Chúc mừng 'Grand Slam thứ 5' tròn 50 tuổi

Lâm Phong
09:15 ngày 16-11-2020
Hôm qua (15/11), giải đấu được coi là “Grand Slam thứ 5” của làng tennis, ATP Finals đã chính thức khởi tranh. ATP Finals 2020 cũng đánh dấu tròn 50 năm giải đấu này ra đời. Cùng để dòng chảy lịch sử trôi ngược về những ngày sơ khai.
Chúc mừng 'Grand Slam thứ 5' tròn 50 tuổi

Tại sao ATP Finals ra đời

ATP Finals là giải đấu danh giá thứ 2 trong năm của làng banh nỉ (chỉ kém danh tiếng so với 4 Grand Slam), diễn ra vào tháng 11 hàng năm, với thành phần tham dự là 8 tay vợt dẫn đầu BXH đơn và đôi của ATP. Một tuần tranh tài của toàn những cặp đấu lớn nhất làng banh nỉ sẽ như lễ tổng kết năm của các tay vợt cũng như NHM tennis.

Chất lượng chuyên môn cao và mức độ danh giá của ATP Finals mang tới cho giải đấu ra đời năm 1970 này tên gọi “Grand Slam thứ 5” của làng banh nỉ. Nhân sự kiện ATP Finals tròn 50 tuổi, chúng ta cùng gửi lời biết ơn tới huyền thoại Jack Kramer, nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử thời mở cửa của tennis.

Jack Kramer là cựu tay vợt số 1 thế giới. Sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu, Kramer hoạt động trên tư cách một nhà tổ chức sự kiện. Vào giai đoạn trước năm 1970, làng tennis hoạt động theo mô hình “nước chảy chỗ trũng”: Tay vợt lớn sẽ kiếm được rất nhiều tiền, nhưng các tay vợt tầm thường thì gặp khó khăn trong việc duy trì đam mê.

Xuất phát từ sự trăn trở này, Jack Kramer đã quyết định tạo ra một hệ thống các sân chơi để làng tennis đoàn kết, mở rộng cơ hội cho cả những tay vợt chưa có nhiều danh tiếng. Năm 1969, Kramer ngồi cùng Philippe Chatrier (sau này là PCT Liên đoàn quần vợt Pháp) và Donald Dell (người đại diện đầu tiên của lịch sử tennis) để cùng nói về tương lai của làng banh nỉ. Từ buổi nói chuyện đó, 3 nhân vật rất có tầm ảnh hưởng này quyết định cho ra đời một giải đấu với quy mô nhỏ.

Bằng tài năng và tầm ảnh hưởng của mình, Kramer đã thuyết phục BBC mua bản quyền phát sóng giải đấu và mời hãng nước ngọt Pepsi-Cola trở thành nhà tài trợ. Như vậy, Nitto ATP Finals mà chúng ta biết ngày hôm nay ban đầu chỉ có 6 người tham dự, với cái tên Pepsi-Cola Masters.

Những hình ảnh của lần đầu tiên ATP Finals được tổ chức do nhiếp ảnh gia Eiichi Kawatei ghi lại

Những va vấp đầu tiên

Giải ATP Finals đầu tiên diễn ra ở Tokyo, Nhật Bản. Cho dù nhận được sự đồng thuận của nhiều đồng nghiệp, nhưng lần đầu tiên giải đấu diễn ra vẫn đong đầy những kỷ niệm không thể nào quên với Kramer và Stan Smith (nhà vô địch đầu tiên trong lịch sử của giải đấu này).

Theo lời kể của Stan Smith, khó khăn xuất hiện ngay từ ngày đầu tiên khi tay vợt Cliff Richey tới Nhật chuẩn bị cho giải đấu. Tuy nhiên, Richey cảm thấy vô cùng mệt mỏi và thậm chí còn bị nghi ngờ mắc bệnh viêm gan. Ông buộc phải trở lại Mỹ khiến BTC phải cuống cuồng tìm người thay thế. May mắn thay họ đã tìm được vào phút chót.

Trong ký ức của Stan Smith, trận đấu đầu tiên bất ngờ kéo khoảng 10.000 khán giả tới sân. Tuy nhiên, do sân đấu không có hệ thống sưởi nên “nhiều CĐV than rằng họ như phải ngồi trong tủ lạnh” (lời Smith). vì vậy BTC phải mang chăn tới cho một số CĐV không chịu nổi cái lạnh.

Trong phòng thay đồ chỉ có một chiếc đèn mờ mờ ảo ảo và một chiếc máy sưởi chạy bằng ga. Chỉ có người chuẩn bị thi đấu mới được sử dụng máy sưởi để các cơ bắp không bị co rút do lạnh. Sau một vài trận đấu, sân đấu nơi giải đấu diễn ra thậm chí còn bị hỏng. 2 tay vợt phải chờ 20 phút dưới cái lạnh cắt da của tháng 12 để BTC sửa lại mặt sân.

Ở lần đầu tiên giải đấu được tổ chức, phần thưởng cho nhà vô địch chỉ là 15.000 USD – dù đã là một món tiền khổng lồ vào thời điểm đó, nhưng dĩ nhiên là không thể so sánh với mức thưởng lên tới 1,5 triệu USD vào thời điểm hiện tại. Phải tới năm 1972, ATP Finals mới nâng từ 6 tay vợt tham dự lên thành 8 tay vợt và giữ cho tới tận ngày hôm nay. 

Vượt qua những khó khăn của giai đoạn sơ khai, ATP Finals nay đã trở thành món đặc sản cuối năm của NHM quần vợt thế giới. Huyền thoại, nhà sáng lập Jack Kramer đã qua đời 11 năm trước, nhưng nhà vô địch đầu tiên, nhân chứng lịch sử Stan Smith thì vẫn đang dõi theo ngày hội lớn này mỗi năm. 

Toàn cảnh về ATP Finals 2020 
Giải năm nay vẫn theo thể thức cũ gồm 8 tay vợt chia làm hai bảng. Để kỷ niệm 50 năm ngày ra đời giải, ATP đã đặt tên hai bảng là Tokyo 1970 với sự góp mặt của Novak Djokovic, Daniil Medvedev, Alexander Zverev và Diego Schwartzman. Bảng còn lại được đặt tên là London 2020 gồm Rafael Nadal, Diminic Thiem, Stefanos Tsitsipas và Andrey Rublev. Đương kim vô địch của giải là Tsitsipas khi tay vợt này đánh bại Thiem ở trận chung kết 2019. Tuy nhiên, vì dịch Covid-19 nên quỹ giải thưởng năm nay sẽ giảm 36,67%, từ 9 triệu usd xuống 5,7 triệu usd. 

Djokovic bình thản, Nadal “lên gân” 
Trả lời trang chủ ATP, Djokovic cho biết anh bước vào giải đấu lớn cuối cùng trong năm với tâm lý thả lỏng, không có bất kỳ áp lực nào. “Tôi luôn muốn chiến thắng mọi trận đấu nhưng thời điểm này, tôi không gặp sức ép phải vô địch hay tạo ra điều gì đó lớn lao. Tôi tới London để tận hưởng tennis”. Trong khi đó, Nadal hạ quyết tâm lần đầu đăng quang trên mặt sân đất cứng tại nhà thi đấu O2 ở London. “Tôi chưa từng trải qua cảm giác đăng quang ở sân đấu này. Bộ sưu tập của tôi còn thiếu danh hiệu này”, Nadal chia sẻ.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU

    Cơn khô hạn bàn thắng của Rasmus Hojlund đã được giải tỏa với pha lập công vào lưới Sheffield United. Nếu MU biết cách "chăm sóc" cho chân sút người Đan Mạch tốt hơn thời gian qua, có lẽ mọi chuyện đã khác.

  • Hà Đức Chinh: Tiền đạo U23 Việt Nam cũng cần phòng ngự trước Iraq U23 Việt Nam: Bắt đầu phòng ngự từ các tiền đạo

    U23 Iraq là một đối thủ mạnh, dù là 6 năm trước hay hiện tại, với U23 Việt Nam. Khi bước vào sân lúc bấy giờ, tôi nhận cả nhiệm vụ phòng ngự. Tôi nghĩ, những cầu thủ cùng vị trí trong đội hình U23 Việt Nam hiện tại cũng sẽ được thầy Tuấn giao trọng trách như thế.

  • Lê Nguyên Hoàng: Trung vệ hay nhất của U23 Việt Nam Trung vệ 19 tuổi, cao 1m76 đang gây sốt của U23 Việt Nam là ai?

    Dù mới 19 tuổi nhưng Lê Nguyên Hoàng đang được xem là trung vệ quan trọng bậc nhất trong đội hình của U23 Việt Nam ở VCK U23 châu Á 2024. Màn trình diễn ấn tượng của cầu thủ gốc Nghệ An được giới chuyên môn đánh giá cao, đưa ra những nhận xét “có cánh” đầy tích cực.

  • Góc nhìn: 50% tấm vé Olympic của HLV Hoàng Anh Tuấn 50% tấm vé tới Paris của HLV Hoàng Anh Tuấn

    Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã có 50% tấm vé tới Olympic Paris 2024. Phía trước là U23 Iraq đầy tham vọng nhưng U23 Việt Nam cũng đã sẵn sàng làm nên bất ngờ.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x