Ca sĩ Duy Khoa: ‘Bóng đá không đơn giản như chúng ta ngồi ở nhà, bật máy lạnh, xem ti vi’

Ca sĩ Duy Khoa được công chúng biết tới từ sau cuộc thi Sao Mai điểm hẹn 2008. Từ đó cho đến nay, Duy Khoa đã luôn để lại trong lòng những ai mến mộ anh hình ảnh về một nghệ sĩ đa năng, đa tài.
Ca sĩ Duy Khoa: ‘Bóng đá không đơn giản như chúng ta ngồi ở nhà, bật máy lạnh, xem ti vi’
Duy Khoa luôn làm trọn vẹn những lĩnh vực ngoài ca hát, như diễn viên, MC, kinh doanh và cả trong vai trò quản lý công ty truyền thông. 

Không chỉ dừng ở đa năng trong các lĩnh vực nghệ thuật, quản lý, với thể thao nói riêng, Duy Khoa từng là vận động viên cấp... trường ở nhiều môn, và đến hiện tại, hành trang đi tới bất cứ đâu của anh luôn là một đôi giày vải thích hợp để đá bóng, chạy bộ và tập thể hình. 

- Xin chào Duy Khoa, anh có thể liệt kê những môn thể thao mà anh đã và đang tập luyện không? Và với mỗi môn, anh có những kỉ niệm gì đáng nhớ?

Khoa có chơi bóng bàn, bóng rổ, bơi lội, thể hình, võ thuật. Hồi cấp 3 mình cũng trong đội tuyển bóng rổ của trường Việt Đức. Mình chỉ biết ít ít thôi, chứ hiện tại mình vẫn dành hết đam mê chơi thể thao dành cho bóng đá. 

Bóng rổ Khoa cũng không nhớ ngay ra được nhiều kỉ niệm. Chỉ nhớ chút chút về những lần gặp đối thủ kình địch của trường Việt Đức mình, là Hà Nội Amsterdam. Có lần thua cay đắng họ ở chung kết và đành ngậm ngùi làm kẻ về nhì, nhận huy chương bạc thôi. Ngoài ra thì có lần mình bị chấn thương. Sau một pha tranh chấp, Khoa bị gãy ngón tay út, rồi từ đó cũng ít chơi môn này hơn. 

Nói chung ngày xưa con trai chơi bóng rổ, tướng tá cao ráo thì mấy bạn gái thích lắm. Khoa chọn chơi bóng rổ phần vì mình thích, để rèn sức khỏe và nhất là được vào tuyển bóng rổ thì sẽ có nhiều bạn gái thích. 

Duy Khoa là người có năng khiếu về thể thao có thể chơi tốt bóng bàn, bóng đá và nhiều môn thể thao khác

Còn bóng bàn, Duy Khoa chơi từ hồi cấp 2, cũng từng thi đấu cấp trường. Giờ lâu rồi không chơi, có hôm chơi lại thì bị một em gái cho ăn no "hành". Kỉ niệm mình nhớ nhất với bóng bàn là có lần đi thi đấu, xui rủi thế nào gặp đúng một cậu bạn nghe nói là dân ăn tập bóng đá của thành phố Hà Nội. Tất nhiên trận đó mình thua te tua, nhưng nhớ là nhớ có một pha bóng đang đôi công, mình vung tay thật mạnh, vụt một cú quyết định để ăn điểm. 

Thế nào vợt lại vuột khỏi tay, bay thẳng nghe cái bốp phát ngay cạnh mặt thầy thể dục đang làm trọng tài ở bàn bên trái. Thầy giáo mặt cắt không còn giọt máu, mình cũng đứng hình run run. Mà đúng may, vợt bay vào tường cạnh thầy, chứ vào mặt thầy thì có mà lớp tuần tới được nghỉ mấy tiết thể dục. Xong pha đó mình gãi đầu gãi tai, cười trừ lại xin lỗi thầy rồi nhặt vợt về vụt tiếp. 

Còn nữa, ngày xưa Duy Khoa cũng có biết chút chút về điền kinh. Vì hồi cấp 2 mình hay thể dục thể thao nên thầy cũng chọn để đưa đi thi chạy. Thực sự thì mình tự thấy mình không phải là người có tố chất thể thao xuất chúng gì cả. Được cái tinh thần không bao giờ bỏ cuộc. Như thi chạy, thấy ai chạy trước là phải đuổi kịp cho bằng được, dù rất mệt rồi nhưng vẫn cố gắng. 

- Tại sao anh lại thích bóng đá nhất? 

Vì mình thấy bóng đá là môn dễ chơi. Chỉ cần một trái bóng là mọi người có thể chơi cùng nhau. Như ngày trước mình và mọi người chơi trên sân bê tông rồi đặt gạch lên làm gôn tôm. 

Với bóng đá, Duy Khoa có người đồng đội mình mến nhất là anh Đào Anh Đức, cựu cầu thủ futsal đội tuyển Việt Nam khoảng năm 2008. Anh Đức là người đã đưa mình đến gần hơn với bóng đá phong trào, rồi giúp anh xây dựng đội bóng phong trào của riêng anh là DK Team. 

Nói về anh Đức thì Khoa thấy anh ấy chơi như Zidane. Lối đá sáng tạo, mềm mại rồi kiến thiết. Mình cũng giống anh Đức ở tính cách điềm đạm trên sân, chơi thiên về nhãn quan chiến thuật. 

Ngoài ra thì Duy Khoa cũng hay tham gia với đội FC Ngôi sao, quy tụ nhiều cựu danh thủ như anh Hồng Sơn, anh Thạch Bảo Khanh, anh Đặng Phương Nam, anh Như Thuần, anh Minh Hiếu... Chơi bóng cùng các anh mình học hỏi được nhiều điều. Các anh cũng đều thuộc thế hệ Vàng bóng đá Việt Nam. 

- Việc tập luyện thể thao có giúp ích cho anh trong công việc ca sĩ không? Như kĩ thuật ém hơi trong ca hát rất quan trọng.

Đúng rồi. Duy Khoa chơi thể thao nhiều để có thêm sức khoẻ trên sân khấu. Vì mình vừa hát, nhảy rồi còn khuấy động sân khấu. Công việc của mình còn phải di chuyển xa, thức đêm nhiều. Vì thế mà tập thể thao, sẽ giúp mình có nền tảng sức khoẻ tốt, duy trì được tốt công việc. Thể thao rõ ràng sẽ mang tới nhiều lợi ích cho cuộc sống. Bản thân Khoa tập thể thao sẽ có hơi để hát tốt hơi, và còn để xả stress rất hiệu quả. 

- Công việc anh phải di chuyển nhiều, xa. Vậy có khi nào anh gặp khó trong việc duy trì lịch tập thể thao không? 

À, Duy Khoa là người đam mê chơi thể thao, nên đi đâu mình cũng xách theo đôi giày đá bóng. Đôi giày vải đơn giản, gọn, nhẹ, và vừa có thể dùng chạy bộ được nữa. Chơi bóng mình cũng không cần cứ phải quen người ta. Đi đến đâu Khoa luôn hỏi bạn bè có chỗ nào đá không, nếu nơi nào Khoa không hỏi được thì tự đi tìm chỗ chơi bóng, sân nào cũng được, miễn là có chơi bóng là tới, rồi hỏi xin vào chơi cùng thế thôi. 

Đây cũng là điều tuyệt vời của bóng đá, khi những người không quen biết ngay lập tức có thể chơi cùng nhau. Rồi khi người ta thấy mình đá tốt, họ cũng tạo điều kiện cho mình đá nhiều hơn. 

Duy Khoa cũng là một cầu thủ có lối chơi bóng đầu óc

- Từng có dịp được đá bóng cùng Duy Khoa, và nhận thấy trên sân anh thuộc mẫu chơi thiên về đầu óc hơn là cậy sức. Giữa hai yếu tố này, anh phân biệt như thế nào? 

Trong bóng đá thì Duy Khoa thấy tư duy rất quan trọng. Nhưng phần nhiều những cầu thủ dạng này lại không có sức mạnh xuất chúng. Mặt khác, khi không có sức mạnh tốt, cầu thủ buộc phải tư duy trên sân để thi đấu tốt cùng cả đội. Còn những cầu thủ khoẻ, họ thiên về dùng tố chất con người, như dùng tốc độ trội hơn, để vượt qua đối phương chẳng hạn.

Theo Khoa thấy thì hiếm có cầu thủ nào vừa có tốc độ, sức mạnh tốt, vừa tư duy tốt. Riêng có Ronaldo "béo", là cầu thủ vừa tốc độ, kĩ thuật lại chạy chỗ thông minh. Nhưng hiếm lắm, thường chia thành hai dạng, chơi đầu óc như Andrea Pirlo, Xabi Alonso, Xabi, Iniesta, hay kĩ thuật như Messi nữa. Còn lại thiên về thể lực, sức mạnh, điển hình nhất là Cristiano Ronaldo, mẫu này thường sẽ đóng vai trò dứt điểm, ghi bàn hoặc càn quét, nhiều hơn là kiến tạo lối chơi. 

Bản thân Khoa thích là cầu thủ có sức mạnh, tốc độ, nhưng dần dần khi thể lực không đảm bảo để thường xuyên bứt tốc, rướn người, mình phải chuyển dang chơi bằng đầu nhiều hơn, dưỡng sức cho cả trận. 

- Anh tập luyện thể thao nhiều như thế, vậy đã khi nào anh gặp phải chấn thương nặng chưa? Anh cũng từng đá bóng từ Bắc chí Nam, anh có thấy sự khác nhau về phong cách chơi không? 

Cũng may là mình chưa gặp nhiều vấn đề chấn thương. Thường thường mình chỉ bị đau do căng cơ, khớp sưng, nghỉ chừng 1 tuần, 10 ngày là khỏi. 
Mà Khoa đá bóng nhiều mới nhận ra điều, phong cách chơi bóng ở ngoài Bắc là quyết liệt. Ở trong Nam thì mọi người chơi rất fair-play, chơi để vui, hay nhường nhịn nhau. Ngoài Bắc dù cũng cho vui nhưng lăn xả, quyết liệt lắm. 

Quan điểm của mình thì phải chơi quyết liệt, chơi hết mình, nhưng là theo đúng luật, giữ tinh thần fair-play. Đá bóng thì mình không bao giờ chơi xấu. 
Mình không bao giờ tiểu xảo như cùi chỏ này kia. Nhưng mình luôn sẵn sàng theo bóng đến cùng, đẩy vai tranh chấp cướp lại bóng. Chơi bóng miễn là chơi đúng luật thì những pha bóng tranh chấp quyết liệt sẽ tạo nên sức hấp dẫn cho trận đấu, cuộc chơi.


- Với chủ đề của buổi trò chuyện là về SEA Games, nhắc đến kỳ đại hội này, anh nhớ ngay tới điều gì?

Duy Khoa nhớ tới khoảng thời gian tầm chục năm trước. Khi mà sau mỗi chiến thắng, sau mỗi khoảnh khắc tuyệt vời của đội nhà, mình được hòa vào dòng người hâm mộ đổ ra đường, cùng nhau hò reo ăn mừng. Những kỉ niệm về SEA Games, với riêng môn bóng đá, thực sự là những ngày được cùng bạn bè, cùng rất đông người hâm mộ đổ ra đường sau mỗi chiến thắng quan trọng của đội tuyển. 

Giờ thì mình cũng không còn trẻ như trước, không còn nhiều dịp như vậy nữa. Nhớ lại thì Khoa thực sự thích cái khoảng thời gian khi trước, đi xe máy cùng bạn bè, cùng những người không quen biết để mà ăn mừng chiến thắng của đội nhà. 

- Môn bóng đá nam ở SEA Games đã mang tới nhiều đắng cay hơn là vinh quang về giấc mơ Vàng. Với riêng Duy Khoa, anh có kỉ niệm buồn nhất? 

Đó là lứa cầu thủ đá SEA Games trên đất Singapore năm 2015, có Mạc Hồng Quân, Huy Hùng, Huy Toàn, Ngọc Hải... kết hợp với dàn tài năng đang lên của HAGL như Công Phượng, Văn Toàn. Đội hình được đặt dưới trướng HLV Toshiya Miura, dù thực dụng nhưng riêng mình thấy ông ấy cũng có nhiều nét hay về chiến thuật. Vì suy cho cùng bóng đá luôn phải hướng tới kết quả sau cùng tốt nhất có thể mà. 

Năm đó Duy Khoa thấy kỳ vọng vào lứa đó, khá đồng đều các tuyến. Nhưng thật tiếc là khi ai cũng tưởng U23 Việt Nam chắc chắn sẽ có mặt tại trận chung kết với đại kình địch Thái Lan rồi, rốt cuộc lại để thua bất ngờ 1-2 trước U23 Myanmar ở bán kết. 

Mình vẫn đánh giá điểm yếu của cầu thủ Việt Nam là thể lực. Bước vào một giải đấu, ngoài tâm lý dễ bị ngợp ra, cầu thủ mình cũng không bằng thể lực so với người ta để mà chạy tốt suốt 90 phút. Thường Khoa thấy cầu thủ Việt Nam đá tới tầm phút 75 là có dấu hiệu đuối rồi, hụt hơi trong các tình huống quyết định khoảng thời gian sau đó. 

- Kì SEA Games 29 hiện tại, anh có kỳ vọng gì vào U23 Việt Nam? 

Đợt này là kỳ SEA Games cuối cùng của lứa tài năng Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, rồi còn được bổ sung thêm một số cầu thủ U20 dự World Cup là Quang Hải, Văn Hậu, Đình Trọng. Quả thực mình thấy đây là sự kết hợp tốt giữa hai lứa, một lứa cầu thủ đã từng thi đấu chung với nhau nhiều, lứa còn lại có sự quyết tâm, và nhất là ở chỗ của Quang Hải, cầu thủ luôn có thể tạo đột biến. 

Duy Khoa hi vọng U23 Việt Nam đợt này ít nhất là sẽ vào tới trận chung kết. Tất nhiên lần nào bóng đá Việt Nam đi cũng nhiều hứa hẹn, thế nhưng nhìn lại giải thì rõ ràng mình cũng đang ở một bảng đấu tương đối khó. Với lại bóng đá cũng không đơn giản như chúng ta ngồi ở nhà, bật máy lạnh xem tivi. Có rất nhiều vấn đề xung quanh cầu thủ, ngoài chuyện ăn uống, khí hậu, rất nhiều thứ làm quen, vượt qua để có phong độ tốt. 

Duy Khoa cũng xin gửi lời chúc tới U23 Việt Nam, sẽ vào được trận đấu cuối cùng của kỳ SEA Games 29 này. 

- Trong những chia sẻ trước, Duy Khoa đã nhắc tới futsal, một môn thể thao đang trong giai đoạn thành công rực rỡ. Tuy nhiên, futsal lại chưa thực sự phát triển rộng khắp ở Việt Nam mà chỉ vỏn vẹn ở TP.HCM, Duy Khoa suy nghĩ gì về điều này? 

Mình thấy futsal là môn phù hợp với thể chất người Việt Nam mình đấy chứ. Khoa nghĩ cần đầu tư phát triển nhiều hơn cho futsal, hơn là với sân 11. Vì nói gì nói chứ bóng đá 11 người về thể hình, thể lực, mình cạnh tranh trong Đông Nam Á thôi cũng rất mệt rồi, châu Á càng khó, chứ đừng nói tới vươn ra thế giới. 

Duy Khoa ủng hộ cần chú trọng hơn tới futsal. Hiện tại futsal chưa có nhiều người chơi, chỉ tập trung ở TP.HCM thôi. Nếu mà Liên đoàn quan tâm hơn, tổ chức quy củ nhiều hơn các giải phong trào futsal, thì mình nghĩ chắc chắn sẽ phát triển tốt hơn nữa. 

Bởi Khoa cũng để ý nguồn cầu thủ futsal từ miền Bắc, miền Trung vào Nam để đá futsal, cũng đã phát huy được nhiều tố chất hay. Nói chung là Khoa thấy hướng đi dành cho futsal sẽ phù hợp với thể chất của người Việt Nam. 


- Như vậy, quan điểm của Duy Khoa là cần tập trung với những môn thể thao phù hợp với tố chất của người Việt Nam?

Đúng. Duy Khoa ủng hộ quan điểm, Việt Nam mình cần chú trọng đầu tư vào những môn phù hợp với thể chất của người Việt, những môn không phải đối kháng trực tiếp, những môn ưu tiên sự khéo léo. Như vài môn đánh qua lưới, bóng bàn, cầu lông,... có thể vươn tầm đến đẳng cấp quốc tế. 

Với riêng bóng bàn mà Duy Khoa từng chơi, mình thấy môn này có nhiều nét tương đồng giữa Việt Nam với Trung Quốc, quốc gia thống trị bóng bàn thế giới. Vận động viên của họ với mình cũng nhỏ con, khéo léo. Và nếu được đầu tư phát triển đúng hướng, Việt Nam hoàn toàn có khả năng tranh chấp huy chương tầm châu lục, thế giới. 

Ngoài ra còn những môn như bắn súng, bắn cung,... không phải môn đối kháng trực tiếp, mà hoàn toàn là dựa vào chính bản thân mình, dựa vào bản lĩnh, kĩ chiến thuật cá nhân và nói cách khác là chủ yếu chiến đấu với chính bản thân mình. 

Còn các môn võ thì có các nội dung trình diễn, những hạng cân phù hợp với thể chất mà mình đủ khả năng cạnh tranh, như các hạng dưới 60, 50kg. Về võ thì Việt Nam cũng có truyền thống võ học nên hoàn toàn có thể đặt ra những mũi nhọn, cạnh tranh huy chương. 

- Nói qua một chút về võ thuật, anh quan điểm như thế nào về rèn luyện võ nói chung?

Duy Khoa nghĩ là môn võ nào cũng điểm mạnh, điểm đáng để mình học hỏi. Quan trọng nhất là người học, tìm ra được những điều tốt đẹp sâu xa trong võ thuật, để mà ứng dụng vào cuộc sống. Tất nhiên không môn võ nào hoàn hảo cả, mình cần kết hợp nhiều môn khác nhau để tiệm cận sự hoàn hảo. Còn về thi đấu thì nên theo một luật cụ thể, được quy định trước. 

Bản thân Duy Khoa hồi cấp ba, từng tập võ cổ truyền ở võ đường của trường - Thiếu Lâm Hồng Gia. Lúc thi đấu thì theo luật pencak-silat, do hồi đó phong trào môn này rất mạnh. Mình không nhớ rõ lắm thời gian, hình như lúc đó là Việt Nam đang thống trị môn này ở SEA Games. 

Nói thêm thì Duy Khoa cũng từng chia sẻ trên trang cá nhân. Mình nêu bật hai nguyên tắc trong thi đấu và thực chiến. Một, thi đấu thể thao đều phải cùng hạng cân. Hai, nếu có thực chiến, nhắm "ăn" được đối thủ hãy đánh, còn không thì bỏ qua... cho họ đi. 

Khoa cũng có nhiều kỉ niệm với môn võ. Như thời mình mới tập được 3 năm, mình hăng hái đi thi thố này kia. Khoa tự tin lắm vì trận đó mình gặp phải anh bạn bình thường rất ngây ngô, ba ngơ, tỏ ý xem thường. Cuối cùng, mình bị đánh cho sấp mặt. Cay đắng cho bài học đầu tiên trong đời, chủ quan khinh địch không bao giờ có kết cục đẹp. 

Rồi còn lần thi đấu khác, Khoa đánh với một bạn tên Trung. Mà lần đó có giáp ngực, bảo vệ hạ bộ nhưng không có mũ bảo hiểm. Rồi trong một pha, mình tung cú đạp thẳng vào ngực, cậu Trung cũng quét trụ nhưng mình nhanh hơn. Cậu ấy lãnh nguyên cú đạp với sức rướn rất mạnh, ngã ngửa phía sau rồi đập gáy xuống nền lát đá hoa, co giật, sùi bọt mép. Nhìn cảnh ấy mình mặt cắt không còn giọt máu. 


Rất may các thầy, sư phụ kịp sơ cứu, bấm huyết và cậu Trung tỉnh lại rồi đi cấp cứu bệnh viên. Sau lần đó, mình bị sốc và tự nhiên sợ cảm giác đánh võ làm người khác đau. Nói chung thì mình quan điểm, đánh nhau là vi phạm phát luật, nên kiềm chế, đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên thôi. Cái gì bỏ qua được thì bỏ qua chứ hậu quả không ai lường trước được. 

- Về sự nghiệp ca hát, Duy Khoa nổi lên từ Sao Mai điểm hẹn 2008, nhưng hình như từ đó đến nay, sắp tròn chục năm, Duy Khoa có vẻ như vẫn chưa thực sự bứt lên thành một ngôi sao của giới showbiz? 

Thực ra nói về cuộc sống, nghề nghiệp, Duy Khoa quan niệm là làm sao để mình cảm thấy thỏa mái, hạnh phúc. Khoa không quá nặng nề chuyện bon chen, phải nổi tiếng. Ngoài công việc, mình cũng phải dành thời gian cho gia đình, cho các sở thích cá nhân là đi du lịch, chơi thể thao,... Chính vì vậy mình cũng không nghĩ nhiều đến việc cần phải bứt phá. 

Mỗi người có một quan điểm sống riêng. Duy Khoa cảm thấy hạnh phúc, sự bình yên trong cuộc sống là điều đáng quý nhất. Mình làm sao để mọi thứ được cân bằng, vẫn đi làm, vẫn cống hiến cho xã hội mà vẫn thỏa mãn được những cái đam mê cá nhân. Làm sao để chính mình cảm thấy hài lòng nhất là được rồi. Tất cả chúng ta ai cũng phấn đấu trong cuộc sống cũng vì để có hạnh phúc và bình an thôi mà. 

- Cảm ơn ca sĩ Duy Khoa với cuộc trò chuyện nhiều điều thú vị này.
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Bảng tổng sắp
huy chương SEA Games 2023
Stt
Đoàn TT
Tổng
1
Việt Nam
136
105
118
359
2
Thái Lan
108
96
108
312
3
Indonesia
87
80
109
276
4
Campuchia
81
74
127
282
5
Philippines
58
85
117
260
6
Singapore
51
43
64
158
7
Malaysia
34
45
96
175
8
Myanmar
21
25
68
114
9
Lào
6
22
60
88
10
Brunei
2
1
6
9
11
Timor-Leste
0
0
4
4
Đừng bỏ lỡ
  • Thư SEA Games: Giọt nước mắt của Phương Giang
    20-08-2017 14:03
    Thư SEA Games: Giọt nước mắt của Phương Giang

    Với 2 HCV giành được vào sáng nay, môn wushu đã mở hàng rất thành công cho đoàn thể thao Việt Nam ngay sau lễ khai mạc SEA Games 29.

    20-08-2017 14:03
  • Ca sĩ Phạm Anh Khoa: Tôi chờ đợi Công Phượng tỏa sáng
    18-08-2017 08:00
    Ca sĩ Phạm Anh Khoa: Tôi chờ đợi Công Phượng tỏa sáng

    Chàng ca sĩ nhạc rock tin rằng U22 Việt Nam đang có một lứa cầu thủ đồng đều và những nhân tố sáng tạo như Xuân Trường, Công Phượng… sẽ có vai trò quan trọng để đội nhà thực hiện giấc mơ đoạt tấm HCV.

    18-08-2017 08:00
  • Diễn viên Nguyễn Lê Việt Anh: Tôi giống Phan Hải ở một điểm…
    16-08-2017 08:02
    Diễn viên Nguyễn Lê Việt Anh: Tôi giống Phan Hải ở một điểm…

    Nguyễn Lê Việt Anh là một chàng trai dễ mến và đặc biệt chín chắn, khác hẳn với hình tượng những thiếu gia nông nổi và cư xử bản năng đã làm nên tên tuổi của anh trên màn ảnh nhỏ.

    16-08-2017 08:02
  • U22 Việt Nam & Giấc mơ tuổi 18
    15-08-2017 18:42
    U22 Việt Nam & Giấc mơ tuổi 18

    U22 Việt Nam đã bắt đầu hành trình tìm kiếm giấc mơ vàng SEA Games. Giấc mơ ấy khởi đầu thuận lợi bằng giấc mơ khác của một tuyển thủ mới 18 tuổi, hậu vệ Đoàn Văn Hậu. Với nhiều người, Hậu là cái tên vô danh, nhưng sau trận đấu hôm nay, cầu thủ này đã có cho mình một giấc mơ, một sự khẳng định cho hành trình gia nhập ngôi nhà của những ngôi sao.

    15-08-2017 18:42
  • Ca sỹ Tuấn Hưng: "Thày trò Hữu Thắng có thể làm nên khoảnh khắc diệu kỳ"
    14-08-2017 07:47
    Ca sỹ Tuấn Hưng: "Thày trò Hữu Thắng có thể làm nên khoảnh khắc diệu kỳ"

    Trong cuộc trả lời phỏng vấn Bongdaplus.vn, nhân vật đầu tiên của chuyên mục SEA Games với người nổi tiếng là ca sỹ Tuấn Hưng không ngần ngại bộc lộ những suy nghĩ về SEA Games, về ĐT Việt Nam mà còn chia sẻ về cuộc sống, sân cỏ, gia đình, triết lý sống và nhiều điều thú vị khác. Một Tuấn Hưng rất khác, gần gũi hơn, và đời hơn.

    14-08-2017 07:47
  • Mỹ nhân trưởng đoàn U22 Thái Lan gây sốt nhờ ngoại hình
    13-08-2017 15:59
    Mỹ nhân trưởng đoàn U22 Thái Lan gây sốt nhờ ngoại hình

    Watanya Wongopasi là trưởng đoàn của U22 Thái Lan tại SEA Games 29. Trong buổi họp báo trưa 13/8, “mỹ nhân” Thái đã khiến giới truyền thông phải phát sốt.

    13-08-2017 15:59
  • Lê Thanh Tùng, át chủ bài của TDDC Việt Nam
    02-08-2017 18:53
    Lê Thanh Tùng, át chủ bài của TDDC Việt Nam

    Tháng 5 vừa qua ở giải vô địch TDDC châu Á 2017 diễn ra tại Thái Lan, cái tên Lê Thanh Tùng đã khiến cho giới chuyên môn phải ngỡ ngàng khi vượt qua một loạt hảo thủ của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… để trở thành nhà vô địch nội dung nhảy ngựa (hay còn gọi là nhảy chống) của châu lục.

    02-08-2017 18:53
  • Nguyễn Hữu Kim Sơn, "sao mai" của bơi Việt Nam tại SEA Games
    31-07-2017 19:48
    Nguyễn Hữu Kim Sơn, "sao mai" của bơi Việt Nam tại SEA Games

    Với thành tích vượt kỷ lục SEA Games và kỷ lục quốc gia ở nội dung 1.500m tự do tại giải vô địch thế giới năm 2017, Nguyễn Hữu Kim Sơn đang hứa hẹn có thể gây bất ngờ ở SEA Games 29.

    31-07-2017 19:48
  • Lê Tú Chinh, ngôi sao mới của điền kinh Việt Nam
    29-07-2017 18:25
    Lê Tú Chinh, ngôi sao mới của điền kinh Việt Nam

    Nổi lên từ giải điền kinh VĐQG 2016, nhưng phải đến tháng 6 năm nay ở giải điền kinh Thái Lan mở rộng, Lê Tú Chinh mới nổi lên như một ngôi sao mới, hay đúng hơn là một nữ hoàng tốc độ mới của khu vực Đông Nam Á.

    29-07-2017 18:25
  • 3 ngôi sao của thể thao Việt Nam tại SEA Games 29
    27-07-2017 19:02
    3 ngôi sao của thể thao Việt Nam tại SEA Games 29

    Đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 29 với hơn 450 VĐV của 32 đội tuyển, đây đều là những niềm hy vọng của thể thao nước nhà. Tuy nhiên, theo dự đoán của báo Bóng Đá, 3 gương mặt dưới đây tiếp tục sẽ là những ngôi sao sáng tại đại hội.

    27-07-2017 19:02
x