Góc chiến thuật: Phòng ngự-phản công là lẽ sống ở Ngoại hạng Anh 2015/16

Minh Đức Minh Đức
13:43 ngày 08-10-2015
Phòng ngự phản công không phải là một chiến thuật quá mới mẻ ở giải Ngoại hạng Anh. Tuy nhiên ở mùa giải năm nay, sự cần kíp về tốc độ trong lối chơi đang khiến phong cách này đang được nâng lên một tầm cao mới.
Góc chiến thuật: Phòng ngự-phản công là lẽ sống ở Ngoại hạng Anh 2015/16

ĐỀ CAO YẾU TỐ CON NGƯỜI

Sự vươn lên của West Ham, Leicester và Crystal Palace ở mùa này thực sự rất thu hút. Là những đội bóng trung bình ở giải Ngoại hạng, cả 3 đội bóng này đều sở hữu lối chơi phòng ngự phản công đặc sệt, nhất là mỗi khi đối đầu với những “ông lớn”. Đội ngũ mà những đội bóng này đang có trong tay là lí do lớn khiến họ phải chơi, và nên chơi theo phong cách phòng ngự phản công. Có thể dễ dàng nhận ra những cái tên có khả năng chơi phản công cực hay ở 3 đội bóng trên: tiền đạo Diafra Sakho (West Ham), tiền vệ Riyad Mahrez (Leicester) và tiền vệ Yannick Bolasie (Palace).

Để có thể thực sự triển khai lối chơi này, các đội bóng nhất thiết phải có những cầu thủ có cùng một suy nghĩ và cùng một xu hướng chơi bóng. Những cầu thủ ưa tấn công và thích thể hiện sẽ không thể hợp với phong cách này, khi họ sẽ luôn có thiên hướng lao lên phía trên để giành bóng và nhắm khung thành đối phương thẳng tiến. Một đội bóng chỉ cần có 2-3 cá nhân như vậy, là đã không thể chơi phòng ngự phản công. Sự kiên nhẫn cùng khả năng tập trung cao độ là những yếu tố cấu thành không thể bỏ qua khi thiết lập một thế trận phòng ngự phản công đủ sắc bén và hiệu quả.

Mahrez (áo xanh) đang là một hiện tượng tại Premier League

Những gì West Ham thể hiện trong các chiến thắng trước Arsenal (2-0), Liverpool (3-0) và Man City (2-1) ở mùa giải năm nay cho thấy rất rõ điều này. Hàng thủ của họ được bố trí vô cùng kín kẽ và khoa học. Họ không cần sở hữu bóng nhiều, chỉ lần lượt 38%, 37% và 29% trong các trận đấu nói trên, nhưng lại thực sự hiện quả trong những pha phản công nhanh. Thể lực cũng là một yếu tố rất quan trọng. Từ đầu mùa, Leicester đã có 4 lần không thua khi bị dẫn trước, bởi các cầu thủ của họ sở hữu nền tảng thể lực cực sung mãn, có thể duy trì nhịp độ trận đấu khi đối thủ đã thấm mệt.

KHÁCH NGÀY CÀNG LẤN CHỦ

Những chiến tích ấn tượng của West Ham, Leicester và Crystal Palace ở mùa này phần lớn được tạo nên trên sân khách. Sau 4 lần làm khách từ đầu mùa, West Ham thắng 3 hòa 1, Leicester thắng 2 hòa 2, và Crystal Palace thắng 3 thua 1. Điều này khiến người ta phải tò mò về thành tích sân khách của các đội bóng tại giải ở mùa giải năm nay. Lối chơi phòng ngự phản công chắc chắn sẽ được áp dụng trong những trường hợp này, bởi không một đội bóng đến làm khách nào lại có ý định chơi đôi công một cách sòng phẳng và vô tư với đội chủ nhà, đặc biệt là trước những đội bóng lớn.

Thống kê cho thấy, tính từ đầu mùa, các đội khách có tỉ lệ chiến thắng (37%) nhiều hơn ở 9 mùa gần nhất (28%, từ mùa 2005/06 đến mùa 2014/15). Đối với chiến thắng dành cho những đội chủ nhà, con số này là 34% so với 47%. Sau 70 trận đã đá tại giải Ngoại hạng mùa này, đã có 26 chiến thắng cho các đội khách, và 24 chiến thắng cho các đội chủ nhà. Sự tiến bộ của các đội khách ở mùa này lại càng được thể hiện rõ hơn, khi biết rằng kết quả từ các loạt trận tương tự ở mùa giải năm ngoái cho thấy các đội chủ nhà thắng tới 47%, trong con khi con số đó với các đội khách là 27%.

Đội hình phòng ngự của West Ham trong các trận đấu với Arsenal, Liverpool và Man City

KHÔNG PHẢI AI CŨNG HỢP

Những đội bóng nhỏ sẽ hợp chơi phòng ngự phản công hơn các đội bóng lớn, bởi một lẽ đơn giản: những đội bóng lớn, với những cầu thủ tốt hơn, điều kiện ăn tập tốt hơn, cần phải trình diễn một lối chơi đẹp mắt, hơn là “dựng xe bus” bên phần sân nhà rồi chờ đợi tung ra những đường phản công theo kiểu “cắn trộm”. Các CĐV của West Ham, Leicester và Palace không quan tâm mấy đến một sự thật rằng các đội bóng của họ đều đang xếp ở những vị trí chót chét trong danh sách về số đường chuyền mỗi trận, tỉ lệ chuyền bóng chính xác hay tỉ lệ kiểm soát bóng trung bình ở giải.

Điều những “nhược tiểu” cần ở đây không phải là một lối chơi đẹp, tấn công áp đảo hay kiểm soát bóng liên tục, mà là hiệu quả trong từng đường lên bóng. Vì điều đó, họ sẵn sàng hy sinh nhiều thứ. Nhưng điều tương tự gần như không thể được chấp nhận ở những đội bóng có truyền thống chơi tấn công đẹp mắt như Arsenal, Liverpool hay M.U. Trên sân nhà của họ, điều này còn cấm kị hơn nữa. Nó đúng với mọi đội bóng lớn trên toàn cõi châu Âu, trừ khi họ phải đối đầu với những đội bóng siêu cường, có lối chơi biến ảo như Barcelona, Real Madrid hay Bayern Munich.

Thông số và xếp hạng (trong ngoặc) của Palace, Leicester và West Ham từ đầu mùa


(Passes per game: số đường chuyền trung bình mỗi trận, Passing accuracy: tỉ lệ đường chuyền chính xác, Average possession: tỉ lệ kiểm soát bóng)

(Goals: số bàn thắng, Shots: số cú sút, Shots per goal: số cú sút trung bình để có bàn thắng)
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
<

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x