Luật công bằng tài chính có… công bằng?

ĐỨC CHÂU
08:56 ngày 18-04-2020
Nhận thấy sự phát triển lệch lạc của bóng đá châu Âu, năm 2011, UEFA đã đưa ra Luật công bằng tài chính để kiểm soát tình hình. Nhưng rốt cuộc, chính công cụ này lại trở thành rào cản đối với sự... công bằng giữa các đội bóng.
Luật công bằng tài chính có… công bằng?

Trên lý thuyết, Luật công bằng tài chính (FFP) sinh ra để kiểm soát dòng tiền chảy vào bóng đá và sâu xa hơn là nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo giữa các đội bóng. Bởi theo logic cơ bản của FFP, các đội không được phép chi quá số tiền họ kiếm về và các nhà làm luật nói rằng, nó sẽ khiến những ông chủ tỷ phú không thể vung tiền vô tội vạ để giúp đội bóng của mình lên đời nhanh chóng, như trường hợp Chelsea dưới thời nhà tài phiệt Roman Abramovich.

FFP quy định, một CLB tại UEFA chỉ được phép lỗ tối đa 30 triệu euro trong một mùa giải trong vòng 3 mùa. Những đội vi phạm quy định này và những đội thâm hụt lên đến 100 triệu euro trong các vụ chuyển nhượng cầu thủ sẽ bị trừng phạt với các mức khác nhau, từ cảnh cáo, đến trừ điểm và thậm chí là loại khỏi các cúp châu Âu, như trường hợp mới nhất là Man City.

Thoạt nghe, có vẻ như FFP đang làm rất tốt việc tạo ra một sân chơi công bằng cho các đội bóng châu Âu. Nhưng thực tế lại đang chứng minh điều ngược lại. Những quy định nghiệt ngã của FFP hóa ra vẫn phục vụ, bảo vệ lợi ích của các ông lớn khi nó trực tiếp ngăn những đội bóng vừa và nhỏ vươn lên. Các đội bóng hạng trung không thể nhận những nguồn đầu tư lớn và mua sắm rầm rộ để vươn lên bởi điều này sẽ khiến họ vi phạm quy định chi tiêu của FFP. Vì thế, các đội bóng vừa và nhỏ phải từ chối rất nhiều hợp đồng tài trợ, hoặc chia nhỏ những nguồn tiền từ quảng cáo để đầu tư nhỏ giọt nhằm tránh vi phạm luật.

FFP không thể giúp những đội bóng nhỏ như Watford (áo sẫm) thu hẹp khoảng cách với Man City

“Rốt cuộc là FFP đã gián tiếp tạo ra sự thiếu công bằng trong việc đầu tư giữa các đội bóng”, ngay từ cách đây 5 năm, cựu chủ tịch Southampton, Nicola Cortese đã gióng lên hồi chuông cảnh báo như thế.

Trở lại với trường hợp của Man City, việc bị cấm dự các cúp châu Âu có thể là đòn đau giáng vào đội bóng này. Nhưng sẽ là nực cười nếu cho rằng, bởi thế mà những Norwich, Burnley hay Southampton có thể tranh thủ cơ hội để thu hẹp khoảng cách với Man xanh. Đơn giản là với lực lượng cực mạnh trong tay, Man City sẽ càng có điều kiện tập trung đua tranh ở đấu trường trong nước do không phải căng sức tham dự các cúp châu Âu. Những đội bóng nhỏ tại Premier League, vì thế, càng chẳng có cửa vươn lên cạnh tranh chỗ đứng với Man City.

Sự thua sút của Man City, nếu có so sánh, phải đặt trong tương quan với những đại gia như Liverpool, Chelsea hay Man United. Và như thế, FFP rốt cuộc cũng chỉ tạo ra những màn xáo trộn trong nội bộ các đại gia, để rồi công bằng vẫn là khái niệm tồn tại trên tên gọi của luật này mà thôi.

Càng phạt, càng mừng
Trước Man City còn có Milan cũng bị UEFA cấm tham dự cúp châu Âu vì vi phạm FFP. Nhưng đội bóng Italia không bận lòng vì án phạt này. Trái lại, theo báo chí xứ mỳ ống, Milan còn chủ động xin bị loại bởi họ cũng không muốn tham dự Europa League 2019/20. Đằng nào cũng bị phạt, Milan tranh thủ mua sắm thêm cầu thủ và dành sức cho kế hoạch săn vé dự Champions  League sau khi mãn hạn “treo giò” từ UEFA.

XEM THÊM

Gerrard bất ngờ không chọn cầu thủ Anh nào vào đội hình yêu thích

Balotelli gây sốc khi chọn đội hình xuất sắc nhất

Đội hình 5 người của CLB nào đắt nhất lịch sử?

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU

    Cơn khô hạn bàn thắng của Rasmus Hojlund đã được giải tỏa với pha lập công vào lưới Sheffield United. Nếu MU biết cách "chăm sóc" cho chân sút người Đan Mạch tốt hơn thời gian qua, có lẽ mọi chuyện đã khác.

  • Hà Đức Chinh: Tiền đạo U23 Việt Nam cũng cần phòng ngự trước Iraq U23 Việt Nam: Bắt đầu phòng ngự từ các tiền đạo

    U23 Iraq là một đối thủ mạnh, dù là 6 năm trước hay hiện tại, với U23 Việt Nam. Khi bước vào sân lúc bấy giờ, tôi nhận cả nhiệm vụ phòng ngự. Tôi nghĩ, những cầu thủ cùng vị trí trong đội hình U23 Việt Nam hiện tại cũng sẽ được thầy Tuấn giao trọng trách như thế.

  • Lê Nguyên Hoàng: Trung vệ hay nhất của U23 Việt Nam Trung vệ 19 tuổi, cao 1m76 đang gây sốt của U23 Việt Nam là ai?

    Dù mới 19 tuổi nhưng Lê Nguyên Hoàng đang được xem là trung vệ quan trọng bậc nhất trong đội hình của U23 Việt Nam ở VCK U23 châu Á 2024. Màn trình diễn ấn tượng của cầu thủ gốc Nghệ An được giới chuyên môn đánh giá cao, đưa ra những nhận xét “có cánh” đầy tích cực.

  • Góc nhìn: 50% tấm vé Olympic của HLV Hoàng Anh Tuấn 50% tấm vé tới Paris của HLV Hoàng Anh Tuấn

    Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã có 50% tấm vé tới Olympic Paris 2024. Phía trước là U23 Iraq đầy tham vọng nhưng U23 Việt Nam cũng đã sẵn sàng làm nên bất ngờ.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x