Khám phá bóng ma ảo giác của VAR

Vũ Qua
17:40 ngày 13-11-2019
Tại sao những hình ảnh VAR mà chúng ta nhìn thấy không phải là những gì thực sự xảy ra? Có phải đó chính là bóng ma ảo ảnh mà công nghệ video hỗ trợ trọng tài này tạo ra, trái ngược với tôn chỉ: cung cấp những hình ảnh chính xác, rõ nét cho trọng tài hay không?

Nếu bạn là fan của Sheffield United, có lẽ mấy ngày qua cũng bị sẽ cuốn vào những cuộc cãi vã, tranh luận, phân tích trên mạng xã hội về những tấm ảnh của VAR trong trận đối đầu với Tottenham cuối tuần qua.

Bàn thắng đầu tiên của Sheffield bị VAR loại vì lỗi việt vị nhưng điều gì đã xảy ra khi pha chiếu lại lại khiến NHM dấy lên mối nghi ngờ về độ chính xác của VAR bởi nó cho thấy điều ngược lại.

Đường màu đỏ (hình dưới) xuất hiện trên khung hình tĩnh nhằm biểu thị mũi chân John Lundstram, phần nhô cao nhất trên cơ thể anh ta. Còn đường màu xanh tượng trưng cho phần nhô ra của đầu gối trái Eric Dier, hậu vệ đứng sâu nhất của Tottenham. Do đó, hai đường màu này cho thấy lý do Lundstram bị đánh giá là việt vị nhẹ; tuy nhiên, đầu của Dier lại dính vào vạch đỏ.

Điều này có thể khiến người ta nghĩ rằng đội VAR đã hiểu sai và quyết định sai khi chỉ xác định đầu gối chứ không phải đầu của Dier là phần cơ thể có liên quan đến tình huống việt vị. Mặc dù vậy, đó vẫn chưa phải vấn đề. Hãy nhìn vào góc máy ảnh được sử dụng cho một viễn cảnh sai.

Góc máy ảnh chụp nên tấm ảnh trên không thẳng hàng với Dier và Lundstram, vì vậy góc nhìn không chính xác. Nếu nhìn thẳng, rõ ràng Lundstram đã ở phía trước Dier. Như hình ảnh dưới đây cho thấy, đầu gối Dier trên thực tế còn ở phía trước đầu của anh ta.

Việc giới thiệu VAR tại Premier League rõ ràng có vấn đề và và một số khâu bị hiểu sai do thiếu kiến thức về việc dừng trận đấu và quy trình xử lý của nó. Ưu điểm của việc dành 3 phút và 47 giây để phân tích vị trí đặt chân của cầu thủ tạo ra một đường chuyền dẫn đến bàn thắng xứng đáng được tranh cãi.

Nhưng bài báo này không nhằm mục đích bảo vệ tính sai lầm của quyết định mà chỉ cố gắng giải thích tại sao lại có những hình ảnh gây hiểu nhầm và tranh cãi trên màn hình TV như ở tình huống Lundstram bị gán lỗi việt vị này.

Trong hình ảnh được phát đi khắp thế giới, có vẻ như đường màu đỏ đã dính vào Dier, nhưng cần phải nhắc lại rằng, đội ngũ phòng VAR đang sử dụng màn hình HD và đường kẻ họ sử dụng chỉ có độ dày 1 pixel. Trước khi nhấp vào nút “Xác Nhận”, họ đã xác định chính xác vị trí của cả hai điểm cho cầu thủ tấn công và cầu thủ phòng ngự.

Các đường màu xanh và đỏ có độ dày hơn nhiều pixel được xuất hiện để cho khán giả dễ nhìn thấy. Tại sao lại dày hơn, là bởi vì đội VAR muốn người xem nhìn thấy rõ ràng hơn cái đường dày 1 pixel kia. Và họ không thể đưa ra hình ảnh 3D, thứ sẽ làm sáng tỏ mọi chuyện.

Các chuyên gia điều hành máy ảnh đã được gửi đến mọi sân vận động để vẽ bản đồ về các kích thước của sân từ vô số góc độ, do đó tạo ra một mô hình cho mỗi sân, sau đó được tải vào màn hình VAR vào ngày trận đấu diễn ra trên sân đấu đó.

BTC Premier League quyết định rằng, tất cả các camera dùng để thu phát trong sân đều thuộc quyền sử dụng của đội VAR. Có nghĩa là, công nghệ “căn chỉnh đầu ruồi” như đầu ruồi trong ống ngắm của súng bắn tỉa - sẽ được áp dụng để hiển thị đường việt vị và điểm xa nhất của phần cơ thể cầu thủ (cả tấn công lẫn phòng ngự) dính líu đến pha bóng đó.

Công nghệ này sẽ giúp đảm bảo xác định được vị trí chính xác ngay cả khi không có góc máy quay song song khả dụng. Đó chính là đường chấm chấm được kéo xuống phần cơ thể nhô xa nhất, ví dụ, như ở tấm ảnh trên thì đường chấm chấm được kéo từ vùng đầu gối của Dier.

Đường này được xác định từ một góc máy của một máy quay đặt bên phải và nhờ công nghệ “căn chỉnh đầu ruồi” chạy trên máy quay đó rồi tự động tính toán lại trên tất cả các camera khác. Tất cả những điều phức tạp này đều có sẵn để xem bất cứ khi nào có yêu cầu. Nhưng nó lại là mấu chốt của sự nhầm lẫn.

Bởi vì, một mặt BTC Premier League luôn cho rằng việc áp dụng VAR khiến cho giải đấu hay hơn, minh bạch hơn, nhưng việc những hình ảnh thực tế trong phòng VAR khác với hình ảnh được chiếu công khai gây nên những hiểu nhầm khiến công nghệ này trở thành chén rượu đắng.

Premier League là một trong số ít giải đấu lựa chọn sử dụng hiển thị VAR công khai trên màn hình để khán giả trên sân hay ngồi trước màn hình TV thấy được chu trình đi đến kết luận một tình huống dùng VAR nào đó. Và họ là giải bóng đá lớn duy nhất cho chiếu pha quay chậm sau khi quyết định bị lật ngược.

Chỉ có điều, Premier League đã “bán” cho khán giả một hình ảnh dường như mâu thuẫn hoàn toàn với quyết định cuối cùng của VAR và trọng tài. Điều này khiến những cuộc tranh luận về đúng sai “ào ào như sôi” kể cả khi trận đấu đã kết thúc được mấy ngày.

Qua đó có thể hiểu được rằng, Premier League không có kế hoạch thay đổi việc sử dụng các đường màu đỏ và màu xanh. Có lẽ, sau khi các chuyên viên VAR ở Stockley Park lên tiếng giải thích, NHM sẽ hiểu cơ chế vận hành của VAR, và tại sao hình ảnh gây hiểu nhầm bởi giao thức IFAB kể trên.

Hoặc họ sẽ cần lắp đặt những màn hình HD siêu to để không phải tăng pixel cho độ dày của đường kẻ màu.

Liệu đây có phải là một mùa giải đầu tiên và duy nhất mà Premier League sử dụng VAR? Đó là một bước nhảy vọt mà Premier League đã cam kết, nhưng những vấn đề rắc rối liên quan tới VAR sẽ chỉ là cơn sốt vỡ da hay là dấu hiệu bạo bệnh thì cần thời gian để kiểm chứng.

Nguồn The Athletic
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU

    Cơn khô hạn bàn thắng của Rasmus Hojlund đã được giải tỏa với pha lập công vào lưới Sheffield United. Nếu MU biết cách "chăm sóc" cho chân sút người Đan Mạch tốt hơn thời gian qua, có lẽ mọi chuyện đã khác.

  • Hà Đức Chinh: Tiền đạo U23 Việt Nam cũng cần phòng ngự trước Iraq U23 Việt Nam: Bắt đầu phòng ngự từ các tiền đạo

    U23 Iraq là một đối thủ mạnh, dù là 6 năm trước hay hiện tại, với U23 Việt Nam. Khi bước vào sân lúc bấy giờ, tôi nhận cả nhiệm vụ phòng ngự. Tôi nghĩ, những cầu thủ cùng vị trí trong đội hình U23 Việt Nam hiện tại cũng sẽ được thầy Tuấn giao trọng trách như thế.

  • Lê Nguyên Hoàng: Trung vệ hay nhất của U23 Việt Nam Trung vệ 19 tuổi, cao 1m76 đang gây sốt của U23 Việt Nam là ai?

    Dù mới 19 tuổi nhưng Lê Nguyên Hoàng đang được xem là trung vệ quan trọng bậc nhất trong đội hình của U23 Việt Nam ở VCK U23 châu Á 2024. Màn trình diễn ấn tượng của cầu thủ gốc Nghệ An được giới chuyên môn đánh giá cao, đưa ra những nhận xét “có cánh” đầy tích cực.

  • Góc nhìn: 50% tấm vé Olympic của HLV Hoàng Anh Tuấn 50% tấm vé tới Paris của HLV Hoàng Anh Tuấn

    Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã có 50% tấm vé tới Olympic Paris 2024. Phía trước là U23 Iraq đầy tham vọng nhưng U23 Việt Nam cũng đã sẵn sàng làm nên bất ngờ.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x