Luật thay người ra đời và thay đổi thế nào?

ĐIỆP ANH
11:40 ngày 25-09-2020
Ngày nay, quyền thay người đã thành một phần quá hiển nhiên và tất yếu của mỗi trận bóng đá rồi. Nhưng trước đây, luật thay người đã phải trải qua quá trình thai nghén rất cực nhọc và quá trình thay đổi đầy khó khăn và tốn bao thời gian.
Luật thay người ra đời và thay đổi thế nào?

Cột mốc lịch sử

Cách đây 55 năm, vào ngày 5/9/1965, bóng đá thế giới ghi nhận cột mốc lịch sử. Người đi vào lịch sử là thủ thành Giuseppe Moschioni của đội bóng tại Italia, Foggia. Moschioni trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử được thay bởi một cầu thủ khác theo luật thay người chính thức.

Cột mốc lịch sử ấy diễn ra trong trận đấu giữa Foggio và Juventus. Phút 61, Moschioni bị chấn thương sau tình huống va chạm với Bianconero Traspedini và không thể tiếp tục thi đấu được nữa. Moschioni được thay bởi thủ môn dự bị Gastone Ballarini.

Trước sự kiện ấy, việc thay người trong bóng đá chưa được luật chính thức cho phép. Nên mới có chuyện trận chung kết Cúp C1 châu Âu mùa 1964/65 giữa Inter và Benfica, phía Benfica đã phải thi đấu phần lớn hiệp 2 trong trận đấu chỉ với 10 người sau khi thủ thành Costa Pereira bị chấn thương ở phút 58. Pereira phải rời sân nhưng Benfica lại không được phép thay người. Trung vệ Germano phải đứng vào cầu môn làm thủ thành bất đắc dĩ. Benfica thiệt đơn thiệt kép: vừa phải thi đấu với 10 người trong hơn nửa tiếng còn lại của trận đấu, vừa phải lấy trung vệ vá vào vị trí thủ môn. Benfica cuối cùng để thua Inter 0-1.

Moschioni là cầu thủ đầu tiên được thayra theo luật chính thức

Những bất cập ấy khiến những nhà làm luật bóng đá phải xem xét việc cho phép các đội thay người. Việc thay người cần phải được luật hóa.
Thực ra lịch sử đã ghi nhận một số trường hợp các đội thay người trước đó. Nhưng chuyện thay người được thực hiện với sự thỏa thuận giữa 2 HLV của 2 đội chứ không phải “theo luật mà làm”. Ví dụ, chuyện thay người được thực hiện trong trận Palestine gặp Lebanon vào năm 1940, trận Đức gặp Saarland ở vòng loại World Cup 1954 vào ngày 11/10/1953,…

Phải đến Hè 1965, người ta mới bắt đầu đề ra quy định chính thức cho phép thay người trong bóng đá. Tuy nhiên, quy định giữa các quốc gia không đồng nhất. Tại Italia, chỉ được phép thay thủ môn. Ở Anh, có thể thay cầu thủ bất kỳ miễn là trong trường hợp cầu thủ ấy bị chấn thương và không thể tiếp tục thi đấu. Trọng tài sẽ là người quyết định xem cầu thủ chấn thương có thực sự bị chấn thương tới mức phải thay ra hay không.

1, 2, 2+1, 3, 4 & 5

Thời gian đấu, mỗi đội chỉ được thực hiện tối đa duy nhất 1 quyền thay người trong mỗi trận. Việc xác định chính xác cầu thủ chấn thương xin thay người có thực sự bị chấn thương nghiêm trọng hay chỉ giả vờ đau không đơn giản chút nào. Nên ban đầu LĐBĐ Italia mới phải quy định các đội chỉ được phép thay thủ môn. Ít ra thì nếu có “ăn gian” giả chấn thương để thay thủ môn thì cũng ít tác động tới chiến thuật hơn là việc thay tiền đạo, tiền vệ hay hậu vệ.

World Cup 1966, Italia bất ngờ bị CHDCND Triều Tiên loại đầy tức tưởi. Phút 35, tiền vệ Bulgarelli bị chấn thương, phải rời sân nhưng Italia không được phép thay người. Dù tới năm 1970, quyền thay người mới được cho phép ở các trận đấu World Cup, người Italia đã thấy bất cập từ việc “chỉ cho phép thay thủ môn”. Đầu mùa 1968/69, họ bắt đầu cho phép mỗi đội có 2 cầu thủ ngồi dự bị: một thủ môn và một cầu thủ ở các vị trí khác. Tuy nhiên, mỗi trận mỗi đội chỉ được chọn thay một trong 2 cầu thủ dự bị mà thôi.

 Mùa trước, do Covid-19, các đội có thể thay tới 5 người mỗi trận

Luật thay người tiếp tục thay đổi vào năm 1981. Mỗi đội được phép có 5 cầu thủ dự bị (trong đó có một thủ môn). Và mỗi trận, mỗi đội được phép thay tối đa 2 người.

Năm 1994, mỗi đội được phép thay người theo công thức “2+1”. Nghĩa là tối đa mỗi đội được phép thay tổng cộng 3 người mỗi trận trận trong trường hợp họ bất đắc dĩ phải thay thủ môn. Sang năm 1995, luật được điều chỉnh cho phép các đội được thay 3 người mỗi trận (khác với công thức “2+1” vừa kể, từ đây các đội có thể thay 3 người mỗi trận mà không cần tính đến yếu tố bắt đắc dĩ phải thay thủ môn).

Gần đây, luật cho phép sử dụng quyền thay người thứ 4 trong những giải đấu nhất định (bắt đầu từ việc các đội được thay người thứ 4 trong hiệp phụ ở EURO 2016). Và mới nhất, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các đội có thể thay tới 5 người mỗi trận.

Cột mốc liên quan Baggio

Trong trận Italia gặp Na Uy ở vòng bảng World Cup 1994, Roberto Baggio trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử World Cup bị HLV rút ra khỏi sân để nhường chỗ cho thủ thành dự bị vào bắt thay thủ môn chính do thủ môn chính bị truất quyền thi đấu. Baggio phải nhường chỗ cho thủ thành Luca Marchegiani sau khi Gianluca Pagliuca dính thẻ đỏ.

Siêu dự bị

Với việc chuyện thay người ngày càng phổ biến trong bóng đá, khái niệm siêu dự bị ra đời. Siêu dự bị là khái niệm để chỉ những cầu thủ dự bị ghi những bàn quan trọng sau khi vào sân. Có thể kể tới những siêu dự bị Ole Gunnar Solskjaer (M.U), Divock Origi (Liverpool), Oliver Bierhoff (Đức),…

XEM THÊM

Đại gia ganh tỵ khi Bayern 'sở hữu' giáo viên ngực bự giỏi yoga

Demi Rose khiến fan đỏ mặt khi dùng tay che vòng một căng mọng

SỰ KIỆN NÓNG TRONG NGÀY

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x