. Anh tự tử vì chấn thương và nghi ngờ vị hôn thê quan hệ với Paul Terry (anh trai trung vệ trứ danh John Terry).
     
    2. Alan Davies (1961-1992): Davies là cầu thủ nổi tiếng bắt đầu sự nghiệp tại M.U. Ông tự tử bằng khí CO trong xe ô tô.
     
    3. Gary Speed (1969-2011): Speed là cầu thủ và HLV nổi tiếng người Xứ Wales. Ông đã tự tử bằng cách treo cổ tại nhà riêng. 
     
    4. Carlos Jose Castilho (1927-1987): Castilho là thủ môn nổi tiếng của Fluminense, CLB ở Brazil. Ông từng tham dự 4 kỳ World Cup cùng ĐT Brazil. Năm 1987, ông nhảy lầu tự tử vì bệnh trầm cảm.
    Nguyên Phong • 18:34 ngày 10/11/2020

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay