Roger Federer & bí mật về người thầy Peter Carter: Khi người đàn ông khóc

Hoành Bồ
09:05 ngày 04-08-2022
Roger Federer hiểu rằng điểm yếu của mình là không giỏi che giấu cảm xúc. Anh đã cố gắng kìm nén trong hầu hết mọi hoàn cảnh. Nhưng với người thầy vĩ đại Peter Carter thì không.
Roger Federer & bí mật về người thầy Peter Carter: Khi người đàn ông khóc

Người nâng cánh chim bay

“Robert này, tôi phải nói với ông một chuyện. Tôi đã gặp một thằng nhóc rất cừ, nó đầy triển vọng trong tương lai. Ông hiểu ý tôi chứ, chính Roger nhà ông đấy” - đó chính là nội dung cuộc điện thoại đã thay đổi cuộc đời của tay vợt vĩ đại Roger Federer. Bạn biết ai đã gọi cho ông Robert Federer không? Đáp án là Peter Carter!

Federer đến với quần vợt khá sớm, khi mới 8 tuổi. Anh tham gia CLB quần vợt Old Boys, nơi mẹ anh là một thành viên. Và cũng tại đây, may mắn đưa Roger gặp một người mà sau này đã trở thành cái tên có ảnh hưởng lớn bậc nhất trong sự nghiệp của “Tàu tốc hành” - Peter Carter.

Khi ấy, Roger chỉ khoảng lên 9, 10 tuổi. Cậu bé vẫn còn đang tập luyện song song giữa tennis và bóng đá. Ở châu Âu, bóng đá là một nghề có địa vị và kiếm ra tiền. Phải đến năm 12 tuổi, dưới sự tư vấn của người thầy vĩ đại, Federer mới thực sự chuyên tâm vào môn tennis. 

Sự nghiệp tennis của Peter Carter không mấy nổi bật. Nhưng đổi lại ông có con mắt nhìn người chuẩn xác, và khi qua đời ở tuổi 37 vào năm 2002, Carter đã tạo ra bước ngoặt để thế giới tennis được chứng kiến một trong những tay vợt vĩ đại nhất mọi thời đại thi đấu (nếu không muốn nói là vĩ đại nhất).

Roger Federer hiểu rõ điểm yếu của bản thân. Anh có những cú trái một tay trở thành biểu tượng mọi thời đại, nhưng đồng thời cũng trở nên dễ mất kiểm soát về mặt lý trí và cảm xúc.

Bà Lynette - mẹ của Roger Federer, đều thừa nhận rằng gia đình nhà Federer ai cũng “mau nước mắt”, dễ khóc và có thể khóc một cách ngon lành như một đứa trẻ. Năm 2003, sau khi vô địch Wimbledon lần đầu tiên nhờ chiến thắng 3-0 trước Mark Philippoussis, Federer bật khóc. Hình ảnh một chàng trai 22 tuổi 2 tay nắm chắc và nâng cao chiếc cúp, nhưng khóc ngất đến nỗi không mở được mắt, đến nay vẫn là khoảnh khắc kinh điển.

Sự kiện chấn động của “Tàu tốc hành”

Ngày hôm sau, hình ảnh Federer khóc trong thời khắc nâng cúp chiếm lấy toàn bộ các phương tiện truyền thông đại chúng. Tay vợt người Thụy Sỹ hiểu rằng, dù đã đăng quang nhưng hình ảnh ấy đâu đẹp đẽ gì cho cam. Vậy là từ đó về sau, Roger cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình. Nhưng khốn nỗi, cứ mỗi lần đoạt một danh hiệu hay trải qua một thời khắc khó khăn, Federer lại nghĩ về Carter, và thế là anh lại khóc.

Roger Federer đến với tennis nhờ con đường của cha mẹ, nhưng người dẫn lối để anh tiến đến thành công, đó chính là Peter Carter. Thời niên thiếu, hiếm có buổi tập nào Federer không đập gãy vợt. Cha mẹ của “Tàu tốc hành” - ông Robert và bà Lynette cảm thấy xấu hổ với đứa con trai tính khí nóng nảy và bốc đồng này. Họ thậm chí chẳng thèm nói chuyện với anh những lần Roger làm sai.

Nhưng Carter lại dành cho Federer sự kiên nhẫn đáng kinh ngạc. Người thầy đến từ Australia này dành thời gian trò chuyện với Roger nhiều hơn cả cha mẹ cậu. Chính Carter đã giúp Federer hiểu rằng, các vấn đề tâm lý trong một trận đấu và thái độ lịch thiệp và nhã nhặn trên sân đôi khi còn quan trọng hơn kết quả thắng thua.

Khốn khổ thay, bi kịch ập đến với Peter Carter. Ngày 1/8/2002, Peter và vợ ông - Sylvia, đang cùng nhau hưởng tuần trăng mật muộn ở Kruger, Nam Phi. Chiếc xe chở cựu tay vợt người Australia khi đang sang đường đã va chạm một cú trực diện với một chiếc xe tải. Cú va chạm đã khiến người thầy đầu tiên của Federer ra đi mãi mãi.

Đó là thời khắc tồi tệ bậc nhất trong cuộc đời, Federer sau này hồi tưởng. Thời điểm ấy, “Tàu tốc hành” đang có chuyến du lịch Bắc Mỹ. Khi nhận tin dữ từ HLV Peter Lundgren về cái chết của Peter Carter, Federer trở nên hoảng loạn đến mức mất kiểm soát. 

Trong cơn cuồng loạn và đau khổ, Federer chạy dọc những con phố ở Toronto (Canada), với những dòng lệ dài hai bên khóe mắt. Federer khóc như thể chẳng còn có ngày mai, bởi lẽ một phần thế giới trong anh đã sụp đổ. Federer thừa nhận: “Peter là người vô cùng quan trọng trong cuộc đời tôi, một nhân vật có khả năng truyền cảm hứng. Anh ấy dạy tôi biết tôn trọng con người. Tôi không bao giờ có thể gửi lời cảm ơn đủ nhiều đến anh ấy”.

Tại sao Federer không chọn Carter?

Peter Carter đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn niên thiếu của Roger Federer. Tuy vậy, khi bước vào sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp, “Tàu tốc hành” lại không chọn Carter làm HLV của mình, mà thay vào đó là Peter Lundgren. Lý do bởi sự nghiệp tennis của Carter quá khiêm tốn. Lần đi xa nhất tại một giải Grand Slam của cố tay vợt người Australia, đó là vòng 2 Úc mở rộng vào các năm 1985 và 1988. Trong khi đó, ở Wimbledon, Pháp hay Mỹ mở rộng, Carter đều chỉ dừng chân ở vòng 1 trong những lần mình tham dự. Trong toàn bộ sự nghiệp đỉnh cao, Peter Carter chỉ giành được 1 danh hiệu.

Carter đã giúp Federer không bỏ tennis

Thời điểm theo học, tập luyện tại Trung tâm huấn luyện quốc gia Lausanne năm 1994 có lẽ khó khăn nhất với Roger Federer. Anh phải rời xa gia đình, đến một nơi thực sự xa lạ. Vốn là người Thụy Sỹ gốc Đức nên Federer trở nên vô cùng cô độc. Khi ấy, trung tâm lại ở khu vực gần biên giới Thụy Sỹ và Pháp, và bạn bè đồng trang lứa đều nói tiếng Pháp, trong khi một mình Federer nói tiếng Đức. Khi ấy, Peter Carter đã dành cho hậu bối người Thụy Sỹ những lời tư vấn, những cuộc trò chuyện thực sự thay đổi cuộc đời Federer.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU Hojlund có toàn đồng đội xấu tại MU

    Cơn khô hạn bàn thắng của Rasmus Hojlund đã được giải tỏa với pha lập công vào lưới Sheffield United. Nếu MU biết cách "chăm sóc" cho chân sút người Đan Mạch tốt hơn thời gian qua, có lẽ mọi chuyện đã khác.

  • Hà Đức Chinh: Tiền đạo U23 Việt Nam cũng cần phòng ngự trước Iraq U23 Việt Nam: Bắt đầu phòng ngự từ các tiền đạo

    U23 Iraq là một đối thủ mạnh, dù là 6 năm trước hay hiện tại, với U23 Việt Nam. Khi bước vào sân lúc bấy giờ, tôi nhận cả nhiệm vụ phòng ngự. Tôi nghĩ, những cầu thủ cùng vị trí trong đội hình U23 Việt Nam hiện tại cũng sẽ được thầy Tuấn giao trọng trách như thế.

  • Lê Nguyên Hoàng: Trung vệ hay nhất của U23 Việt Nam Trung vệ 19 tuổi, cao 1m76 đang gây sốt của U23 Việt Nam là ai?

    Dù mới 19 tuổi nhưng Lê Nguyên Hoàng đang được xem là trung vệ quan trọng bậc nhất trong đội hình của U23 Việt Nam ở VCK U23 châu Á 2024. Màn trình diễn ấn tượng của cầu thủ gốc Nghệ An được giới chuyên môn đánh giá cao, đưa ra những nhận xét “có cánh” đầy tích cực.

  • Góc nhìn: 50% tấm vé Olympic của HLV Hoàng Anh Tuấn 50% tấm vé tới Paris của HLV Hoàng Anh Tuấn

    Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã có 50% tấm vé tới Olympic Paris 2024. Phía trước là U23 Iraq đầy tham vọng nhưng U23 Việt Nam cũng đã sẵn sàng làm nên bất ngờ.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x