Bóng Đá Plus trên MXH

Phạm Văn Quyến: Khi cuộc đời cho ta được làm lại
10:45 ngày 29/04/2020
Người ta có thể tặc lưỡi, xuýt xoa cho một bi kịch đời cầu thủ của Văn Quyến. Nhưng người ta cũng có thể nở nụ cười hy vọng khi nghĩ đến nghiệp làm thầy xán lạn của anh. 

    Tôi không thể thoát khỏi một sự so sánh, giữa cuộc đời của cựu cầu thủ Phạm Văn Quyến với nhân vật Núi trong tiểu thuyết Sóng ở đáy sông của nhà văn Lê Lựu. Giống như Núi, Quyến còn trẻ là một người đầy tài năng, hoài bão và có nhiều mộng mơ. Nhưng cũng giống như Núi, nếu như Quyến có được sự quan tâm, chở che và dẫn lối của bố thì có lẽ, cuộc đời của anh không đi nhầm đường lạc lối để rồi vương vào vòng tù tội. Đó là một bi kịch.

    Cú sốc ở Bacolod cách đây 15 năm khiến Quyến mất rất nhiều, từ tiền bạc, danh vọng tới niềm tin. Nhưng có một thứ mà ngồi trong nhà giam với 4 bức tường co hẹp chỉ khoảng 10 mét vuông, “số 10” của Việt Nam từng tung hoành cả trăm mét vuông sân cỏ phải ân hận đến rơi nước mắt. Đó là không thể nhìn mặt ông - người hiện diện trong tuổi thơ không được trọn tình cha, nghĩa mẹ của anh - lần cuối, trước khi ông qua đời. Quyến nợ ông một lời xin lỗi. 

    Bi kịch của Quyến cũng có nét tương đồng với bi kịch của Núi trong Sóng ở đáy sông. Tuổi trẻ với họ là những đớn đau, ân hận và nghiệt ngã. Họ có lúc bị dồn vào thế đường cùng, không có cơ hội để ngẩng mặt với đời, chẳng có hy vọng để tìm một lối thoát cho bản thân. 

    Văn Quyến hạnh phúc bên gia đình của mình

    Nhưng nhà văn Lê Lựu không để Núi rơi vào thảm kịch. Gia đình trở thành điểm tựa để anh tìm thấy ánh sáng của niềm tin. Núi được làm lại cuộc đời. Không ai biết anh làm lại thế nào. Lê Lựu chỉ để ngỏ những hình ảnh ở cái kết tiểu thuyết của ông. Đó là một cái nắm tay với Ý - người anh cùng cha khác mẹ, bên cạnh mộ của cha anh, người từng đẩy Núi vào bi kịch. Đó là một xưởng mộc, nơi anh tìm thấy một nghề nghiệp đúng nghĩa, thay vì phải đi ăn cắp để nuôi con qua ngày. 

    Quyến cũng thế. Cuộc đời của anh không phải chỉ hiện diện những nỗi đau, từ hoàn cảnh gia đình cho đến sự nghiệp sân cỏ dang dở. Chia tay bóng đá, Quyến ẩn mình hơn. Anh dành thời gian nhiều hơn cho vợ và các con mình. Giống như Núi, Quyến tìm được điểm tựa, tìm được giá trị của cuộc sống giản dị mà ý nghĩa. Bóng đá cũng không đến nỗi bạc với Quyến. Anh tìm được thành công trong vai trò trợ lý hay huấn luyện viên các đội trẻ tại Nghệ An. Nhìn Quyến dùng tâm huyết để dẫn dắt thế hệ trẻ của Nghệ An, nhìn Quyến luôn khuyên các cầu thủ trẻ đừng bao giờ mắc phải sai lầm như mình thì người ta có quyền để hy vọng, nơi một cầu thủ từng khiến họ đi từ vỡ òa đến đớn đau. 

    Tuổi 36, Quyến có gia đình, có sự nghiệp. Quyến cười hạnh phúc. Vì cuộc đời mang đến cho anh một chương khác, trầm lặng hơn nhưng hạnh phúc hơn. 

    Văn Quyến và những tuyệt phẩm một thời

     

    XEM THÊM

    Văn Quyến, Thanh Bình... và những cầu thủ "sớm nở chóng tàn" của bóng đá Việt

    Trận đấu để đời của Văn Quyến trong màu áo ĐT Việt Nam

    Văn Quyến giải nghệ: Khi ngôi sao “showbiz” hết thời

    Trí Công • 10:45 ngày 29/04/2020

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay