Câu chuyện làm bóng đá trẻ của người Đức và bài học cho Việt Nam

Lý Nam
17:21 ngày 06-09-2015
Thất bại của bóng đá Việt Nam trước người Thái nói riêng và trong các giải đấu khu vực nói chung cho thấy rằng cách làm bóng đá trẻ hiện vẫn còn chưa được đầu tư đúng mức. Và về lĩnh vực này, chắc chắn không quốc gia nào giỏi hơn Đức, đất nước đã được ăn mừng chức vô địch thế giới cách đây 1 năm.
Câu chuyện làm bóng đá trẻ của người Đức và bài học cho Việt Nam
Không thể so sánh hai nền bóng đá Việt Nam và Đức, nhưng chí ít thì có những điều từ cơ bản ta nên học hỏi ở họ. Sau đây là câu chuyện về Dietricht Weise, một cựu HLV đội trẻ gắn liền với giai đoạn thay đổi mang tính bước ngoặt trong đường lối làm bóng đá của người Đức.

Sự khan hiếm tài năng từng là một vấn đề với bóng đá Đức, cũng giống như vô số những quốc gia khác. Nó được đổ cho nguyên nhân khách quan: “Ở Đức, có rất ít áp lực xã hội buộc bạn phải cải thiện cuộc sống bằng thể thao”, theo lời Michael Skibbe năm 2001. Weise không đồng tình với quan điểm đó: “Vô lý. Tôi tin rằng có đủ nhân tài ở Đức. Đơn giản là chúng ta chưa tìm được họ mà thôi. Những người chúng ta đã tìm ra đáng tiếc lại không dành đủ thời gian tập luyện với trái bóng”.

Cùng với trợ lý của mình, nhà khoa học thể thao Ulf Schott, Weise tới thăm các hiệp hội bóng đá khu vực, cũng như những LĐBĐ quốc gia láng giềng. Họ thậm chí còn nói chuyện với HLV của các bộ môn thể thao khác. Sau 9 tháng, điều họ rút ra là các tài năng trẻ địa phương bị thất thoát quá nhiều theo cách làm cũ. Schott nói: “Những hiệp hội địa phương hoặc không có đủ tài chính, hoặc không đủ nhân lực. Điều đó là bất công. Mọi đứa trẻ ở Đức cần phải có cơ hội như nhau. Chúng tôi cũng biết được rằng các đội bóng lớn không đầu tư đúng mức cho phát triển bóng đá trẻ”.

Weise cũng đã nêu ra phương án giải quyết, đó là thiết lập một mạng lưới học viện rộng khắp với những trung tâm đào tạo hiện đại ở mỗi địa phương. Nhưng LĐBĐ Đức lập tức khước từ do quá tốn kém.

Wolfgang Niersbach, chủ tịch LĐBĐ Đức bên cạnh Weise trong buổi lễ sinh nhật lần thứ 80 của ông 

Kỳ World Cup 1998 thảm họa, cụ thể là trận thua muối mặt trước Croatia ở tứ kết đã đẩy Berti Vogts khỏi băng ghế huấn luyện, và cũng thúc đẩy một quyết định táo bạo. Egidius Braun, chủ tịch DFB phê duyệt kế hoạch của Weise, chấp nhận chi ra 3,2 triệu mark Đức (khoảng hơn 1 triệu bảng Anh) để hình thành 121 trung tâm bóng đá địa phương, mỗi trung tâm đảm bảo đều đặn 1 lần 1 tuần, 2 giờ mỗi ngày luôn có HLV hướng dẫn kỹ thuật bóng đá riêng cho 4000 trẻ em từ 13 đến 17 tuổi. 

Chưa hết, khoảng 10.000 cậu bé dưới 12 tuổi cũng được các Hiệp hội bóng đá khu vực trực tiếp đào tạo. Tổng kinh phí cho hoạt động này là 5,2 triệu mark mỗi năm. “Kế hoạch của chúng tôi đã được ấp ủ một thời gian, giờ là lúc triển khai và phát huy nó”, phó chủ tịch DFB Franz Beckenbauer dõng dạc. 

Weise và Schott đã chạy đôn chạy đáo ngang dọc nước Đức suốt 1 năm trời để tìm kiếm những địa điểm thích hợp cho các trung tâm mới trong mạng lưới. Họ đã tới hàng trăm CLB, ở những địa phương hẻo lánh nhất có thể tưởng tượng ra. Weise đã phải lựa lời thuyết phục các bậc cha mẹ cho phép con mình theo học các trung tâm bóng đá, đồng thời chi tiền thuê các cựu cầu thủ làm HLV, thậm chí cung cấp cả trang thiết bị, tiền xăng xe cho các em đi học. “Bất cứ ai cũng có thể tới các trung tâm cách nhà trong phạm vi 25km. Đó là ý tưởng của chúng tôi”, Weise nói.

Kể từ mùa 2001/02, DFB chỉ thị cho 18 đội bóng của Bundesliga phải xây dựng các trung tâm bóng đá trẻ. Tiền bạc từng là vấn đề lớn: “Sẽ tốn bao nhiêu tiền? Có cần thiết hay không? Đó là những gì người ta lo ngại”, Schott kể lại. Nhưng rồi sau kì EURO 2000 đầy thất vọng, tất cả cũng nhận ra rằng cần phải có một cuộc cải cách, nhất là khi chỉ 6 năm sau Đức sẽ đăng cai World Cup. 

Đức thất bại liên tiếp ở 2 giải đấu lớn World Cup 1998 và EURO 2000

Những thay đổi được chính thức hóa vào tháng 10 năm 2000, khi DFL, tổ chức đại diện cho 36 CLB Bundesliga và 2. Bundesliga, được thành lập. Ban đầu, các đội 2. Bundesliga không ủng hộ kế hoạch xây dựng hệ thống học viện vì chi phí quá cao, nhưng rồi thì đâu cũng vào đấy. Việc duy trì hoạt động của học viện dần trở thành điều kiện bắt buộc để CLB tiếp tục được thi đấu chuyên nghiệp từ mùa 2002/03. Trong 2 năm đầu tiên, 36 đội bóng đã chi ra tổng số tiền lên đến 114 triệu euro (77,5 triệu bảng) chỉ để đầu tư vào các học viện.

Sau đó, tới lượt LĐBĐ Đức thay đổi. Các trung tâm huấn luyện trẻ em 11, 12 tuổi được mở ra ở 366 địa điểm, mỗi năm có ít nhất 600.000 tài năng nhí được phát hiện bởi 1.300 HLV của Liên đoàn. Chi phí hàng năm cho hoạt động này là 14 triệu euro. Theo Weise, “hơn kém có vài triệu thì lúc này cũng chẳng thành vấn đề nữa rồi. Đâm lao thì phải theo lao”.

Năm 2004, giải đấu Bundesliga U19 bao gồm 3 khu vực địa lý được manh nha. Lứa U17 cũng có giải đấu riêng kể từ năm 2007. “Người ta không nói nhiều về những chuyện này, nhưng tôi tin rằng các giải Bundesliga cho đội trẻ là một phần rất quan trọng”, Ralf Rangnick, cựu HLV đội trẻ Stuttgart và là một trong những nhân vật được kính trọng nhất nước Đức nhận xét. 

VIDEO: 5 cầu thủ xuất sắc nhất của bóng đá Đức


“Những giải đấu như thế giúp chúng ta dễ bề so sánh các tài năng trẻ, cũng như trực tiếp giúp họ tiến bộ. Nó cũng sẽ gián tiếp buộc các đội bóng phải đầu tư mạnh hơn để thuê các HLV đội trẻ”.

Cuối cùng là câu kết của Weise, ông lão năm nay đã 80 tuổi vẫn đang là CĐV trung thành của các giải đấu nghiệp dư tại địa phương mình sống: “Khi tôi chứng kiến đội bóng của Joachim Loew vô địch World Cup 2014, tôi nghĩ rằng: Ôi, trong chiến thắng này có một phần công sức nhỏ của mình, mình đã góp phần làm nên điều đó. 

Thứ bóng đá mà Đức chơi ngày hôm nay dựa trên nền tảng là những ý tưởng ngày xưa. Ít nhất 10 cầu thủ ĐTQG đã được tìm thấy theo cách ấy. Nghĩ về trường hợp Toni Kroos mà xem, cậu ấy đến từ một vùng quê nhỏ bé ở Mecklenburg-Vorpommern. Cậu ấy đã có thể không bao giờ được biết tới”.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x