Nhìn từ Bayern và AC Milan: Có tiền là có tất?

Chiêu Văn
17:50 ngày 23-12-2013
Sự thống trị của Bayern Munich và sa sút của AC Milan cho thấy ngân sách chuyển nhượng có vai trò quyết định trong bóng đá ra sao?
Nhìn từ Bayern và AC Milan: Có tiền là có tất?
Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các danh hiệu lớn trong 5 năm qua đều thuộc về những đại gia chi tiêu lớn, với ngoại lệ duy nhất là 2 chức vô địch Bundesliga liên tiếp của Borussia Dortmund và Scudetto của AC Milan mùa 2010/11.

Bóng đá ngày nay do tiền bạc ngự trị, và tiền được sử dụng ra sao trên thị trường chuyển nhượng quyết định rất nhiều thành bại của CLB, ít nhất là ở thượng tầng. Bayern Munich nhận ra điều đó sau khi để thua trận chung kết Champions League trên sân nhà 19 tháng trước, rằng họ chỉ còn thiếu 2-3 hợp đồng bom tấn để ở trên đỉnh cao chót vót.

Vì thế, đội bóng Đức đã phá kỷ lục Bundesliga, chi ra 40 triệu euro đưa về Javi Martinez từ Athletic Bilbao để khắc phục điểm yếu lớn nhất của họ. Bayern sau đó vô địch Bundesliga, Cúp quốc gia Đức, Champions League, Siêu cúp châu Âu và thứ Bảy vừa rồi, Club World Cup 2013. Chính sách đầu tư lớn là điều cần thiết để giành các danh hiệu đáng kể. Thà trả 40 triệu euro cho một cầu thủ chất lượng và tăng cường đáng kể cho đội hình thay vì mua 4 người mỗi người 10 triệu euro, để rồi tất cả đều thất bại.


Javi Martinez


HLV Rafa Benitez đã làm điều đó ở Liverpool và là lý do tại sao ngoài chiến dịch Champions League 2005, chiến lược gia người TBN đã thất bại toàn diện ở Anfield. Số lượng là quan trọng bởi mỗi mùa giải đều rất dài và vất vả, có thể tới 60 trận. Đội hình phải đủ lớn để tranh tài tại nhiều mặt trận, xử lý các chấn thương và án treo giò.

Tuy nhiên, hầu hết các đội lớn ngày nay đều có đội hình đủ chiều sâu, khiến cho phương pháp của Bayern, khi được triển khai đúng đắn, thường đánh bại mô hình của Benitez, dù một số kẻ thách thức vẫn có thể thành công với phương án phân tán rủi ro. Arsenal hiện dẫn đầu Premier League sau khi có hợp đồng kỷ lục 50 triệu euro hồi mùa hè đưa về Mesut Oezil từ Real Madrid nhưng vẫn còn nhiều lo lắng về khả năng tiền đạo Olivier Giroud chấn thương hay một hậu vệ quan trọng sa sút phong độ.

Với HLV Arsene Wenger, Arsenal không bao giờ vung tay quá trán. Tổng tiền chi ra cho Marouane Fellaini khi anh chuyển tới Manchester United, bao gồm phí chuyển nhượng, tiền lương, tiền lót tay, phí môi giới, lương và tiền thưởng, vào khoảng 97 triệu euro. Với những gì tiền vệ người Bỉ đang thể hiện, đó có thể là vụ chuyển nhượng lãng phí nhất trong lịch sử.

Chi tiêu vô trách nhiệm sẽ rất tai hại cho CLB. Những nỗ lực bất chấp hậu quả của Leeds để chen chân vào tốp hàng đầu châu Âu vào cuối những năm 1990 đã đẩy đội bóng đến bờ vực phá sản và tới tận bây giờ vẫn không ngóc đầu lên được. Hiện giờ, trong khi luật công bằng tài chính của UEFA là nhằm giúp các CLB tránh tình trạng như thế, nhưng cho tới giờ luật đó đã không được triển khai một cách nghiêm túc trên thực tế.


Marouane Fellaini


Nếu các CLB không mua cầu thủ, đơn giản là do họ không có tiền, chứ không phải bởi lo ngại luật của UEFA. Milan đã cần tăng cường cho hàng thủ trong nhiều năm, nhưng trong năm 2013, họ đã chi hơn 2/3 ngân sách của mình vào các tiền đạo, khu vực mà họ vốn đã khá đông đúc. Có những tên tuổi lớn là sự khích lệ quan trọng về tinh thần và danh tiếng cho đội bóng, đó là khi Milan quyết định mua Mario Balotelli, nhưng nó sẽ phản tác dụng nếu CLB vốn không cần cầu thủ đó.

Real Madrid cũng nhận những chỉ trích tương tự khi họ bỏ ra khoản tiền kỷ lục 100 triệu euro cho Gareth Bale từ Tottenham trong mùa hè. Sự có mặt của Cristiano Ronaldo, Angel Di Maria, Isco và Oezil (khi đó vẫn chưa ra đi) có nghĩa là lẽ ra Madrid nên dành khoản đầu tư cho Bale để mua một tiền đạo đẳng cấp thế giới, chẳng hạn Luis Suarez.

Quyết định mua Bale còn bởi các động cơ thương mại. “Bale có giá mềm”, chủ tịch Real Florentino Perez giải thích, cho rằng họ có thể bù đắp khoản tiền mua anh qua việc bán áo đấu. “Việc mua Bale là điển hình với Madrid, đưa về cầu thủ xuất sắc nhất thế giới. Tất cả những người xuất chúng ở Madrid đều có giá rẻ”.

Các cân nhắc thương mại này có vai trò trung tâm trong những quyết định mua cầu thủ từ các CLB hàng đầu ngày nay. Khi Real Madrid mua David Beckham tháng 7/2003, tới tháng 11, doanh số bán áo đấu của anh đã là 78 triệu euro, dù không phải toàn bộ khoản tiền đó được chuyển cho Santiago Bernabeu. Thu nhập của Madrid cũng tăng 27%. Perugia xuất khẩu 25.000 áo đấu của Hidetoshi Nakata sang Nhật Bản chỉ vài tháng sau khi đưa về tiền vệ này vào năm 1998. Tuy nhiên, các khoản chi đó cũng chỉ có giá trị thương mại khi cầu thủ mang tới kết quả trên sân. Trong những năm của Beckham, Madrid chỉ giành 1 danh hiệu La Liga.


David Beckham

Một số đội khác mua cầu thủ đơn giản để làm đối thủ của họ yếu đi, chẳng hạn như Bayern Munich có chính sách “hút máu” rất rõ ràng ở Bundesliga, bao gồm Mario Goetze ở Dortmund, và sắp tới có thể là cả Robert Lewandowski. Milan nổi tiếng với việc đưa về hàng loạt ngôi sao và để họ ngồi dự bị vào giữa những năm 1990. Thế hệ Milan đó có thể được so sánh với lứa Bayern hiện giờ.

Nhưng một đội bóng không bao giờ được phép ngủ quên trên chiến thắng, dù chiến thắng có lớn đến đâu. Năm 2007, Milan vào trận chung kết Champions League thứ 3 trong 5 mùa và đã có chức vô địch châu Âu thứ 7 sau khi đánh bại Liverpool 2-1. Rossoneri đơn giản là đội bóng thống trị châu lục trong thập kỷ đó, nhưng thay vì tiếp tục xây dựng trên thành công, Silvio Berlusconi và Adriano Galliani quyết định giữ nguyên đội hình thành công của họ. Phần lớn thế hệ vàng của HLV Carlo Ancelotti đã ở độ tuổi 30 và điều đó khiến Milan bắt đầu sa sút. Dù giành Scudetto năm 2011, từ đó tới nay họ trắng tay và gây rất nhiều thất vọng.

Lên kế hoạch cho tương lai chắc chắn là rất quan trọng, dù cho đội hình hiện giờ có mạnh đến đâu. Sir Alex Ferguson được nhiều người coi là HLV vĩ đại nhất một thời, nhưng một điều khiến ông chưa trọn vẹn là sau khi giải nghệ, Sir Alex để lại cho người kế nhiệm David Moyes một đội hình Man United không đủ mạnh.

Trong khi đó, Jose Mourinho, HLV từng giành mọi danh hiệu có thể ở trình độ CLB tại BĐN, Anh, Ý và TBN, bị cáo buộc chỉ có tầm nhìn ngắn hạn trên thị trường chuyển nhượng, đưa về những ngôi sao đã nổi tiếng sẵn để chạy theo thành tích thay vì đào tạo trẻ. Điều này đã khiến tất cả những đội bóng ông dẫn dắt, ngoại trừ Real Madrid, phải xây dựng lại sau khi ông ra đi.


Mesut Oezil


Sự cân bằng giữa lực lượng hiện tại và tiềm năng tương lai có ý nghĩa rất quan trọng. Một số HLV và nhà điều hành đội bóng chuẩn bị quá nhiều cho tương lai mà quên mất hiện tại. Ví dụ hoàn hảo là Arsene Wenger, người đã không có danh hiệu nào ở Arsenal kể từ Cúp FA 2005. Wenger đã chi rất nhiều trong 8 năm qua chỉ để phát triển cầu thủ, một chiến lược không mang tới danh hiệu. Mùa hè vừa rồi, ngay lần đầu tiên chi tiêu lớn của ông, với Oezil từ Madrid, Arsenal đã vươn lên dẫn đầu Premier League.

Tất cả những điều đó cho thấy tiền bạc quan trọng ra sao trong bóng đá hiện đại. Những ngày mà các đội như Athletic Bilbao và Verona có thể vô địch TBN và Ý, hay các đội từ Romania, Nam Tư hay Hà Lan có thể vô địch Cúp C1 với những tài năng tự đào tạo đã là quá khứ xa vời.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
33
+51
74
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x