Những thảm họa tồi tệ nhất lịch sử bóng đá

HÀ BÌNH
09:42 ngày 03-10-2022
Hơn 120 người đã thiệt mạng sau vụ giẫm đạp kinh hoàng tại Indonesia. Đây chỉ là một trong những thảm họa tồi tệ xảy đến tại các sân vận động trong lịch sử bóng đá.
Những thảm họa tồi tệ nhất lịch sử bóng đá

Tháng 10/2022 

Trong trận Arema FC và Persebaya Surabaya, khi các fan tràn xuống sân vì đội nhà thua trận, lực lượng an ninh đã phản ứng bằng hơi cay. Điều này khiến đám đông hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau. Kết cục là đã có hơn 120 người chết. Đây là thảm họa lớn nhất trong lịch sử bóng đá châu Á.

Tháng 1/2022, Cameroon

Một thảm kịch đã diễn ra ở trận đấu giữa Cameroon và Comoros ở vòng 1/8 tại CAN 2022. Ít nhất 8 người chết và 38 người bị thương từ vụ giẫm đạp tại sân vận động Yaounde Olembe của đội chủ nhà Cameroon. Một trong những nguyên nhân chính là bởi đám đông fan cuồng đã phá cổng sân vận động và giẫm đạp lên nhau. Mặc dù lực lượng bảo vệ đã triển khai một số biện pháp song cuối cùng đành chịu bất lực. 

Tháng 2/2012, Ai Cập

Bạo loạn đã bùng phát khi kết thúc trận đấu giữa hai đối thủ Al-Masry và Al-Ahly ở thành phố Port Said. Theo ghi nhận, cổ động viên của hai đội tấn công nhau sau khi đội chủ nhà Al-Masry thắng đội khách Al-Ahly với tỉ số 3-1. Cổ động viên hai đội đã tràn xuống sân, dùng đá và ghế ngồi lao vào đánh nhau. Hậu quả từ màn loạn đả kinh hoàng là ít nhất 73 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương, và giải VĐQG Ai Cập bị hủy bỏ trong hai năm.

Tháng 3/2009, Bờ Biển Ngà

Ít nhất 19 người thiệt mạng và 130 người khác bị thương vì giẫm đạp tại sân vận động Felix Houphouet-Boigny ở Bờ Biển Ngà, trong khi xem trận đấu giữa đội chủ nhà Bờ Biển Ngà và Malawi tại vòng loại World Cup 2010. Khoảng 36.000 người đã có mặt tại sân vận động Felix Houphouet-Boigny khi đó. Cảnh sát đã phải bắn hơi cay để kiểm soát tình hình nhưng bất thành khi hàng nghìn người cố gắng chen lấn vào trong, dẫn tới thảm họa tồi tệ

Tháng 5/2001, Ghana

Khoảng 126 người đã thiệt mạng trong t vụ giẫm đạp tại sân vận động Accra trong trận đấu bóng đá giữa đội Hearts of Oak và Asante Kotoko. Đây được coi là thảm kịch tồi tệ nhất dính tới bóng đá ở châu Phi. Khi chỉ còn 5 phút là kết thúc trận đấu, các cổ động viên đội Asante Kotoko bắt đầu giật ghế khỏi khán đài và ném xuống đường piste. Cảnh sát đáp trả bằng cách bắn hơi cay và đạn cao su nhằm giải tán đám đông. Điều này gián tiếp dẫn tới màn giày xéo lên nhau trong hoảng loạn để tự cứu thân của hàng chục nghìn fan.

Thảm họa 1985 tại Anh vẫn ám ảnh đến tận bây giờ

Tháng 4/2001, Nam Phi

Ít nhất 43 người đã bị đè chết khi những người hâm mộ cố gắng chen lấn để xem trận đấu giữa 2 đội bóng Kaizer Chiefs và Orlando Pirates trên sân Ellis Park tại Johannesburg, Nam Phi. Trước đó, cảnh sát đã xịt hơi cay vào đám đông với hy vọng giải tán xong bất thành. 

Tháng 10/1996, Guatemala

Có tới 82 người chết và ít nhất 147 người bị thương từ màn giẫm đạp trên sân Mateo Flores tại trận đấu vòng loại World Cup 1998 giữa Guatemala và Costa Rica. Hàng chục ngàn vé đã bị làm giả khiến lượng người đổ dồn về tăng đột biến khiến ban tổ chức không thể kiểm soát. Hậu quả là đã xảy ra màn giẫm đạp.

Tháng 5/1992, Pháp

Một khán đài tại sân vận động Furiani của Bastia đã bất ngờ đổ sập trước trận bán kết Cúp quốc gia Pháp với Marseille. Hậu quả từ vụ sập khán đài khiến 18 người thiệt mạng và hơn 2.300 người bị thương./2021, Quốc hội Pháp đã thông qua luật cấm các trận đấu chuyên nghiệp diễn ra tại nước này vào ngày 5/5 để tưởng nhớ các nạn nhân.

Tháng 1/1991, Nam Phi

42 người đã chết trong vụ giẫm đạp trong một trận đấu tại sân vận động Oppenheimer ở thị trấn Orkney giữa Kaizer Chiefs và Orlando Pirates. Nguyên nhân chính dẫn tới thảm họa là đám đông cổ động viên hoảng loạn tìm cách tháo chạy khỏi những cuộc ẩu đả trên khán đài.

Tháng 4/1989, Anh

Hàng nghìn cổ động viên đã tràn vào sân vận động Hillsborough xem trận bán kết FA Cup giữa Liverpool và Nottingham Forest. Nhiều người bị mắc kẹt rồi giẫm đạp lên nhau trên khán đài, làm 96 người thiệt mạng. Việc cảnh sát cho phép hơn 5.000 cổ động viên vào sân, bất chấp các khán đài đã kín người, được cho là nguyên nhân chính dẫn tới vụ việc kinh hoàng này.

Tháng 3/1988, Nepal

Thảm họa sân vận động Dasharath xảy ra vào ngày 12 tháng 3/1988 ở Kathmandu, Nepal trong trận đấu giữa hai đội: Janakpur Cigarette Factory Ltd và quân đội giải phóng Bangladesh. 93 người đã thiệt mạng và 100 người khác bị thương khi cố gắng chạy trốn khỏi trận mưa đá trong khi các lối ra trên sân Dasharath bị khóa lại.

Tháng 5/1985, Bỉ

39 người đã chết và hơn 600 người bị thương trong vụ bạo loạn của fan trước trận chung kết Cúp C1 châu Âu giữa Juventus và Liverpool tại sân vận động Heysel ở Brussels. Đây là một trong những thảm họa tồi tệ nhất của bóng đá châu Âu.

Tháng 5/1985, Anh

Ít nhất 56 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương khi lửa bùng lên trên khán đài tại sân vận động Valley Parade ở Bradford trong trận đấu hạng ba với Lincoln City. Cuộc điều tra tiếp đó cho thấy, rác tích tụ bên dưới khán đài gây ra đám cháy. Nhiều khả năng ngọn lửa đã bùng lên bởi một điếu thuốc lá.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Brighton vs Man City: Không Haaland, Alvarez giải khát Brighton vs Man City: Không Haaland, Alvarez giải khát

    Với việc Erling Haaland dính chấn thương, Julian Alvarez có cơ hội trở lại đội hình xuất phát của Man City ở trận gặp Brighton đêm nay (25/4). Đó là cơ hội mà chân sút người Argentina không thể bỏ lỡ.

  • Javier Tebas chê công nghệ Goal-line Chủ tịch La Liga chê công nghệ Goal-line

    Chủ tịch Javier Tebas tuyên bố, La Liga không cần sử dụng công nghệ Goal-line và cho rằng nó vừa đắt vừa không hoàn hảo. Điều này nảy sinh khi trong một vài ngày qua ở Tây Ban Nha, người ta đã nói về sự cần thiết phải triển khai công nghệ Goal-line ở La Liga. 

  • Một đêm thác loạn kinh hoàng của  Cristiano Ronaldo Một đêm thác loạn kinh hoàng của Ronaldo

    Thời còn trẻ, Cristiano Ronaldo thường tổ chức các đêm thác loạn tại biệt thự riêng, khi thì một mình, khi cùng với những đồng đội đồng hương như Nani, Anderson. Tiền bạc xông xênh khiến anh ta trở thành thượng đế VIP của đám gái mại dâm với giá 150 bảng/giờ.

  •  CĐV sexy ‘yểm bùa’ Arteta nhưng Chelsea vẫn thua CĐV sexy ‘yểm bùa’ Arteta nhưng Chelsea vẫn thua

    Nữ CĐV sexy của Chelsea Astrid Wett đã thất bại khi “yểm bùa” HLV Arteta và CLB Arsenal trước derby London ở trận đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x